Chống chỉ định cho ăn qua sonde

Bước 1: Chuẩn bị

Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (người bệnh tỉnh) hoặc nằm đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái (người bệnh hôn mê).

Đo độ dài của ống thông (đo từ cánh mũi tới dái tai vòng xuống mũi ức, khoảng 45- 50 cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn).

 Bôi trơn đầu ống thông (khoảng 5 cm, không để dầu đọng trong ống làm người bệnh sặc)

 Bước 2: Quy trình đặt sonde dạ dày

Người bệnh há miệng hoặc dùng dụng cụ mở miệng hoặc canun Guedel (người bệnh không tỉnh), luồn ống thông qua miệng. Nếu khó khăn có thể luồn qua mũi theo đường đi của lỗ mũi.

Nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lưỡi gà, động viên người bệnh nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó người điều dưỡng từ từ đẩy ống và đến khi vạch đánh dấu chạm tới cung răng thì dừng lại. Nếu người bệnh có sặc, ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đưa lại.

 Bước 3: Kiểm tra ống thông

Kiểm tra xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách: bơm khí khoảng 30 ml và nghe vùng thượng vị thấy tiếng sục của khí qua nước hoặc dùng bơm tiêm hút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào cốc nước sạch không thấy sủi khí.

Cố định ống thông dạ dày bằng băng dính. Lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày

Bước 4: Ghi hồ sơ bệnh án

Ghi hồ sơ bệnh án: loại ống thông, kích cỡ, sự hợp tác của người bệnh trong quá trình làm thủ thuật và phương pháp kiểm tra vị trí của ống thông.

Cho người bệnh ăn qua sonde dạ dày là một kỹ thuật đưa thức ăn qua ống sonde dạ dày nhằm mục đích nuôi dưỡng cơ thể. Đối với hình thức đặt sonde dạ dày, người bệnh sẽ được đưa ống thông bằng nhựa hoặc cao su qua đường tiêu hóa đến dạ dày.

Những đối tượng cần đặt sonde:

  • Người bệnh bị hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não…
  • Người bệnh khó nuốt do liệt dây thần kinh vùng mặt.
  • Người bệnh gãy xương hàm không thể nhai, nuốt.
  • Người bệnh bị ung thư lưỡi, ung thư thực quản.
  • Người bệnh bị suy kiệt cơ thể ăn quá ít không đủ duy trì sức khỏe.
Thông thường việc đặt sonde dạ dày được thực hiện tại cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện. Tuy nhiên trong những trường hợp người bệnh được điều trị tại nhà cần duy trì sonde dạ dày nuôi dưỡng, người chăm sóc cần phải nắm được các kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng qua sonde dạ dày.


Điều dưỡng đang cho người bệnh ăn qua Sonde

Cách chăm sóc cho người bệnh sonde dạ dày tại nhà:

Khi chăm sóc cho người bệnh sonde dạ dày nuôi dưỡng tại nhà, cần lưu ý để người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ, tránh nằm đầu thấp dễ gây sặc.

Người chăm sóc phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: khăn sạch, bơm cho ăn, đồ ăn có thể là 300ml-400ml/1 bữa súp sữa, các loại quả, thức ăn khác đã được xay nhuyễn, mịn không vón cục tránh trường hợp gây tắc sonde.
- Kiểm tra ống thông đã tới dạ dày bằng cách :
+ Cách 1: Dùng bơm hút nếu thấy dịch chảy ra là ống thông đã vào dạ dày
+ Cách 2: Dùng bơm tiêm bơm 1 lượng không khí vào ống thông đồng thời đặt tay lên vùng thượng vị nghe thấy tiếng ục ục là ống thông đã vào tới dạ dày

Cách tiến hành bơm thức ăn qua sonde dạ dày:
+ Vệ sinh tay, trải khăn dưới cằm
+ Hút thức ăn vào bơm, nắp vào đầu ống sonde
+ Bơm từ từ thức ăn vào dạ dày
+ Sau khi cho ăn xong cần làm sạch ống thức ăn, tuyệt đối không để thức ăn thừa trên ống sẽ bị lên men gây nấm. Nên thay ống sonde theo định kỳ 1 tuần/ lần, khi thấy bẩn hoặc bị nghẹt.
+ Đóng nắp, cố định lại ống sonde.
Khi gặp trường hợp tắc, tuột ống sonde dạ dày, tiêu chảyhãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc báo cho bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc để xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý đặt hoặc thay ống sonde cho người bệnh vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.


Video liên quan

Chủ đề