Cơ đáy chậu nằm ở đâu

Cơ đáy chậu nằm ở đâu

Đau đáy chậu sau sinh | Vinmec

Đáy chậu là khu vực giải phẫu giữa niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và hậu môn, ở phụ nữ, đáy chậu còn có cửa mình. Trong quá trình sinh, ... ...

  • Tác giả: www.vinmec.com

  • Ngày đăng: 25/03/2022

  • Xếp hạng: 4 ⭐ ( 87871 lượt đánh giá )

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 2 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Xem chi tiết

Bài viết được viết bởi ThS.BS Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Các bài tập cơ sàn chậu giúp làm tăng sức khỏe của cơ để cơ có thể nâng đỡ tốt các cơ quan trong vùng chậu. Điều này giúp cải thiện việc kiểm soát đường tiểu và đường ruột và ngăn ngừa tình trạng són phân, són tiểu.

Cơ sàn chậu là khối cơ kéo dài từ xương cụt đến xương mu phía trước, tạo thành một mặt sàn phẳng giữa hai chân và nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như bàng quang, tử cung và ruột. Cơ sàn chậu cũng kiểm soát đường ra của các cơ quan đi ngang qua khối cơ như:

  • Niệu đạo: là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài
  • Âm đạo: quan trọng trong việc sinh sản và giao hợp
  • Hậu môn: chỗ tống xuất phân của ruột

Cơ đáy chậu nằm ở đâu

Giải phẫu cơ sàn chậu

Khi cơ sàn chậu suy yếu, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau bao gồm:

  • Cảm giác đau và căng ở âm đạo
  • Cảm giác có khối gì đi xuống trong âm đạo hay còn gọi là sa. Đây là khi một hay nhiều cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo rớt khỏi vị trí bình thường.
  • Dễ bị són tiểu khi ho, cười hay hắt hơi gọi là tiểu không kiểm soát khi gắng sức
  • Tiểu nhiều lần cả ngày hay đêm
  • Tiểu gấp và không nín tiểu được
  • Són phân

Tất cả phụ nữ cần phải tập luyện cơ sàn chậu trong suốt cuộc đời. Cơ sàn chậu có thể trở nên yếu vì các lý do sau:

  • Sau sinh thường
  • Ít tập luyện
  • Mãn kinh
  • Sau phẫu thuật vùng chậu như cắt tử cung hay khâu bàng quang
  • Táo bón mạn tính
  • Béo phì
  • Ho mạn tính

Cơ đáy chậu nằm ở đâu

Sau sinh thường phụ nữ nên tập cơ sàn chậu

Mặc dù có thể tập luyện các bài tập sàn chậu ở bất cứ mọi nơi và bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên tốt nhất vẫn là các tư thế sau:

  • Ngồi trên ghế, hay trên bồn vệ sinh
  • Đảm bảo chân có thể để thoải máu dưới sàn và hai chân dang rộng
  • Cuối người phía trước, đặt khuỷu tay trên gối

Có 2 loại bài tập: co cơ nhanhco cơ chậm. Điều quan trọng là phải tập co cơ chậm trước và sau đó là tập co cơ nhanh trong mỗi lần tập.

Cách thực hiện các bài tập co cơ chậm:

  1. Thít cơ hậu môn giống như muốn nín đi cầu. Đảm bảo không co cơ mông trong khi thực hiện
  2. Tiếp tục thít cơ âm đạo và niệu đạo giống như khi muốn nín tiểu
  3. Giữ cơ co lâu nhất có thể sau đó thư giãn cơ. Nghỉ đúng bằng thời gian co cơ. Ví dụ như khi co cơ đếm đến 8 và sau đó thư giãn cơ đếm đến 8
  4. Tăng từ từ thời gian co cơ và thực hiện nhiều lần cho đến khi mỏi cơ.

Cơ đáy chậu nằm ở đâu

Cách thực hiện các bài tập cơ sàn chậu

Cách thực hiện các bài tập co cơ nhanh:

  1. Co kéo cơ sàn chậu như bài tập trước
  2. Giữ 1 giây và sau đó dãn cơ
  3. Lặp lại 5-10 lần cho đến khi cảm thấy mỏi cơ

Cơ sàn chậu rất dễ bị mỏi và bạn phải tập trung cao độ để bắt đầu các bài tập này một cách chính xác. Nếu bạn cảm thấy cơ mỏi rất nhanh và không thể co cơ lâu thì bạn phải co cơ lâu nhất có thể. Và tính thời gian co cơ đó là thời gian của bản thân. Ví dụ như nếu bạn có thể co cơ khi trong 3 tiếng đếm, sau đó mỗi lần tập luyện, bạn co cơ trong 3 tiếng đếm, sau đó tăng dần lên bốn và năm.

Quan trọng nhất là không nên thực hiện các hành động sau:

  • Co cơ mông cùng lúc
  • Co gối cùng lúc
  • Nín thở
  • Nhấc vai/ nhíu mày hay nhấc ngón chân

Nếu bạn thực hiện các động tác này là bạn đã không co cơ đúng.

Cố gắng tập luyện cơ sàn chậu mỗi ngày và chắc chắn thực hiện các động tác co cơ nhanh và chậm. Một số động tác cơ co đúng tốt hơn là nhiều động tác co cơ nửa vời, tuy nhiên bạn nên cố gắng thử thách bản thân bằng cách tăng số lần co cơ và thời gian co cơ.

Bạn có thể cảm nhận cơ sàn chậu bằng cách đặt một hay hai ngón tay vào âm đạo trong khi tắm. Cố gắng co cơ sàn chậu để có thể cảm nhận cơ thít chặt ngón tay của bạn. Mỗi 2 tuần, kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu bằng cách nín tiểu giữa dòng. Động tác này tương tự các bài tập ở trên và sử dụng cùng một loại cơ. Bạn không thể nín tiểu hoàn toàn ban đầu nhưng có thể cảm nhận được dòng tiểu chậm lại. Đây chính là khả năng ban đầu của bạn. Theo thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện dần dần. Quan trọng là bạn đừng thực hiện cách kiểm tra này quá 1 lần mỗi 2 tuần vì có thể gây hại cho bàng quang. Đây chỉ là cách để kiểm tra hiệu quả của các bài tập. Luôn luôn cố gắng co và giữ cơ sàn chậu co trước khi ho, cười, hắt hơi, nâng vật nặng hay trước các hoạt động có thể gây són tiểu. Đừng mong đợi kết quả ngay tức thì, có thể phải đợi vài tuần tập luyện để đạt được sức khỏe cơ như mong muốn. Bạn cần thực hiện các bài tập này suốt cả cuộc đời vì nếu ngưng tập, các vấn đề của bạn sẽ quay trở lại.

Cơ đáy chậu nằm ở đâu

Tập luyện cơ sàn chậu phù hợp cho cả nam và nữ

Tuy nhiên, đối với ai từng tập cơ sàn chậu sẽ nhận thấy không dễ dàng để có thể tập co được đúng cơ. Việc nhận biết được đúng cơ sàn chậu rất khó ngay cả với nhân viên y tế. Với những tiến bộ trong y học ngày nay, việc sử dụng phản hồi sinh học (biofeedback) và kích thích điện nhẹ đã giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết được cơ sàn chậu và tập luyện hiệu quả.

Máy tập sàn chậu hiện nay sử dụng một đầu dò đặt trong âm đạo giúp bản thân và kỹ thuật viên vật lý trị liệu biết được thời gian và cường độ co cơ cũng như việc co cơ chính xác. Ngoài ra, kích thích điện còn giúp cho cơ hoạt động hiệu quả tránh trường hợp co cơ quá mức gây đau trong các bệnh lý táo bón, bàng quang tăng hoạt,... Các bệnh lý này xảy ra ở cả nam và nữ do đó máy hiệu quả trong điều trị bệnh lý ở cả nam và nữ.

Đối với những trường hợp tập cơ sàn chậu thường xuyên, bạn có thể tập luyện với máy tập sàn chậu khoảng 4-6 lần trong thời gian đầu tiên để có thể co cơ chính xác, sau đó bạn có thể luyện tập tại nhà và kiểm tra định kỳ khi cần. Trong khi đó, đối với những trường hợp bệnh lý cần được tập theo phác đồ điều trị ở mỗi bệnh nhân.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Hướng dẫn Bài tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu (bài tập Kegel) cho bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ, són tiểu

Tập cơ đáy chậu là tập luyện sự siết chặt và thư giãn lặp lại một cách chủ động có chọn lọc các cơ vùng đáy chậu. Phục hồi chức năng cơ vùng đáy chậu là một phương pháp quan trọng để kiểm soát rỉ tiểu.

Bài tập làm mạnh cho các cơ vùng đáy chậu hay còn gọi là bài tập Kegel có thể đem lại lợi ích cho cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt với những người không kiểm soát được tiểu tiện. Ở nữ giới bài tập Kegel hay được áp dụng hơn nhằm kiểm soát tốt hơn khi tăng áp lực trong ổ bụng ví dụ khi ho, hắt hơi, cười và giúp phụ nữ lấy lại tự tin, nhất là sau khi sinh con. Tuy nhiên, việc tập luyện chương trình Kegel cần thực hiện một cách chính xác và đều đặn.

Vài điều sơ lược về cơ đáy chậu

Đáy Chậu (perineum) được cấu tạo bởi khung xương và một vách hoành cơ là phần mềm gồm các cân cơ và các dây chằng lót ở đáy dưới khung xương chậu, có niệu đạo, hậu môn và ở nữ có âm đạo chui qua.

Hình 1: Vùng sàn chậu ở nữ giới

Khung xương tạo thành một hình giống cái chậu thủng đáy bao gồm phía sau là xương cùng cụt. hai bên là hai xương cánh chậu tiếp khớp với nhau ở phía trước là khớp mu, phía dưới xương cánh chậu có ụ ngồi.

Hình 2: Khung xương chậu

Vách hoành cơ (Pubococcygeus musle: cơ PC) là phần mềm tạo thành một bản như một cái võng phủ ở đáy khung xương chậu (tạo thành đáy của chậu hông), gồm hai cơ là cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt, có 1 cân phủ lên trên các cơ rồi đi lên bám vào các thành của chậu hông, cân này được gọi là cân đáy chậu sâu.

– Cơ nâng hậu môn là một cơ giống như một cái quạt xòe từ hậu môn tới xương chậu và xương cùng gồm có 3 phần là cơ mu cụt bám ở mặt sau thân xương mu và cung gân cơ nâng hậu môn, từ đó chạy dọc ra sau đến xương cụt. Cơ mu trực tràng bám vào mặt sau thân xương mu từ đó các thớ chạy dọc ra sau và nối với cơ bên đối diện, tạo nên một vòng cơ ở phía sau, chỗ nối ống hậu môn trực tràng. Một số sợi khác hòa vào cơ thắt ngoài hậu môn và lớp cơ dọc của thành trực tràng.

– Cơ ngồi cụt thường ít phát triển có khi chủ yếu là cân bám từ gai ngồi và cung gân của cơ nâng hậu môn đến bám tận vào xương cụt và dây chằng hậu môn cụt.

– Cân đáy chậu sâu là một cân phủ trên các cơ của chậu hông bé trông như một cái phễu dính ngay ở dưới eo trên, giữa cơ tháp và cân có đám rối thần kinh cùng. Giữa cân và phúc mạc có nhánh của động mạch hạ vị. Như vậy thần kinh nào chạy vào tạng thì phải chọc qua cân, động mạch nào chạy ra nông cũng phải chọc qua cân.

Niệu đạo, hậu môn và ở nữ có thêm âm đạo chui qua vách hoành cơ vì vậy khi các cơ vùng đáy chậu suy yếu sẽ gây ra tình trạng són tiểu, són phân, rối loạn cương dương ở nam và không co được âm đạo ở nữ gây giảm hưng phấn tình dục, trường hợp nặng có thể sa âm đạo, sa trực tràng.

Chỉ định tập Kegel (tập phục hồi cơ đáy chậu)

– Đau hoặc có cảm giác bị sa âm đạo

– Sa sinh dục mức độ nhẹ khi người bệnh ở tư thế tự nhiên.

– Rỉ tiểu gắng sức, rỉ tiểu cấp

– Người bệnh đi tiểu nhiều lần

– Người bệnh đại tiện không tự chủ

Chống chỉ định tập Kegel (tập phục hồi cơ đáy chậu)

Người bệnh bị bệnh tim nặng

Chuẩn bị con người và phương tiện

+ Người thực hiện: Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên được đào tạo

+ Phương tiện: Bàn tập, phòng tập

+ Người bệnh: giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập

+ Hồ sơ bệnh án: bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sỹ

Các bước tiến hành tập Kegel (tập phục hồi cơ đáy chậu)

© Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định

© Kiểm tra người bệnh: kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không

© Thực hiện kỹ thuật

Người bệnh có thể tiến hành bài tập ở bất kỳ đâu, thời gian nào trong ngày, nhưng người bệnh thường tập trên ghế, trong nhà vệ sinh hay trên giường. Bài tập cơ đáy chậu chia làm hai phần: giai đoạn làm chậm và giai đoạn làm nhanh. Sau khi người bệnh làm các động tác chậm tốt sẽ chuyển sang giai đọan làm nhanh.

+ Bài tập chậm cơ vùng đáy chậu với người hướng dẫn

– Siết chặt và kéo nhóm cơ vùng lưng lên, động tác này giúp người bệnh có thể tự kiểm soát trung tiện được. Lưu ý hướng dẫn người bệnh tránh co thắt nhóm cơ vùng mông, đùi và nhóm cơ bụng trong khi tập động tác này.

– Tiếp theo, người bệnh sẽ siết chặt và kéo nhóm cơ quanh âm đạo và niệu đạo, động tác này giúp cho người bệnh có thể tự ngừng đi tiểu. Để xác định đúng cơ, đưa ngón tay trỏ vào trong âm đạo cho đến khi cảm nhận được áp lực vào ngón tay khi người bệnh tập bài tập này. Nếu chưa rõ người bệnh cố nhịn tiểu hoặc nhin tiểu giữa dòng để cảm nhận rõ hơn.

– Giữ ở tư thế này và yêu cầu người bệnh đếm chậm từ 1 đến 5, nhớ không nhịn thở trong khi làm động tác này, điều này rất quan trọng giúp người bệnh thở bình thường

– Sau khi đếm đến 5, người bệnh từ từ thư giãn hoàn toàn

– Lặp lại động tác này 5 lần

+ Bài tập nhanh cơ vùng đáy chậu với người hướng dẫn

– Siết chặt và kéo nhanh nhóm cơ đáy chậu như đã làm trên

– Giữ tư thế này khoảng 1 đến 2 giây sau đó từ từ thư giãn

– Lặp lại các động tác của giai đoạn chậm và nhanh ít nhất 5 – 10 lần hoặc cho đến khi người bệnh thấy mỏi cơ

+ Những điểm lưu ý

Trong khi thực hiện bài tập người bệnh thường quá tập trung theo người hướng dẫn để có thể làm đúng các bài tập nên nhóm cơ đáy chậu rất dễ mỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh tập đều đặn sau một thời gian sẽ thấy làm đơn giản và nhẹ nhàng hơn, không cần bất kỳ sự gắng sức nào. Người bệnh phải nhớ thư giãn và thở bình thường khi thực hiện bài tập với các cơ vùng đáy chậu

Theo dõi bệnh nhân

Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh thành thói quen xấu, không có hiệu quả

Tai biến và xử trí khi luyện tập

– Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.

– Tập quá sức: Nghỉ ngơi.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Bài tập mạnh cơ vùng đáy chậu (bài tập Kegel) của Bộ Y tế)