Công chức hóa là gì

Dự thảo nâng tỷ lệ đại biểu (ĐB) chuyên trách của QH là 35% (hiện hành là 25%). Tuyệt đại ý kiến ĐBQH đồng ý tăng tỷ lệ này. Thậm chí, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (ĐB Hà Nội) đề nghị mức nâng là 40% để tăng cường số ĐB dành toàn tâm toàn trí cho công tác làm luật.

Nhiều ĐB cũng đề nghị nên giảm bớt cơ cấu “cứng” về tỷ lệ ĐB để tránh tình trạng những người không đáp ứng được tiêu chuẩn làm ĐB cũng được đưa vào, có khi cả nhiệm kỳ không đóng góp được ý kiến nào, làm ảnh hưởng đến uy tín của ĐBQH, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH. “Có nhiều ĐB từ đầu đến cuối kỳ không phát biểu, có thể là nhường cho các ĐB khác, nhưng phần lớn là do vấn đề thảo luận quá lớn, vượt quá tầm hiểu biết của họ. Vì vậy, không nên cơ cấu theo chính sách mà phải thực sự có trí tuệ, năng lực tri thức để tham gia ý kiến cho xác đáng”, ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) nói.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đồng ý tăng tỷ lệ ĐB chuyên trách nhưng băn khoăn vì dự luật chưa rõ tiêu chuẩn. Theo ĐB Đương, ngoài hai kỳ họp ĐB chuyên trách có tính chất như một công chức và thực tế đang có tình trạng hành chính hóa công tác ĐB. “Tính chất công chức làm cho tính chất đại diện ý chí nguyện vọng của cử tri kém đi khi ĐB thiếu sự cập nhật thực tế địa phương”, ĐB Đương nói, đồng thời cho rằng phải có tiêu chuẩn cụ thể cho ĐB chuyên trách. Tiêu chuẩn của ĐB chuyên trách ở T.Ư là ngoài tiêu chuẩn chung thì phải có tiêu chuẩn cụ thể vì ĐB chuyên trách được hưởng chế độ cao.

Nhiều ĐB cũng đề nghị phải có những quy định, tiêu chí rõ ràng để công dân vào dự thính các kỳ họp, phiên họp của QH, các ủy ban, Hội đồng Dân tộc. Theo ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh), quy định của dự luật về việc công dân có thể được vào dự thính các phiên họp công khai của QH thiếu khả thi, vì nội dung trong luật sơ sài, chỉ mang tính nguyên tắc, không rõ điều kiện gì để công dân được vào dự thính, ai đứng ra tổ chức cho họ vào… ĐB Võ Kim Cự cũng cho rằng quy định công dân vào dự thính các phiên họp của QH là hướng mở rộng dân chủ, nhưng cần phải có quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện, nội dung được dự thính… “Không thể chung chung như thế, hoặc là chẳng ai vào hoặc ai vào cũng được”, ông Cự nói.

Có tòa án cấp huyện cả năm không xét xử vụ án nào

Thảo luận về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi chiều 3.6, nhiều ĐB cho rằng tổ chức tòa án tốt sẽ góp phần giảm án oan sai, tiêu cực nhưng còn không ít băn khoăn về mô hình.

Nêu quy định gộp 2 - 3 tòa án cấp huyện thành một tòa án sơ thẩm khu vực, ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) lo ngại việc địa bàn rộng, trụ sở cơ quan tư pháp ở xa sẽ khiến người nhà các bị can, bị cáo đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc. “Tôi cho rằng việc này cần phải có lộ trình, trước mắt làm thí điểm, đánh giá tốt thì mới đưa vào luật”, ĐB Chi đề nghị. Cùng quan điểm, ĐB Trần Xuân Hùng (Hà Nam) cho rằng việc gộp tòa sẽ làm tăng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, tốn kém ngân sách do phải xây các trụ sở tòa án mới, đi ngược lại với chủ trương tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Trái với quan điểm này, ĐB Trần Văn Độ (An Giang - Chánh án Tòa án quân sự T.Ư), nói việc tổ chức sẽ không phình biên chế, tổ chức. Hiện tại không ít tòa án cấp huyện có đầy đủ bộ máy thẩm phán, chánh án nhưng cả năm không xét xử vụ nào thì rất lãng phí.

Thái Sơn

Bảo Cầm - Trường Sơn

 >> Đại biểu chuyên trách của Quốc hội không quá 35%
>> Đại biểu QH 'chán' quyết toán ngân sách
>> Quốc hội quyết chi thêm 16.000 tỉ đồng để hỗ trợ các lực lượng bám biển
>> Trình Quốc hội luật Biểu tình tại kỳ họp đầu năm 2015
>> Phó chủ tịch Quốc hội: Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là khủng bố
>> Biển Đông 'nóng' trên bàn Quốc hội 

Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế. Phạm vi làm việc của công chức là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công chức có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước.

 

Tùy Văn Đế (581–604) là vị vua đầu tiên chú trọng xốc lại về thể chế tổ chức của bộ máy công vụ trong thời kỳ Phong Kiến ở Trung Quốc

Công chức và công vụ có lịch sử khá lâu dài, đội ngũ công chức manh nha hình thành từ thời kỳ phong kiến tại Trung Quốc[1][2] nó bắt đầu bằng các học thuyết về tổ chức nhà nước và nên Nho giáo của Khổng Tử và được áp dụng chặt chẽ hơn, nâng lên thành thiết chế dưới thời của Hán Vũ Đế thuộc triều Hán vào khoảng thế kỷ thứ III Công nguyên (206- 220 CN)[3] thời này với học thuyết Nho giáo thịnh hành, tổ chức chính quyền của Trung Hoa phong kiến đã chia thành 06 bộ (Lục bộ) như Bộ binh, Bộ hình, Bộ lại, Bộ lễ, Bộ công, Bộ hộ và mô hình này ảnh hưởng đến nhiều nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

Đến thế kỷ thứ XVI thì hệ thống công chức bắt đầu hình thành và phát triển ở châu Âu phong kiến.[4] Tuy nhiên thuật ngữ công chức chính thức được ra đời tại nước Anh trong thế kỷ XIX (năm 1847)[5]

Tại Hoa Kỳ, nước này đảm bảo được chất lượng công chức ngay từ đầu vào bằng việc thực hiện sự minh bạch, nghiêm ngặt trong khâu tuyển dụng công chức. Nước này áp dụng cả hai hình thức tuyển dụng tập trung và phi tập trung còn phương pháp tuyển dụng cũng rất đa dạng tùy vào từng cấp chính quyền linh hoạt để chọn ra những người tài giỏi đầy đủ phẩm chất chuyên môn. Từ những năm 1980 trở về trước, các ứng viên công chức chỉ phải trải qua một kỳ thi chung (kỳ thi Hành chính sự nghiệp) như sau đó chính phủ Mỹ quan tâm đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị mình.[6]

Ở Singapore thì nền công vụ nước này luôn đặt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực cao luôn cải tiến. Nước này có quan niệm công chức là chìa khóa thành công nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài.[7] Theo một số liệu thống kê năm 2010 thì nước này có hơn 114.500 người làm việc trong lĩnh vực công và chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động. Chính phủ nước này quan tâm chi trả lương cao cho đội ngũ công chức, mức lương công chức nước này nhận được cao hàng đầu thế giới.[8]

Trung Quốc cũng chú trọng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức và coi đây là một phần trong chiến lược thực hiện và đẩy nhanh quá trình cải cách hệ thống công vụ.[7] Để làm được công chức và được tuyển dụng, các ứng viên tham dự phải trải qua một kỳ thi tương đối khó khăn, khắc nghiệt.

Ở Nhật Bản, hình ảnh các công chức Nhật Bản là một trong những biểu tượng nổi bật của đất nước này kể từ thời hậu chiến. Công chức Nhật có tác phong làm việc tập trung và thái độ làm việc vô cùng nghiêm túc tạo hiệu quả, hiệu suất cao khiến cho họ được đề cao so với thế giới. Đặc biệt là khi họ được tuyển dụng là công chức thì họ có ý thức trở nên mẫn cán, sống động và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ được giao.[9]

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng mong muốn và có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ công chức đặc biệt là vấn đề quản lý đội ngũ cán bộ công chức, Chính phủ Lào cũng đã có những hợp tác với Chính phủ Việt Nam về nội dung đẩy mạnh hợp tác quản lý công chức Lào và cùng với Việt Nam tiếp tục tăng cường trao đổi về quản lý cán bộ công chức, cải cách hành chính thông qua việc trao đổi về công tác chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện Luật Cán bộ, công chức, viên chức, hoạt động công vụ.[10]

Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008 có quy định rằng: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan gồm:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Cơ quan Nhà nước
  • Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
  • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước
  • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước tổ chức chính trị – xã hội được hưởng lương từ ngân sách.[11]

Phân biệt với viên chức, ở Việt Nam do quy định pháp luật có khái niệm công chức và viên chức nên việc phân biệt chúng được thực hiện theo một số đặc điểm như sau:[12]

  • Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm trong khi đó Viên chức thường được tuyển dụng.
  • Công chức phân thành các ngạch. Viên chức: không phân thành ngạch.
  • Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp có thu) còn công chức làm việc trong các cơ quan không chỉ là công lập.
  • Công chức làm việc theo biên chế trong khi viên chức theo hợp đồng làm việc.
  • Công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập trong khi viên chức thì hưởng lương chủ yếu từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Việt Nam, thực trạng đội ngũ công chức nước này là một vấn nạn của xã hội, tạo nên những hành ảnh tiêu cực và khả ố đối với nhân dân bản xứ. Ở Việt Nanm, sau khi giành được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm công chức là công bộc của dân, ông phê phán thói ngông nghênh cậy thế cậy quyền của công chức và cho rằng "Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền… Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý…".[13]

Để có một suất công chức, phải bỏ rất nhiều tiền để "chạy". Chính vì lương thấp dẫn đến vấn nạn tham nhũng ở cấp lãnh đạo, sách nhiễu người dân ở cán bộ hành chính sự nghiệp.[14] Ngoài ra tình trạng công chức xuất thân là con ông, cháu cha (5C) do đặc thù tồn tại lịch sử của chế độ cộng sản Việt Nam khiến hiện nay, nhà nước rất khó khăn trong chính sách xử lý đối với những đối tượng này.[15][16]

Ngày nay, những thực trạng của đội ngũ công chức phổ biến hiện nay là hiện tượng công chức lấy cắp giờ công,[17] thờ ơ và vô cảm với yêu cầu và hoàn cảnh của người dân [18] bằng những hình thức thường xuyên xảy ra là đi trễ, về sớm, ăn sáng trong giờ làm việc, ngủ nướng trong phòng làm việc.... mặc cho người dân chờ đợi giải quyết công chuyện.[18] Chỉ riêng một cuộc kiểm tra tại tỉnh Bình Thuận cho thấy có ít nhất 224 công chức ăn cắp giờ làm việc (từ 30 đến 105 phút) và nơi nào cũng có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giờ giấc hành chính.[19]

Công chức ăn cắp giờ nhà nước thường rơi vào các trường hợp ăn cắp giờ nhà nước để giải quyết việc nhà, chuyện riêng, uống cà phê, ăn sáng trong giờ làm việc và dành nhiều thời gian trò chuyện làm việc riêng, điện thoại, chát.... trong giờ làm việc[20] vào buổi trưa thì có hiện tượng công chức say sưa trong buổi trưa giải lao góp phần gia tăng các vụ tai nạn giao thông[21][22] đồng thời trong công tác, nhiều công chức không hoàn thành nhiệm vụ mà không bị xử lý, chưa kể còn tình trạng đút lót, hối lộ, chuồi tiền, tham nhũng, tiêu cực cho cán bộ để được tuyển dụng làm công chức một cách tràn lan.[23]

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam có năng suất lao động thấp, Nhà nước hoàn toàn có thể sa thải khoảng 30% số công chức mà không ảnh hưởng gì tới công việc[24] một điều tra khác cho biết ở Việt Nam hiện cho biết, có khoảng 30% số công chức làm việc tốt, 35% số công chức viên chức khá và trung bình, số còn lại chưa yên tâm khi giao công việc.[16] Điều đáng lưu ý là ở chế độ hiện nay tại Việt Nam, người dân hàng ngày phải đóng tiền thuế để nuôi sống một bộ máy thừa thãi với cả triệu công chức ăn không ngồi rồi một cách vô lý, tình trạng này đã được nêu ra từ trước đó hơn 30 năm.[25]

Trong một đợt đánh giá, tổng kết, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thẳng thừng rằng:

Trong bộ máy của chúng ta có 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ một thứ hiệu quả công việc nào.
— Nguyễn Xuân Phúc[26]

Ở xã hội Việt Nam, 98% công chức không thể trang trải đủ các chi tiêu trong cuộc sống bằng lương.[27] Số cán bộ công chức ít ỏi còn lại làm được việc nhưng không phải là con ông cháu cha thì bị người lãnh đạo hành xử không công bằng giữa các nhân viên, không ưu tiên sử dụng những người thực sự có tài năng, điều này làm họ ngao ngán và hệ quả là hiện tượng chảy máu chất xám, đánh mất người tài. Nhiều người rời bỏ cơ quan nhà nước bên cạnh lý do về việc đồng lương hoặc miếng cơm manh áo mà còn là vì lòng tự trọng bị tổn thương, vì bị đối xử không công bằng.[15]

  • Công vụ
  • Cán bộ
  • Quan chức
  • Quan lại
  • Công nhân viên chức
  • Viên chức

  1. ^ “China's Examination Hell: The Civil Service Examinations of Imperial China”. History Today. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ “Imperial China: Civil Service Examinations” (PDF). Princeton University. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “Confucianism and the Chinese Scholastic System: The Chinese Imperial Examination System”. California State Polytechnic University, Pomona. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2000. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ Brook, Timothy (1999). China and Historical Capitalism. New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-64029-6.
  5. ^ Kazin, Edwards, and Rothman (2010), 142.
  6. ^ “Xem người Mỹ lọc công chức”. Báo điện tử VietNamNet. 22 tháng 11 năm 2011. Truy cập 13 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ a b “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại một số nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Những công chức 'bay' của Nhật - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “Đẩy mạnh hợp tác quản lý công chức Lào – Việt Nam”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.[liên kết hỏng]
  11. ^ “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2008”. THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Công chức khác gì viên chức? - Báo Pháp luật Việt Nam Điện tử”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  13. ^ “Quan chức và công chức: Những góc nhìn đa diện”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  14. ^ “Dân cũng… "giật mình đùng đùng"!”. Báo điện tử Dân Trí. 20 tháng 12 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  15. ^ a b “Công chức "cắp ô": Khó xử lý công chức con ông cháu cha”. Báo điện tử Dân Trí. 31 tháng 1 năm 2013. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  16. ^ a b “30% công chức không làm được việc: Tồn tại của hôm nay”. Báo Lao động. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  17. ^ “Công chức lấy cắp giờ công - chuyện phổ biến”. Báo Tuổi Trẻ online. 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập 13 tháng 5 năm 2013.
  18. ^ a b “Dân chờ... mặc dân”. Báo Tuổi Trẻ online. 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập 13 tháng 5 năm 2013.
  19. ^ Duy Thanh (23 tháng 12 năm 2012). “224 công chức "ăn gian" giờ làm việc”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập 13 tháng 5 năm 2013.
  20. ^ “Trị bệnh công chức "lấy cắp" giờ công”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  21. ^ “Sẽ cấm công chức say sưa buổi trưa - Đô thị - Pháp Luật [[Thành phố Hồ Chí Minh]] Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.
  22. ^ “Công chức sắp bị cấm uống rượu bia vào buổi trưa - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  23. ^ "Sờ gáy" công chức có vấn đề”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  24. ^ “30% công chức "có cũng như không": Làm sao để giảm?”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2013. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  25. ^ "Không thể quản lý cán bộ theo kiểu chăn dắt"”. Báo điện tử Dân Trí. 25 tháng 3 năm 2013. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  26. ^ “Vì sao có 30% công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về"?”. Báo điện tử Dân Trí. 24 tháng 7 năm 2013. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  27. ^ “Tăng lương, công chức trẻ vẫn ngậm ngùi”. 24h.com.vn. 1 tháng 11 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)

  • Lương công chức bao nhiêu cũng là nhiều
  • Lương công chức thấp nhưng đường thăng tiến lấp lánh
  • Công chức và quan chức, những góc nhìn đa diện

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Công_chức&oldid=65393896”