Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Màn hình Led có ưu điểm hiển thị hình ảnh sắc nét, độ sáng cao giúp đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng với quảng cáo của doanh nghiệp. Hình ảnh quảng cáo có thể được chiếu sáng ngay cả vào ban ngày, và càng rực rỡ, nổi bật hơn khi vào ban đêm.

1. ​Biển quảng cáo LED là gì?

Biển quảng cáo LED là những tấm biển điện tử được gắn ở mặt tiền các tòa trung tâm thương mại, chung cư, cao ốc hay thậm chí ở các bức tường nhà dân hoặc các cột quảng cáo ở các địa điểm đông đúc người/phương tiện qua lại.

Nội dung quảng cáo được hiển thị ở dạng TVC thời lượng 30 giây (120 spot/ngày) hoặc 15s (240 spot/ngày) hay cũng có thể là nội dung tĩnh giống như trên biển quảng cáo truyền thống.

2. Những ưu điểm của quảng cáo màn hình LED?

– Vị trí đắc địa: Vì đầu tư biển quảng cáo LED rất khó khăn và tốn kém nên hầu hết các nhà đầu tư phải lựa chọn những vị trí đắc địa, trung tâm và “hot” nhất khu vực các quận, thành phố. Bởi vậy tùy theo nhóm khách hàng mục tiêu bạn có thể lựa chọn những biển quảng cáo LED tại khu vực phù hợp, còn đương nhiên hầu hết các vị trí biển quảng cáo LED đều đẹp, nằm tại các trung điểm, giao lộ lớn.

​​- ​Thu hút người xem​: ​Có lẽ ưu điểm lớn nhất của ​biển ​quảng cáo L​ED là khả năng thu hút sự chú ý của n​ó với người xem bằng màn hình hiển thị​​. Nó giống như một bóng đèn khổng lồ với sặc sỡ sắc màu, nội dung sống động để những ai đi qua nó không thể không nhìn.​

​​- Nội dung phong phú và độc đáo​:​ ​Màn hình quảng cáo LED thể hiện​ được​ các cơ hội nội dung video độc đáo, trong đó bạn có thể ​cài đặt ​hiển thị nội dung cụ thể tại thời điểm được chỉ định​ trong ngày. Tính năng này của biển quảng cáo LED giống như việc cá nhân hóa quảng cáo vậy. ​Nó mang tới cảm giác tương tác trực tiếp với người xem, tạo dấu ấn và sự thú vị. Thậm chí có thể sử dụng ứng dụng công nghệ để phát hiện, nhận dạng khuôn mặt, độ tuổi, giới tính để hiển thị quảng cáo phù hợp.

​​- ​Dễ dàng vận hành: Thay vì mất thời gian in bạt, sắp xếp nhân công và thời gian hay thậm chí thuê xe cẩu để thay nội dung đối với biển quảng cáo thông thường, với biển quảng cáo LED nội dung có thể được hiển thị từ xa thông qua phần mềm quản lý có kết nối internet và thay đổi nó chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Như vậy việc thay đổi nội dung quảng cáo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

– ​Tối ưu việc khai thác quảng cáo: Với biển quảng cáo truyền thống mỗi vị trí quảng cáo chỉ dành cho 1 khách hàng thì biển quảng cáo LED có thể chạy cho 10 khách hàng với những nội dung khác nhau. Và điều đó đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp có 10 sản phẩm mà cùng muốn chạy quảng cáo tại 1 vị trí thì biển quảng cáo LED có thể giúp thực thi được điều này.

​– Đo lường: Bằng việc lắp thêm camera kèm ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt quảng cáo màn hình LED có thể giúp nhà quảng cáo đếm được số người xem quảng cáo mỗi ngày, nhận diện giới tính, dự đoán độ tuổi và đánh giá khoảng thời gian quảng cáo hiệu quả (tính năng đo lường này dễ làm nhưng chưa phổ biến tại Việt Nam).​

3. Michia – Đơn vị hợp tác quảng cáo màn hình LED uy tín

Quảng cáo màn hình LED đã thổi làn gió mới, mang đến khả năng phát sóng và sáng tạo vô hạn cho ngành công nghiệp quảng cáo ngoài trời, thu hút sự chú ý và trở thành cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa nhãn hàng và người tiêu dùng.

Quảng cáo màn hình LED bao gồm các màn hình LED ngoài trời cỡ lớn trên đường phố, LED Vincom, cho đến các màn hình LED quảng cáo trong nhà tại các địa điểm công động, và đôi khi còn xuất hiện các màn hình LED quảng cáo di động trong các chiến dịch Roadshow hoạt náo,…

Michia đã đồng hành với các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, y tế, giáo dục,… triển khai giúp các doanh nghiệp thành công thể hiện thông điệp quảng cáo nổi bật, thu hút.

Doanh nghiệp đang quan tâm đến quảng cáo màn hình LED liên hệ Michia ngay hôm nay để nhận tư vấn của tận tình chuyên viên ngay hôm nay!

Chỉ số đo lường quảng cáo, hay còn được gọi là KPI (Key Performance Indicator), là các giá trị thường được các người làm Digital Marketing sử dụng để đo lường và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch đang chạy. Những giá trị có thể định lượng này giúp chúng ta xác định những nỗ lực tối ưu có mang lại kết quả tích cực hay không.

Với số lượng lớn công cụ, kênh quảng cáo, và các kỹ thuật khác nhau mà chúng ta sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, việc xác định các chỉ số cần lưu tâm đến là điều cần thiết để xác định mục tiêu và đích đến của các chiến dịch quảng cáo.

Tại sao việc theo dõi số liệu quảng cáo là cần thiết ?

Cho dù bạn có đang chạy quảng cáo trên kênh Google hay Facebook hay đơn giản là gửi Email để thu hút khách hàng truy cập vào Website, nhưng lại không thu thập và phân tích các chỉ số quảng cáo thiết yếu thì giống như bạn đang đi đường nhưng lại nhắm mắt. Các chỉ số quảng cáo giúp xác định tiến trình của các chiến dịch bạn đang chạy, đồng thời nêu ra chiến dịch nào đang hoạt động tốt và những gì cần cải thiện.

Ngoài ra, Digital Marketing với các hoạt động quảng cáo là kênh sử dụng khá nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự của bạn. Vì thế, nắm bắt được các chỉ số từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp chúng ta đo lường độ hiệu quả và tiết kiệm ngân sách chi tiêu hơn.

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Đo lường quảng cáo Digital: 08 chỉ số quan trọng cần nắm

1. Chỉ số Impression (Hiển thị)

Hiển thị = Tiếp cận * Số lần quảng cáo hiển thị lên 1 user Impression = Reach * Frequency

Trong đó, Reach là số lượng người mà nội dung quảng cáo bạn tiếp cận được và Frequency là số lần trung bình nội dung quảng cáo bạn hiển thị trên 1 người.

Đây là một chỉ số rất phổ biến bạn phải nắm khi chạy quảng cáo, Impression chỉ ra tần suất mà nội dung quảng cáo bạn đã được hiển thị. Tuy nhiên, hiển thị là chỉ xuất hiện trên màn hình và không quan trọng việc người dùng có quan sát thấy quảng cáo hay không.

Đi sâu hơn về chỉ số này, 01 Impression tức là ai đó đã được hiển thị nội dung quảng cáo bạn ngay tại lúc ấy. Nếu cùng một người được hiển thị lại quảng cáo đó, số lượng Impression sẽ tăng lên 02. Tiếp theo là Reach, khi ai đó thấy bài post của bạn 01 Reach sẽ được tính.

Ví dụ, trường hợp Impression bạn đang hiển thị là 20 nhưng Reach chỉ 15 tức là nội dung quảng cáo bạn đang hiển thị 01 lần đến 10 người trong nhóm A và 02 lần tới 5 người trong nhóm B.

2. Chỉ số CPM (Cost Per Thousand)

Cách tính CPM trên Facebook: CPM = (Tổng tiền chi tiêu cho quảng cáo / Số lần hiển thị ) * 1000

Vậy, nếu bạn chi 10 triệu đồng cho 01 quảng cáo và nhận được 10,000 lần hiển thị thì chi phí CPM của bạn sẽ là 1 triệu đồng.

Tóm lại, CPM là chỉ số trên 1000 lượt hiển thị, người chạy quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi 1000 lượt hiển thị, cứ sau đúng số lần hiển thị ấy hệ thống sẽ tính phí bạn cho dù người dùng có thấy hay không.

CPM đặc biệt hiệu quả cho các chiến dịch Marketing về thương hiệu, với mục tiêu chính là xuất hiện “sâu và lâu” trong tâm trí khách hàng.

3. Chỉ số CTR (Click Through Rate )

Tỷ lệ nhấp = ( Lượt nhấp / Hiển thị ) * 100 CTR = ( Click / Impression ) * 100

Vậy, nếu nội dung quảng cáo bạn đã hiển thị 1000 lần và có 100 lượt nhấp vào bởi người dùng. CTR của chúng ta là 10%. Nếu bạn muốn tăng CTR lên cao hơn thì sẽ có 2 cách: tăng lượt hiển thị để có cơ hội được nhấp vào nhiều hơn hoặc tăng chất lượng nội dung để nhận được nhiều tương tác hơn.

Chỉ số CTR được chủ yếu dùng để đo lường độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, và ngoài ra chỉ số này còn được sử dụng để đo lường chất lượng nội dung Landing Page (Trang đích).

Theo nghiên cứu , tỷ lệ CTR trung bình trên Facebook của tất cả các ngành là 0.9%.

Các ngành có tỷ lệ CTR cao hơn mức trung bình bao gồm: Bán lẻ (1.59%), Quần áo (1.24%), Làm đẹp (1.16%), Công nghệ (1.04%) và Fitness (1.01%).

4. Chỉ số CPC (Cost Per Click)

Chi phí trên 1 lượt nhấp = Tiền đã chi / Lượt nhấp CPC = Ads Amount Spend / Click

Chỉ số CPC chính là số tiền bạn phải chi cho mỗi lượt nhấn vào liên kết quảng cáo của bạn.

Ví dụ: lượt nhấn vào một liên kết trên Facebook được tính là bất cứ hành động nào bởi người dùng khi tương tác với bài quảng cáo của bạn. Tương tác bao gồm các hành động Trên Facebook như nhấn vào hình ảnh, video, Canvas, bình luận, Thích trang, … và Ngoài Facebook như nhấn vào link Website, Tin nhắn, Gọi điện, Tải ứng dụng, …

CPC cũng rất quan trọng khi được sử dụng để đo lường độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo Digital khi chỉ số này cho thấy được bạn phải tốn bao nhiêu chi phí cho một hành động cụ thể mà bạn muốn đối tượng khách hàng thực hiện.

5. Chỉ số CR (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi = ( Số lượng đơn hàng / Số lượng khách tiềm năng ) * 100 CR = ( Conversions / Visits ) * 100

Tỷ lệ chuyển đổi sẽ cho chúng ta thấy khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp trên 1 kênh quảng cáo bất kỳ.

Ví dụ: bạn là một cửa hàng bán giày và có 12,000 lượt khách hàng tiềm năng trong tháng đó với số lượng 250 đơn hàng được bán ra, vậy tỷ lệ chuyển đổi của chúng ta sẽ là 2.08%

Lợi ích của việc theo dõi chỉ số CR định kỳ sẽ giúp bạn đo lường độ hiệu quả chiến dịch quảng cáo theo các mốc thời gian khác nhau đồng thời so sánh các sản phẩm khác nhau và tìm ra sản phẩm nào đang có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.

6. Chỉ số CPA (Cost Per Action)

Chi phí trên hành động = Tiền đã chi / Hành động CPA = Amount Ads Spend / Action

Chỉ số CPA là số tiền mà phải chi trả cho một hành động nhận được trên quảng cáo như mua hàng, điền vào form nhận thông tin, cài đặt ứng dụng, đăng ký thành viên, …).

Tương tự như CPA, các ngành như giáo dục, bất động sản, bảo hiểm, … sẽ xem CPA là CPL (Cost Per Lead) vì hầu hết các hành động họ mong muốn là khách hàng để thông tin lại sau khi tìm hiểu về sản phẩm.

Vì thế trong ngành Digital, KPI thường được dựa theo chỉ số CPA/CPL để đo lường hiệu quả khi chúng ta có thể thấy rõ được số lượng khách hàng tiềm năng đạt được cho một chiến dịch quảng cáo.

7. Chỉ số RR (Run Rate)

Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu = ( Thời gian thực tế / Kế hoạch ) * 100 RR = ( Actual / Planning ) * 100

Chỉ số Run Rate cho ta biết tốc độ hoàn thành mục tiêu của toàn bộ chiến dịch đạt được so với kế hoạch tổng thể ban đầu.

Ví dụ: mục tiêu đặt ra cho shop giày bạn là 100 đơn trong 1 tháng, chia đều cho 4 tuần bạn sẽ phải có được 25 đơn trên 1 tuần. Hoàn tất 1 tuần quảng cáo, shop giày bán được 20 đơn với ngân sách 10 triệu đồng. Vậy RR của chúng ta là 20%, tức là ta đã hoàn thành 20% chiến dịch với ngân sách 10 triệu đồng.

Với chỉ số này bạn sẽ nhận ra mình đã chi tiêu bao nhiêu ngân sách để hoàn thành một phần của mục tiêu đặt ra.

8. Chỉ số ROI (Return on Investment)

Tỷ lệ lợi nhuận thu được = ( Doanh thu – Các chi phí ) / Chi phí ROI = ( Revenue – Cost of Investment ) / Investment

Ví dụ, bạn có một sản phẩm có giá 100 USD để sản xuất và bán với giá 200 USD. Bạn bán 6 sản phẩm này là kết quả của việc chạy quảng cáo. Tổng doanh số của bạn là 1200 USD và chi phí quảng cáo của bạn là 200 USD. Vậy, ROI của bạn là:

(1200 – (600 + 200)) / (600 + 200) = 50%

Chỉ số ROI giúp bạn xác định bạn đã kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ quảng cáo của mình so với số tiền bạn đã chi cho những quảng cáo đó. Hiểu được chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kênh nào đang mang lại lợi nhuận cho bạn để có thể phân bổ ngân sách hợp lý hơn.

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

:

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Facebook không chỉ là một nền tảng kết nối cá nhân, mà còn là không gian sáng tạo để bạn chia sẻ, trò chuyện và xây dựng một cộng đồng…

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Trong cuộc đua đối đầu trên thị trường trực tuyến ngày nay, việc quảng cáo trực tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trình Quản Lý Quảng Cáo…

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Google Analytics 4 đã chính thức ra mắt, mở ra một cánh cửa mới cho việc theo dõi và phân tích thông tin trên website. Với sự kết hợp của…

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Pixel TikTok là một công cụ cần thiết khi chạy quảng cáo TikTok, giúp nhà tiếp thị đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, góp…

Đánh giá hiệu quả quảng cáo trên màn hình năm 2024

Chỉ số trong Digital Marketing và KPI là các giá trị được sử dụng bởi các người làm Digital Marketing để đo lường và theo dõi hiệu suất của các…