Con đường phát triển quy luật của cách mạng nước ta sau khi thống nhất là gì

Suốt cả quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trước những bước ngoặt lớn của lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định lại chân lý đó, và Người nói rằng: Sự thống nhất của nước Việt Nam ta là một thực tế lịch sử, không ai chối cãi được, không một kẻ thù nào chia cắt được. Người đã từng nói: “Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam ta là một”, “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”, “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Khẳng định sự thật lịch sử khách quan đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và xã hội chủ nghĩa. Người đã lãnh đạo Nhân dân cả nước ta kiên quyết tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, giành thắng lợi cuối cùng cho sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Ngày đêm Người chăm lo đến sự nghiệp đó, và Người đã hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp đó. Người đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là người hiểu sâu sắc quy luật phát triển tất yếu của lịch sử, hiểu sâu sắc ý chí và hoài bão lớn lao của toàn dân tộc từ ngàn xưa tới nay là thống nhất giang sơn, Người tin tưởng sắt đá rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với quyết tâm cách mạng của toàn dân ta, "miền Nam yêu quý nhất định trở lại trong lòng Tổ quốc”, “Đất nước ta nhất định phải thống nhất”, “Đồng bào ta ở hai miền Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Con đường phát triển quy luật của cách mạng nước ta sau khi thống nhất là gì
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội là ba mục tiêu gắn chặt với nhau của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Người đã không ngừng đấu tranh và lãnh đạo, cổ vũ toàn dân ta đấu tranh thực hiện bằng được ba mục tiêu đó. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã nêu cao ý chí sắt thép của toàn dân tộc. Người nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người lại khẳng định và nêu cao tinh thần và ý chí đó của Nhân dân ta. Người đã nói: “Dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của Nhân dân ta”. “Chúng ta quyết đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược, để bảo vệ tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta”. Trong khi nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, Người đồng thời nêu cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội. Người luôn luôn chủ trương gắn chặt sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Người đã cùng Đảng ta vạch ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ việc hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng, Người vạch rõ: “Nhiệm vụ hiện nay của cách mạng Việt Nam là: Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong cả nước”. Người chỉ rõ mối quan hệ biện chứng, thúc đẩy lẫn nhau của hai cuộc cách mạng ấy, và khẳng định rằng, bằng sức mạnh tổng hợp của hai cuộc cách mạng ấy Nhân dân ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Trước khi vĩnh biệt Nhân dân ta, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt ấy lại được thể hiện sâu sắc trong lời căn dặn cuối cùng của Người: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Là người Việt Nam yêu nước tiêu biểu nhất cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu sâu xa nhất nỗi đau của cả dân tộc khi Tổ quốc bị chia cắt. Vì vậy Người đã sớm khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Chỉ có thống nhất nước nhà Nhân dân ta mới có đầy đủ mọi điều kiện xây dựng đất nước giàu mạnh cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Và ngược lại, Người cũng đã khẳng định rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh mới thực sự bảo đảm vững bền và vĩnh viễn nền độc lập và thống nhất Tổ quốc.

Nguồn: BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Con đường phát triển quy luật của cách mạng nước ta sau khi thống nhất là gì


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Bằng hoạt động thực tiễn và tư duy lý luận, Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách cơ bản vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

1.1. Về vấn đề dân tộc thuộc địa

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa đầu thế kỷ XX là xác định đúng con đường phát triển của dân tộc. Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa. Quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Với tinh thần đó, Người khẳng định quyết tâm: “Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” và “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

1.2. Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong phong trào giải phóng dân tộc

Người khẳng định: vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. Độc lập dân tộc mà chưa giành được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp.

1.3. Về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người

Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc trước hết là phải giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức, bao gồm lực lượng của cả dân tộc. Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân, lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc và con người được khẳng định trước toàn thế giới qua Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người khởi thảo. Thừa nhận những “lời bất hủ” trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) và “những lẽ phải không thể chối cãi được” của “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp” (1789), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Nâng quyền tự nhiên của con người lên thành quyền dân tộc và gắn chặt quyền con người với quyền dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng cho một trật tự và pháp lý quốc tế mới về quyền con người, quyền dân tộc và sự bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tập trung những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh, là sự phản ánh mục đích, lý tưởng, khát vọng và ham muốn tột bậc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh: nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.

Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Tính chất tạo tiền đề của cách mạng dân tộc dân chủ được thể hiện:

- Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân.

- Về văn hóa xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ, khối quần chúng công - nông - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hóa, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời đại mới, chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Điều này làm cho con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khác biệt về chất so với con đường cứu nước những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta và của nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Cách mạng Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Điều đó quyết định vai trò lãnh đạo cách mạng tất yếu thuộc về giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là toàn dân Việt Nam yêu nước mà nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí thức. Những nhân tố này lại quy định tính tất yếu dẫn đến phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng giải phóng dân tộc. Rõ ràng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam được chi phối và chế định bởi các nhân tố bên trong của cuộc cách mạng đó.

Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Về lý luận, độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng; mối quan hệ giữa hai giai đoạn của một quá trình cách mạng. Cách mạng dân tộc dân chủ xác lập cơ sở, tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa khẳng định và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc, để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo, lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa xã hội. Do những đặc trưng nội tại của mình, chủ nghĩa xã hội sẽ củng cố những thành quả đã giành được trong cách mạng dân tộc dân chủ, tạo điều kiện để bảo đảm cho độc lập và phát triển dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính.