Chính sách tài khoá thắt chặt là gì năm 2024

Để nền kinh tế thị trường tăng trưởng và phát triển ổn định cũng như tránh rơi vào suy thoái hay tăng trưởng quá nóng, chính phủ sẽ cần có những công cụ và chính sách tài khóa để điều tiết các hoạt động kinh tế. Vậy chính sách tài khóa là gì? Tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu, và nắm rõ cơ chế của chính sách này để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phù hợp với định hướng vĩ mô của nhà nước, gia tăng hiệu quả đầu tư.

1. Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là chính sách kinh tế vĩ mô được Chính phủ thực hiện để đạt được các mục tiêu như: tăng trưởng, điều tiết nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, … thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ.

Chính sách tài khóa thể hiện quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn lực tài chính trong mỗi thời kỳ. Tác động trực tiếp và gián tiếp của chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cá nhân, đầu tư của doanh nghiệp, mức thâm hụt ngân sách.

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, chính phủ có thể tăng chi tiêu hay giảm thuế suất để kích thích nhu cầu và thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Ngược lại, để chống lại lạm phát, chính phủ có thể tăng lãi suất hoặc cắt giảm chi tiêu để hạ nhiệt nền kinh tế.

2. Phân loại chính sách tài khóa

Có hai loại chính sách tài khóa là chính sách tài khóa thắt chặt (Contractionary Policy) và chính sách tài khóa mở rộng (Expansionary Policy). Tương ứng mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác để phù hợp cho từng trường hợp khác nhau.

  1. chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt là hành động Chính phủ giảm chi tiêu, tăng nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai yếu tố này qua đó giúp nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng khi phát triển quá nóng, quá nhanh hoặc lạm phát tăng quá cao. Chính sách này liên quan tới thặng dư ngân sách, xảy ra khi tăng thu giảm chi. Chính vì vậy, khi chính phủ giảm chi tiêu công, tăng thuế sẽ tác động đến việc tiêu dùng của người dân trở nên ít hơn, khi đó cầu giảm và doanh nghiệp sản xuất sẽ sản xuất ít hàng hóa hơn, giúp cung cầu cân bằng, kiềm chế lạm phát.

Trong thực tế, giai đoạn những năm 2010 - 2011, lạm phát đã tăng cao phi mã đạt 18.58% khiến cho đồng tiền mất giá. Chính vì thế việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ cấp bách được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của chính phủ ngày 24/2/2011. Và để kiềm chế lạm phát, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) với các giải pháp cụ thể như: Tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống dưới 5% GDP, không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời kết hợp cùng chính sách tiền tệ nhờ đó tình trạng lạm phát giảm dần đạt 0.63% vào 2015.

  1. chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu, giảm thuế hoặc kết hợp cả hai yếu tố này qua đó giúp nền kinh tế tránh rơi vào tình trạng suy thoái. Chính sách này sẽ kích thích sản lượng nền kinh tế, tăng cầu tiêu dùng, giải quyết nhu cầu việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế.

Và thời điểm từ đầu năm 2020, Dịch bệnh toàn cầu Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động toàn diện đến nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách ứng phó với những tác động của đại dịch, trong đó, chính sách tài khóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể, năm 2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết số 406/ NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

3. Tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế

Chính sách tài khoá được sử dụng nhằm điều hướng nền kinh tế đạt đến những mục tiêu đã đề ra. Trong dài hạn, mặc dù chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng tới tiết kiệm, đầu tư, điều chỉnh cơ cấu, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong ngắn hạn chính sách tài khóa chủ yếu ảnh hưởng tới tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, tăng trưởng sản lượng, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Cụ thể, bao gồm 4 vai trò như sau:

  • Công cụ giúp Chính phủ tác động đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp, giúp ổn định lại nền kinh tế đang biến động.
  • Sử dụng 2 công cụ là thuế và chi tiêu chính phủ, để thực hiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Thông qua chính sách tài khóa, Nhà nước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
  • Đây cũng là công cụ hiệu quả giúp phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Từ đó tạo môi trường an toàn, ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
  • Mục tiêu chính yếu nhất của chính sách tài khóa là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Như vậy, thông qua bài viết trên, nhà đầu tư đã phần nào hiểu về chính sách tài khóa cũng như vai trò của chính sách này trong việc phân phối sản lượng qua đó giúp nền kinh tế đạt được các mục tiêu vĩ mô và tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Và ở bài viết tiếp theo, Nhà đầu tư sẽ được hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của chính sách tài khóa này cũng như sự khác biệt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thông qua đó nhận ra những cơ hội riêng cho mình.

Chính sách tài khóa thắt chặt được sử dụng khi nào?

Chính sách tài khóa thắt chặt thường được sử dụng khi nền kinh tế phát triển quá mức để kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Chính phủ sẽ giảm chi tiêu công và tăng thuế, lúc này tổng cầu sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, giảm phát triển kinh tế và giảm lạm phát.

Chính phủ tăng chi tiêu giảm thuế là chính phủ đang thực hiện chính sách gì?

Chính sách tài khóa phản chu kỳ (counter-cyclical fiscal policy) là chính sách tài khóa (CSTK) được chính phủ các nước thực hiện thắt chặt (giảm chi tiêu, tăng thuế) khi nền kinh tế ở thời kỳ thuận lợi, và thực hiện mở rộng (tăng chi tiêu, giảm thuế) khi nền kinh tế ở thời kỳ khó khăn.

Chính sách tài khóa mở rộng là gì?

Chính sách tài khoán mở rộng (Expansionary Policy) là một trong các loại của chính sách tài khoá. Cụ thể, Chính sách tài khóa mở rộng là việc Chính Phủ thực hiện các biện pháp như tăng chi tiêu, giảm thuế, hoặc kết hợp cả hai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng tổng cầu.

Mục tiêu của chính sách tài khóa là gì?

Mục tiêu của chính sách tài khóa là kiểm soát lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định. Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ được thể hiện thông qua hai chính sách cụ thể là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp.

Chủ đề