Cụ thân sinh ra của trần hưng đạo là ai

Ông khát khao và cống hiến để có triều đình bền vững, quốc gia hùng cường, để giữ được độc lập cho Nước, chăm lo được cho Dân.

Tài năng xuất chúng, võ công lẫy lừng

Trần Quốc Tuấn (1230 (?)- 1300) - Hưng Đạo Đại Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu nội của Trần Thái Tổ (Trần Thừa), gọi Trần Thái Tông là chú. Theo “Trần triều thế phả hành trạng” thì mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, huý là Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần.

Ông là người “có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, được rèn dạy từ khi còn rất nhỏ nên văn võ hơn người, lúc chưa đầy 30 tuổi đã là võ tướng hàng đầu của triều đình.

Trần Hưng Đạo là vị tướng cầm quân và giành phần thắng trong cả ba cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông trải dài hơn 30 năm từ 1258 đến 1288.

Cụ thân sinh ra của trần hưng đạo là ai

Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, nắm được âm mưu của quân Nguyên Mông, để chủ động đối phó, từ tháng Chín năm Đinh Tỵ (1257), vua Trần Thái Tông đã “hạ mệnh lệnh cho

Quốc Tuấn đem quân trấn ngự biên thùy phía Bắc” (Cương mục - CM).

Tháng 12, năm Đinh Tỵ (1257), tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Đánh chặn từ biên giới, nhưng thế giặc mạnh nên quân nhà Trần phải lui về sông Phú Lương, rồi về Đông Bộ Đầu, và rút khỏi thành Thăng Long lui về giữ sông Thiên Mạc. Địch vào Thăng Long nhưng thiếu lương thực phải đi cướp phá ở ngoại thành, bị quân dân đánh trả nên ngày càng rệu rã, mất thế chủ động.

Vua Trần Thái Tông và Thái tử Hoảng (sau này là vua Thánh Tông) cầm quân tiến ra đánh tan giặc ở Đông Bộ Đầu, kết thúc cuộc kháng chiến. Sử cũ không ghi chép cụ thể về vai trò của Trần Hưng Đạo trong các trận đánh này nhưng chắc chắn có công lớn của ông vì ngay từ đầu ông đã được vua “xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới theo sự tiết chế của Quốc Tuấn" (Đại Việt Sử Ký toàn thư - TT).

Võ công lừng lẫy nhất của Trần Hưng Đạo là trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285).

Năm Kỷ Mão (1279), đế quốc Mông Cổ tiêu diệt nhà Nam Tống, lập ra nhà Nguyên. Đoan chắc quân Nguyên Mông sẽ tiến đánh Đại Việt, vua Nhân Tông giao Trần Hưng Đạo chỉnh đốn quân đội, mở trường dạy võ, thu nạp nhân tài hào kiệt.

Năm Nhâm Ngọ (1282), Toa Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm Thành để tạo gọng kìm phía Nam. Tháng Mười năm Quý Mùi (1283), Trần Hưng Đạo được phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân. Tháng 7 năm Giáp Thân (1284), nhà Nguyên tập trung 50 vạn quân chuẩn bị tiến đánh Đại Việt. Tháng Tám, duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu, Trần Hưng Đạo đọc "Hịch tướng sĩ”, rồi chia quân đóng giữ các nơi hiểm yếu.

Đầu năm Ất Dậu (1285), lấy danh nghĩa mượn đường đánh Chiêm Thành, quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt từ 2 phía, Thoát Hoan từ phía Bắc đánh xuống, Toa Đô từ đất Chiêm đánh lên. Trần Hưng Đạo đánh chặn ở biên giới không nổi nên rút quân về Vạn Kiếp.

Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công và bao vây quân Trần Hưng Đạo tại Vạn Kiếp. Thủy chiến lớn tại đây, vua Trần đem quân đến trợ chiến. Quân Đại Việt rút về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long. Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống).

Quân Nguyên vào Thăng Long rồi tiếp tục đuổi theo vua Trần xuống phủ Thiên Trường. Tình cảnh nguy khốn, Thượng hoàng Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi Hưng Đạo vương xem có nên hàng không. Trần Hưng Đạo trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng".

Ở Nghệ An, Trần Kiện đầu hàng, Trần Quang Khải không chống được Toa Đô. Tháng ba (1285), Trần Hưng Đạo đưa hai vua đến nguồn Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Bị phát hiện, “Nhà vua phải đổi đi đường bộ đến xã Thủy Chú, rồi lại đi thuyền đến sông Nam Triệu, qua cửa biển Đại Bàng vào Thanh Hóa” (CM), thoát thế bị bao vây truy đuổi.

Trần Hưng Đạo bày binh phản công. “Tháng Tư. Mùa Hạ. Chiêu Văn vương Nhật Duật đánh thắng được quân Nguyên ở cửa Hàm Tử”; “Tháng Năm, nhà vua mời Thượng hoàng tự làm tướng đánh quân Nguyên, phá tan quân Toa Đô ở Tây kết, chém được Toa Đô” ; “Hưng Đạo vương đánh cho quân Nguyên phải thua to ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan trốn về nước”; “Tháng Sáu. Nhà vua rước Thượng hoàng trở về hoàng cung” (CM).

Để phục thù, vua Nguyên lại chuẩn bị để tiến đánh Đại Việt lần thứ ba. Vua Nhân tông hỏi Hưng Đạo vương: "Thế giặc năm nay thế nào?". Ông trả lời: “Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn”(TT).

Tháng 6 năm Bính Tuất (1286), vua “hạ lệnh cho Quốc Tuấn đốc suất các vương hầu, chiêu mộ binh lính, sắm sửa binh khí, để phòng khi chiến đấu hoặc phòng thủ” (CM).

Tháng 11 năm Đinh Hợi (1287), Thoát Hoan đem 50 vạn quân tiến đánh Đại Việt.

Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo vương: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Ông quả quyết: "Năm nay đánh giặc nhàn".

Khác hai lần trước, Trần Hưng Đạo không bỏ kinh đô mà tổ chức phòng thủ giữ thành. Quân Nguyên công thành, quân Đại Việt đánh trả. Trần Hưng Đạo vờ xin giảng hòa, nhưng ban đêm lại cho từng toán nhỏ tập kích trại giặc, đốt phá lương thực rồi rút lui làm cho quân Nguyên không thể đối phó đành phải rút. Mặt khác, Trần Hưng Đạo chủ trương tiêu diệt quân lương, chặn đánh đoàn thuyền lương ngay từ Vân Đồn.

Bị thiếu lương và bệnh dịch, Thoát Hoan buộc phải rút lui, ngả thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, ngả bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy. Tháng Tư năm Mậu Tý (1288) Trần Hưng Đạo cho mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, trực tiếp tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của địch, bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ. Thoát Hoan dẫn quân bộ tháo chạy theo đường Lạng Sơn, cũng bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần" (Việt Nam sử lược).

Kể từ đó, quân Nguyên Mông không còn dám tiến đánh Đại Việt.

Nhà tư tưởng chính trị, quân sự

Trước tác của Trần Hưng Đạo có Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp). Các cuốn sách này phản ánh tư tưởng chính trị, quân sự vô cùng phong phú, toàn diện và sâu sắc của Trần Hưng Đạo.

Tư tưởng chính trị của ông phản ánh nhu cầu của Đại Việt lúc bấy giờ, không chỉ bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng quốc gia. Nền tảng tư tưởng của ông là tinh thần yêu nước, thương dân, khát vọng xây dựng đất nước và đem lại yên ấm cho dân. Ông khát khao có một triều đình bền vững, quốc gia hùng cường để giữ được độc lập cho Nước, chăm lo được cho Dân. Ông đánh giá đúng mối quan hệ và vai trò của Dân trong sự tồn tại của Nước.

“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Ông chủ trương chiến tranh Nhân dân, xây dựng khối đoàn kết dân tộc để giữ Nước. Quân đội “cần tinh chứ không cần nhiều”, bên cạnh đội quân thường trực thiện chiến là các đội dân binh. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là “dĩ đoản (binh), chế trường (trận)”, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch, tiến thoái linh hoạt để đánh thắng địch.

Một đời tận trung

Trần Hưng Đạo nhớ lời cha trăng trối nhưng ông không bao giờ nghĩ đến phục hận và tranh giành quyền lực kể cả lúc có thời cơ. Cả đời ông tận trung với nước, với vua. Câu trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng" là cả tấm lòng trung vô bờ bến của ông. Ông đã từng định giết con trai là Quốc Tảng khi người này có ý nghĩ phục hận.

Ông là người chủ động dẹp bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải, bỏ qua lỗi lầm của Trần Khánh Dư vì sự nghiệp lớn của triều đình. Được vua cho quyền phong tước hiệu cho bất kỳ ai nhưng ông không hề sử dụng đặc quyền này.

Sau ba cuộc kháng chiến, năm Kỷ Sửu (1289) ông về ẩn cư ở Vạn Kiếp, xa rời chính sự, không màng đến quyền lực.

Trần Hưng Đạo là vị tướng, nhà tư tưởng có một không hai của Việt Nam trong lịch sử thời phong kiến.

Nền tảng tư tưởng của Trần Quốc Tuấn là tinh thần yêu nước, thương dân, khát vọng xây dựng đất nước và đem lại yên ấm cho dân. Ông khát khao có một triều đình bền vững, quốc gia hùng cường để giữ được độc lập cho nước, chăm lo được cho dân. Ông đánh giá đúng mối quan hệ và vai trò của Dân trong sự tồn tại của Nước.

Có thể nói, nước Nam ta trải dài theo dòng lịch sử đầy biến cố và khó khăn. Là một đất nước chịu nhiều ách thống trị, đô hộ từ các nước phương Đông đến các nước phương Tây qua hàng nghìn năm lịch sử. Song, Việt Nam cũng hoàn toàn thống nhất, “dân chủ độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Để có được những điều quý giá ấy là nhờ công của các vị anh kiệt, tuấn tài, danh nhân kiệt xuất của dân tộc Việt Nam…

Và chúng tôi muốn nhắc đến trong bài này là Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Vậy, Trần Hưng Đạo là ai? Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn như thế nào? Ông đã có những công lao, đóng góp gì cho triều đại nhà Trần? Tại sao ngày nay ta thờ tượng ngài? Cùng theo dõi và đón đọc, giải đáp những thắc mắc trên; bạn nhé!

Cụ thân sinh ra của trần hưng đạo là ai

Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn, hay còn biết đến là Trần Hưng Đạo; ông là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần; sinh ra ở thôn Tức Mặc (thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay).

Trong lịch sử Việt Nam, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và 1288. Ngoài ra, ông còn là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam; bao gồm: Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế (Lý Bí), Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh), Lê Đại Hành (Lê Hoàn), Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ (Lê Lợi), Nguyễn Trãi, Quang Trung (Nguyễn Huệ) và Hồ chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thân thế

Được biết, Trần Hưng Đạo là con trai thứ 3 của thân vương An Sinh Vương Trần Liễu; là cháu nội của Trần Thái Tổ (Trần Thừa). Ông có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) gọi ông là bác. Cho đến nay, ta vẫn không rõ mẹ ông là ai.

Sử sách ghi chép lại, Trần Hưng Đạo là người có dung mạo khôi ngô, tuấn tú, thông minh hơn người; có tài văn võ, dụng người, dụng binh thao lược. Cụ thể, ông đã tiến cử người tài giỏi đứng ra trợ nước, giúp dân; như: Dã Tượng, Yếu Kiêu, Phạm Ngũ Lão hay Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu,… Lại kể, ông là một Tiết chế đầy tài năng, “dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”; một lòng, một ý tin vào sức mạnh của nhân dân, của tướng sĩ nên xung quanh ông, những nhân tài, chí sĩ đủ cả. Có thể nói, về mặt tư tưởng; Trần Hưng Đạo một lòng hết mình trung với nước, hiếu với dân; dặn rằng “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.

Cụ thân sinh ra của trần hưng đạo là ai

Công lao của Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn có công lao lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ đất nước, dân tộc; cụ thể, ông đã 3 lần chống quân Mông – Nguyên.

(Với Lần 1 đánh quân Mông – Nguyên; “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Nguyên sử” hay “An Nam chí lược” đều không đề cập chi tiết về vai trò của Trần Hưng Đạo. Song, chúng tôi vẫn lưu lại tổng thể 3 lần chống quân Mông – Nguyên).

Lần 1 (1258)

Vào tháng 9/1257 (Âm lịch), Trần Hưng Đạo trở thành quan võ của nhà Trần. Cụ thể, phong tước vào ngày nào, đến giờ ta chưa rõ; song ông được giao trách nhiệm phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ xâm lược vào tháng 12/1257. Trong Đại Việt sử ký toàn thư chép:

“Tháng 9 (1257) (vua Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn”.

Ngày 12-13/12/1257 (Âm lịch), quân Mông Cổ do đại tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đánh bai quân Đại Việt do vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy tại 2 mặt trận Bình Lệ Nguyên (nay thuộc Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và Phù Lỗ (ngoại thành Hà Nội); buộc nhà vua phải rời bỏ kinh thành Thăng Long, lui về giữ sông Thiên Mạc. Bấy giờ, quân Mông Cổ tiến vào thành Thăng Long nhưng lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng; binh lính đi cướp phá khắp nơi khiến quân lực Mông Cổ yếu dần, mất thế chủ động.

Tận dụng cơ hội này, ngày 24/12/1257 (Âm lịch), Thái sư Trần Thủ Độ và Thượng tướng quân Lê Phụ Trần hộ giá vua Trần Thái Tông cùng thái tử Trần Hoảng ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu (theo các nhà sử học, chùa Hòe Nhai, thuộc phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội); đánh tan quân Mông Cổ, giải phóng Thăng Long.

Xét trong “Đại Việt sử ký toàn thư”

Ta xét trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. Cuộc xâm chiếm Đại Việt lần 1 nằm trong kế hoạch chinh phạt lớn của đế chế Mông Cổ. Theo như tính toán của Mông Kha, việc chiếm Đại Việt sẽ làm bàn đạp để diệt Nam Tống, chiếm lĩnh hoàn toàn phía Nam Trung Quốc. Trong lần thứ nhất này, Mông Cổ huy động khoảng 5.000 kỵ binh thiện chiến, 20.000 quân Đại Lý thông thạo địa hình rừng núi giáp biên cương Đại Việt.

Sau cuộc chạm trán đầu tiên và thất bại ở Bình Lệ Nguyên; nhà Trần tiến hành thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tránh đối đầu với lực lượng hùng hậu quân Mông Cổ; trước khi đánh bại chúng ở trận Đông Bộ Đầu vào 29/1/1258. Như vậy, vó ngựa Mông – Nguyên chinh phục khắp châu Á đã lần đầu tiên gục ngã trước Hào khí Đông A.

Cụ thân sinh ra của trần hưng đạo là ai

Lần 2 (1285)

Đầu năm 1284, vua Nguyên sai Thoát Hoan mang đội quân đông đảo và thiện chiến xuống phía Nam. Vượt biên giới, quân Nguyên đánh bại quân ta ở một số nơi. Trước sức mạnh hùng hậu của địch, Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp.

Tháng 2/1285, Thoát Hoan cử Ô Mã Nhi đem binh thuyền tấn công Vạn Kiếp; sau đó tổ chức bao vay 10.000 quân ta tại Bình Than. Có thể thấy, một trận thủy chiến lớn sắp diễn ra. Sau trận này, quân ta rút về đóng trên sông Hồng; tập trung thủy quân và xây dựng chiến lũy bằng gỗ trên bờ nam để cầm chân quân Nguyên, tạo thời gian sơ tán quân dân theo kế hoạch “vườn không nhà trống”.

3/1285, một cánh quân Nguyên khác do Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Hóa đánh thốc vào phía nam nước Đại Việt ta. Quân ta đón đánh Toa Đô ở Nghệ An. Do chênh lệch lực lượng, Trần Hưng Đạo phải rút về vùng bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng; rồi quay lại Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, Trần Hưng Đạo tổ chức, chia đại quân thành nhiều mũi, thực hiện tổng phản công. Dưới sự thống lĩnh, chỉ huy của tướng nhà Trần; các cánh quân ta liên tiếp đánh thắng giặc Nguyên, giải phòng Thăng Long.

24/6/1285; quân ta phản công, tiến đánh quân Toa Đô tại Tây Kết. Toa Đô bị chém tại trận; bắt sống hơn 50.000 quân Nguyên tịch thu vô số vũ khí, khí giới của địch. Cùng lúc, Trần Hưng Đạo mở cuộc tấn công lớn trên sông Hồng; quét sạch cánh quân của Thoát Hoan khỏi Đại Việt.

Thất bại lần 2, Hốt Tất Liệt vô cùng căm phẫn. Hoàng đế nhà Nguyên lại huy động hàng trăm nghìn quân lính và nhiều thuyền chiến đánh Đại Việt lần 3.

Lần 3 (cuối năm 1287)

Tháng 3 âm lịch năm 1286, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt sai Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích, Bình chương sự Ô Mã Nhi huy động 50 vạn quân, rồi sai hành tỉnh Hồ Quảng đóng 300 thuyền chiến, định đến tháng 8 hội quân ở Khâm Châu, Liêm Châu.

Vua Trần Nhân Tông cử Hưng Đạo vương thống lĩnh vương hầu luyện tập binh sĩ, sửa sang khí giới, đóng thuyền chiến.

Tháng 2 âm lịch năm 1287, nhà Nguyên điều động quân Mông Cổ, quân Hán Nam (người Hán ở miền Nam Trung Quốc), quân 3 hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, quân Vân Nam, quân người Lê ở 4 châu ngoài biển, chia làm nhiều cánh tràn vào Đại Việt. Vạn hộ Trương Văn Hổ dẫn quân thủy chở 70 vạn thạch lương theo sau.

12/1287, quân thủy bộ nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến vào Đại Việt.

2/1288, quân Nguyên đánh phá Thăng Long. Quân ta tiếp tục thực hiện kế hoạch “thanh dã”.

Ở Thăng Long, 3/1288 Thoát Hoan quyết định lui quân khỏi Đại Việt.

4/1288 Trần Quốc Tuấn ra quân, tiêu diệt toàn bộ thủy quân Nguyên ở Bạch Đằng.

19/4/1288, quân Nguyên bị đánh bật hoàn toàn khỏi Đại Việt. Như vậy, 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên kết thúc thắng lợi.

Cụ thân sinh ra của trần hưng đạo là ai

Tại sao phải thờ tượng Trần Hưng Đạo

Có câu “Tổ quốc là tài sản thiêng liêng nhất của mọi người dân”; và những vị tướng giỏi, những quân vương chính trực là người “bảo vệ” nguồn “tài sản” đáng quý đó. Việc ta thờ tượng Trần Hưng Đạo trở thành nét đẹp, niềm kiêu hãnh dân tộc về một danh nhân kiệt xuất của Việt Nam, của Đại Việt thời bấy giờ. Ta học ở ông những đức tính, cái “tài”, cái “đức”, cái “tâm” và lòng trung thành tuyệt đối với vua tôi, với đất nước. Chính vì lẽ đó, nay ta thờ ngài như “ngự” một tượng đài nhân phẩm, tài năng, cốt cách tuyệt đẹp trong tim; đời đời noi theo, học tập:

“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền, đó là thượng sách giữ nước vậy.”

Lấy gương ngài mà soi sáng con đường học tập, sự nghiệp của ta mai sau công thành danh toại; sống một đời ý nghĩa, trọn vẹn.