Chế độ kế toán về tài sản cố định năm 2024

Hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình? – Quỳnh Lam (Thừa Thiên Huế).

Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình. Cụ thể như sau:

1. Quy định chung về chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình

1.1. Ý nghĩa của chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình, gồm: Tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Chế độ kế toán về tài sản cố định năm 2024
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Áp dụng chuẩn mực cho kế toán tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định vô hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tài sản cố định vô hình.

1.3. Xác định tài sản cố định vô hình được hạch toán theo chuẩn mực tài sản cố định vô hình

Một số tài sản cố định vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. Ví dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trong đĩa compact), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế).

Để quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toán theo quy định của chuẩn mực tài sản cố định hữu hình hay chuẩn mực tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quan trọng. Ví dụ phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng của máy đó để máy có thể hoạt động được, thì phần mềm này là một bộ phận của máy và nó được coi là một bộ phận của tài sản cố định hữu hình.

Trường hợp phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan thì phần mềm đó là một tài sản cố định vô hình.

1.4. Phạm vi áp dụng chuẩn mực số 04

Chuẩn mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảng cáo, đào tạo nhân viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển khai. Các hoạt động nghiên cứu và triển khai hướng tới việc phát triển tri thức, có thể tạo thành một tài sản thuộc dạng vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng yếu tố vật chất chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức ẩn chứa trong tài sản đó.

1.5. Kế toán tài sản cố định vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực số 04

Tài sản cố định vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, bên thuê phải kế toán tài sản cố định vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực này. Các quyền trong hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình thu băng video, tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vi của chuẩn mực số 04.

1.6. Các thuật ngữ trong chuẩn mực

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

- Tài sản: Là một nguồn lực:

+ Doanh nghiệp kiểm soát được; và

+ Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.

- Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.

- Nghiên cứu: Là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.

- Triển khai: Là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vào một kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cách cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, các quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới.

- Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

- Khấu hao: Là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

- Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của tài sản cố định vô hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

- Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà tài sản cố định vô hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:

+ Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vô hình; hoặc

+ Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.

- Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.

- Giá trị còn lại: Là nguyên giá của tài sản cố định vô hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó.

- Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

- Thị trường hoạt động: Là thị trường thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau:

+ Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng;

+ Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào;

+ Giá cả được công khai.

Ngoài ra, theo quy định tại Mục II Thông tư 161/2007/TT-BTC, nội dung phản ánh và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem hướng dẫn