Dây thần kinh thực vật nằm ở đâu

Dây thần kinh thực vật nằm ở đâu

Đái tháo đường cũng là một trong các nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật - Ảnh: BSCC

Để bạn đọc có những thông tin hữu ích về chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật cũng như việc điều trị bệnh, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trò chuyện với BS CKII Nguyễn Thị Phương Nga - trưởng khoa nội tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất - một trong những bác sĩ có chuyên môn cao trong việc chữa trị và tư vấn về căn bệnh này.

Dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường

* Thưa bác sĩ, thời gian gần đây rối loạn thần kinh thực vật được nhắc đến thường xuyên hơn, vậy đây là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?

- Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm phân bố đến toàn bộ sợi trục thần kinh và đến tất cả các hệ cơ quan. Chúng có hoạt động đối lập nhưng cân bằng với nhau giúp điều hòa hoạt động hệ tim mạch bao gồm huyết áp, nhịp tim, hoạt động hệ tiêu hóa, niệu dục, hệ thần kinh, điều hòa tiết mồ hôi, cơ vòng, thân nhiệt.

Rối loạn thần kinh thực vật (Neurovegetative disorders) hay rối loạn hệ thần kinh tự chủ (Autonomic neuvous system disorders) là sự tổn thương hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm dẫn đến mất cân bằng hoạt động giữa hai hệ thống này. Hệ thần kinh thực vật hoạt động tự động, do đó chúng ta chỉ nhận ra tầm quan trọng của nó khi chức năng của nó bị tổn thương, dẫn đến rối loạn hoạt động nhiều cơ quan.

Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật, thường gặp nhất là đái tháo đường (đặc biệt đái tháo đường kiểm soát kém), bệnh Parkinson. Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh thoái hóa thần kinh (teo đa hệ thống…); bệnh rối loạn miễn dịch (bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…); bệnh nhiễm amyloid hệ thần kinh; ung thư; tăng ure huyết; thiếu dinh dưỡng; thuốc (hóa trị ung thư); nhiễm virus hay vi trùng (HIV, bệnh Lyme…); di truyền; tuổi già…

* Xin bác sĩ cho biết các triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là gì?

- Triệu chứng của bệnh rất đa dạng vì bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng có thể nói là vay mượn của mọi cơ quan trong cơ thể, do đó thường làm người bệnh nghĩ đến một bệnh thực thể của cơ quan đó mà bỏ qua nguyên nhân tổn thương thần kinh thực vật.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh:

- Choáng váng, xây xẩm, triệu chứng thường xảy ra khi đứng hoặc thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng, do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.

- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ ngày quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ...

- Rối loạn khí sắc, suy nhược, lo âu, trầm cảm, rối loạn tính tình, rối loạn tác phong…

- Triệu chứng tiết niệu: tiểu khó, bí tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu, nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu… gây biến chứng nhiễm trùng tiểu.

- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, sôi bụng, nôn ói, khó nuốt, ợ nóng… tất cả đều do rối loạn chức năng tiêu hóa.

- Phản xạ đồng tử giảm làm mắt khó điều tiết khi đi từ vùng sáng vào vùng tối và khó nhìn rõ trong đêm.

- Đánh trống ngực, hồi hộp: Nhịp tim nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi. 

- Không thể vận động mạnh: Cơ thể không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể vận động gắng sức.

Điều trị từng nguyên nhân gây bệnh

* Với nhiều triệu chứng bệnh như vậy, theo bác sĩ, liệu căn bệnh này có chữa trị dứt điểm được không?

- Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một loại bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động thần kinh tự động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường không gây tử vong nhưng làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như: nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa... từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh (ví dụ kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, dùng thuốc hợp lý ở người bệnh Parkinson...) và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, có đến 50% trường hợp rối loạn thần kinh thực vật không tìm được nguyên nhân.

Do đó các trường hợp này chúng ta chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Điều trị dựa vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi tổn thương thần kinh thực vật. Ví dụ nếu hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng chúng ta có thể dùng các thuốc điều chỉnh nhu động ruột.

Điều trị tâm lý phải cân nhắc các loại thuốc khác nhau: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhẹ, thuốc điều chỉnh thần kinh thực vật… Có thể kết hợp phục hồi chức năng với các phương thức vật lý, thể dục. 

Đặc biệt, cần chú ý đến trị liệu y học cổ truyền như châm cứu, xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Trong mọi trường hợp luôn kết hợp liệu pháp tâm lý và hòa nhập xã hội.

* Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa được không, nếu có thì phòng ngừa bằng những phương pháp nào, thưa bác sĩ?

- Ở người có nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật như người bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, suy giáp, ung thư, di truyền… chúng ta có thể phòng ngừa hoặc làm chậm khởi phát và diễn tiến của các triệu chứng bằng cách chăm sóc tốt sức khỏe chung và kiểm soát tốt các bệnh lý hiện có.

Nên tham vấn bác sĩ để được tư vấn lối sống khỏe mạnh và kiểm soát bệnh hiện mắc. Ví dụ: kiểm soát tốt đường huyết ở người đái tháo đường, không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào...  Phòng ngừa và kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, duy trì cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thường xuyên, kiểm soát stress, nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.

* Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi bị rối loạn thần kinh thực vật?

* Tôi năm nay 30 tuổi. Khoảng 1 năm nay tôi bị tình trạng khó thở, tim đập nhanh, kèm theo hoa mắt, nóng ran mặt và tê xung quanh miệng. Tình trạng kéo dài khoảng vài phút, sau đó tôi cố gắng hít thở, uống nước, nhịp tim trở lại bình thường và tái lại sau một thời gian khoảng 5 ngày hoặc 1 tháng.

Tôi có đi kiểm tra nhịp tim, tuyến giáp nhưng đều bình thường và được chẩn đoán là rối loạn thần kinh thực vật. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh rối loạn thần kinh thực vật có điều trị dứt điểm được không? (Bạn đọc Tường Vi, TP.HCM)

- BS CKII Nguyễn Thị Phương Nga: Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Nếu đã đến gặp bác sĩ để kiểm tra và thăm khám thì bệnh nhân cứ thực hiện điều trị theo chỉ định. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn.

Ngoài ra, mỗi người cần có suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh. Kiểm soát stress, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Tìm kiếm và chấp nhận sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình. Được ủng hộ và giúp đỡ và có suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn thích nghi và chịu đựng được các thách thức trở ngại.

Dây thần kinh thực vật nằm ở đâu
Uống Molnupiravir có hại cho gan không?

CẨM NƯƠNG thực hiện

Dây thần kinh thực vật nằm ở đâu
Mệt mỏi, suy nhược là một trong những triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật - Ảnh: Pixabay

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh thường gặp. Để biết mình có mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật hay không, bệnh nhân cần quan sát triệu chứng và đi khám với bác sĩ Thần kinh khi cần thiết.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì? 

Hệ thần kinh thực vật gồm: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn thần kinh thực vật gây ra tình trạng chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng như:

  • Nhịp tim
  • Huyết áp
  • Mồ hôi
  • Tiêu hóa...

Rối loạn hệ thần kinh thực vật tuy không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, suy giảm sức khỏe từ đó khiến tâm lý không ổn định.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Đây không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể, gây ra các triệu chứng như:

  • Đau đầu, giảm trí nhớ, giảm sự chú ý
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, sợ hãi
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp thay đổi thất thường, thiểu năng mạch vành
  • Khó thở, khó ngủ
  • Tê tay, tê chân, đau nhức xương khớp khi trở trời
  • Rối loạn tiết niệu, rối loạn đi tiểu, đại tiện, nặng hơn có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Rối loạn tình dục, rối loạn cương cứng ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ. Nam có hiện tượng xuất tinh sớm, nữ bị khô âm đạo và khó đạt sự hưng phấn.
  • Toát mồ hôi, lúc nóng, lúc lạnh, rối loạn nhiệt độ cơ thể
  • Mất bĩnh tĩnh trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
  • Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng
  • Rối loạn tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày bị rối loạn, khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cảm giác đầy bụng, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng...
  • Có một số biểu hiện rụng tóc, khô da, mạch ngoài da bị co giãn
  • Phản ứng chậm với ánh sáng, khó khăn khi lái xe vào ban đêm
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật - Ảnh: BookingCare 

Nguyên nhân gây Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Một số nguyên nhân như:

  • Do bệnh lý: Bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm não, viêm màng não),bệnh về thoái hóa thần kinh (teo não, Parkinson, Alzheimer),bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày),dùng chất kích thích (thuốc phiện, cần sa, ma túy đá),...
  • Do căng thẳng, Stress và suy nhược cơ thể kéo dài, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn loạn thần, rối loạn tâm sinh lý…
  • Do thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh; hóa chất trong điều trị ung thư; tình trạng dị ứng thuốc; các thuốc điều trị tâm thần...
  • Do di truyền
  • Do các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, chấn thương sọ não, tủy sống

Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn thần kinh thực vật là do căng thẳng, stress và suy nhược cơ thể kéo dài.

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không? Phương pháp điều trị 

Rối loạn thần kinh thực vật thường tự khỏi trong vòng khoảng 2 - 3 năm và rối loạn này không có gì nghiêm trọng đe dọa cuộc sống người bệnh.

Tuy nhiên, rối loạn thần kinh thực vật có thể làm hạn chế những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật là điều trị triệu chứng dựa theo nguyên nhân gây bệnh, có thể cần điều trị lâu dài, cụ thể như sau:

  • Với nhóm nguyên nhân do thuốc, có thể lựa chọn đổi thuốc.
  • Nguyên nhân do rượu, thuốc lá và các chất tác động tâm thần, cần ngừng sử dụng chất.
  • Nguyên nhân do stress và suy nhược, cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện và thư giãn hợp lý.

Hiện nay, điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu theo 2 phương pháp: 

  • Nội khoa: Có thể dùng các nhóm thuốc làm giảm nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, vitamin nhóm B, canxi, thuốc an thần gây ngủ hoặc châm cứu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu...
  • Ngoại khoa: Đốt hoặc cắt hạch giao cảm nếu tiết mồ hôi quá nhiều ở tay, làm ảnh hưởng đến việc cầm nắm và lao động. Tuy nhiên, khi hủy hạch giao cảm, có thể làm cường chức năng phó giao cảm, hoặc có thể làm tăng tiết mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể.

Rối loạn thần kinh thực vật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, người bệnh nên tìm tới những bệnh viện, phòng khám thần kinh uy tín để được các bác sĩ Thần kinh giỏi và nhiều kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Xem thêm bài viết:

Rối loạn Thần kinh thực vật nên đi khám chuyên khoa Thần kinh 

Biện pháp khắc phục Rối loạn thần kinh thực vật 

  • Thay đổi tư thế: Để giảm chóng mặt khi đứng, hãy thử đứng từ từ trong các giai đoạn. Cũng có thể uốn cong bàn chân và bám chặt vào bàn tay một vài giây trước khi đứng lên để tăng lưu lượng máu. Sau khi đứng lên, cố gắng căng cơ bắp chân trong khi bước vài lần để làm tăng huyết áp.
  • Nâng cao đầu giường: Nâng cao chân (30 cm) và ngồi với hai chân lủng lẳng bên cạnh giường trong vài phút trước khi ra khỏi giường.
  • Tiêu hóa: Nếu có triệu chứng tiêu hóa, hãy thử ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên. Tăng lượng nước uống, và chọn thức ăn ít chất béo và chất xơ, cải thiện tiêu hóa.
  • Quản lý bệnh tiểu đường: Cố gắng giữ cho lượng đường trong máu càng gần bình thường càng tốt nếu có bệnh tiểu đường. Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ làm giảm triệu chứng, cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề mới phát triển.

Rối loạn thần kinh thực vật khám ở đâu tốt tại Hà Nội?

Nếu đã đó một số triệu chứng rõ ràng như kể trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Thần kinh. Hoặc nếu chưa chắc chắn có phải rối loạn thần kinh thực vật hay không, thì có thể khám chuyên khoa Nội tổng quát. 

1. Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám số 1 (còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng) trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phòng khám số 1 là phòng khám mạnh về Nội khoa, đặc biệt là Nội Thần kinh. 

Bác sĩ khám chữa rối loạn thần kinh thực vật của Phòng khám số 1 là những bác sĩ  Thần kinh nhiều kinh nghiệm, đang công tác trong Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương... Kết hợp với hệ thống trang bị hiện đại, đồng bộ đây là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng đến khám.

Lưu ý

  • Khám Nội chung: từ thứ 2 - thứ 7, chỉ khám buổi sáng
  • Khám Thần kinh: từ thứ 2 - thứ 6, khám cả ngày và thứ 7 khám buổi sáng.
Cổng vào nhà A5 Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y - Ảnh: BookingCare

2. Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện tuyến Trung ương uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện khám đa khoa và nhận khám bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên. Bệnh viện Lão khoa Trung ương có nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại dùng trong thăm khám như:

  • Máy chụp cộng hưởng từ MRI
  • Máy chụp cắt lớp vi tính CT-scan
  • Chụp Xquang kỹ thuật số
  • Kỹ thuật đa ký giấc ngủ (đánh giá giấc ngủ) 
  • Ghi điện cơ...

Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer có 01 phòng làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý, 02 phòng điện cơ và 01 phòng điện não đồ. Ngoài ra, Khoa còn có Đơn vị nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, đang sử dụng Bộ trắc nghiệm đánh giá về trí nhớ theo chuẩn quốc tế, có nhiệm vụ đánh giá trắc nghiệm tâm lý cho người bệnh.

Lưu ý

  • Khám Thần kinh tại Khoa khám bệnh: từ thứ 2 - thứ 6, khám cả ngày
  • Khám Thần kinh tại Khoa khám theo yêu cầu: từ thứ 2 - thứ 6, khám cả ngày
  • Khám Thần kinh có Đặt lịch trước qua BookingCare: từ thứ 2 - thứ 6, được chọn bác sĩ.
Cổng vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương trên đường Phương Mai - Ảnh: BookingCare

3. Chuyên khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Thu Cúc

  • Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội

Bệnh viện Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật uy tín tại khu vực Hà Nội.

Bệnh viện Thu Cúc là nơi công tác của nhiều bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong thăm khám và điều trị rối loạn thần kinh thực vật, đươc nhiều bệnh nhân tin tưởng và phản hồi tốt sau quá trình thăm khám.

Không chỉ có chuyên môn giỏi, các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc cũng rất tận tâm, nhiệt tình. Đội ngũ lễ tân, nhân viên y tế, điều dưỡng tại bệnh viện cũng rất chu đáo trong việc tiếp đón và phục vụ, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và yên tâm khi đi khám.

Một số bác sĩ khám rối loạn thần kinh thực vật giỏi tại Bệnh viện Thu Cúc:

  • TS.BS Nguyễn Văn Doanh – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
  • TS.BS Trịnh Thị Khanh - Nguyên Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị
  • ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn

Bệnh viện được trang bị nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại, giúp cho việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh diễn ra chính xác, an toàn và hiệu quả.

Bệnh nhân được tiếp đón chu đáo khi đi khám tại Bệnh viện Thu Cúc - Ảnh: BV Thu Cúc

Lưu ý:

  • Ngoài Bệnh viện Thu Cúc 286 Thụy Khuê, bệnh nhân có thể lựa chọn đi khám tại Phòng khám Thu Cúc Trần Duy Hưng hoặc Phòng khám Thu Cúc Đại Từ có chất lượng khám và điều trị tương đương.
  • Tuy nhiên, các phòng khám chỉ thực hiện thăm khám và điều trị ngoại trú, bệnh nhân điều trị nội trú cần đến Bệnh viện Thu Cúc 286 Thụy Khuê.
  • Bệnh viện Thu Cúc và các phòng khám có thăm khám cả Thứ 7 và Chủ nhật, bệnh nhân có thể sắp xếp thời gian hợp lý khi đi khám. Tuy nhiên, giờ khám tại mỗi cơ sở có thể khác nhau

4. Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát 

  • Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Hồng Phát (trước đây là Bệnh viện Trí Đức) là bệnh viện đa khoa tư nhân được thành lập lâu năm, được nhiều người bệnh biết đến với đội ngũ bác sĩ là chuyên gia Thần kinh giỏi của các bệnh viện lớn.

Bệnh viện hiện có một số trang thiết bị cơ bản hỗ trợ chẩn đoán trong quá trình khám cho người bệnh: chụp cắt lớp vi tính CT-Scan, siêu âm doppler mạch máu, máy chụp X quang, điện não đồ.... Một số bác sĩ chuyên khoa Thần kinh tại bệnh viện Hồng Phát như:

  • GS.TS Lê Đức Hinh - Chuyên gia Thần kinh đầu ngành, Nguyên trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai
  • PGS.TS Nguyễn Văn Liệu - Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai
  • TS.BS Đinh Thị Thu Hương - Nguyên trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai...

Lưu ý

  • Khám Thần kinh: từ thứ 2 - chủ nhật. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh tại Bệnh viện Hồng Phát chỉ khám một số ngày nhất định (không khám cả tuần)
  • Có rất đông bệnh nhân khám Thần kinh tại Bệnh viện Hồng Phát. Người bệnh nên đặt hẹn trước với các bác sĩ (có thể đặt qua BookingCare) để đảm bảo có số khám. 

5. Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai 

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội 

Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch mai là trung tâm hoạt động của Hội Thần kinh học Việt Nam và Hội Thần kinh học Hà Nội. Có thể nói, Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cái nôi của ngành Nội khoa Thần kinh của Việt Nam.

Khoa Thần kinh thường xuyên sử dụng các phương pháp, máy móc hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh, như: Chụp cắt lớp vi tính CT-Scan, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cộng hưởng từ mạch máu MRA, siêu âm Duplex scan, Doppler xuyên sọ… để phục vụ điều trị cho bệnh nhân hiệu quả.

Khoa khám theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: BookingCare

Lưu ý

  • Khám Thần kinh tại Phòng khám Khoa Thần kinh (tầng 1 nhà T3): thứ 2 - thứ 6 (khám cả ngày) và thứ 7 - chủ nhật (khám buổi sáng)
  • Khám Thần kinh tại Khoa khám bệnh: từ thứ 2 - thứ 6, tòa nhà 4 tầng bên tay phải cổng vào
  • Khám Thần kinh tại Khoa khám theo yêu cầu: thứ 2 - thứ 7, dãy nhà 2 tầng ngay cổng chính (đi vào rẽ phải).

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về bệnh rối loạn thần kinh thực vật và một số địa chỉ khám thần kinh uy tín. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bệnh nhân và người nhà của mình có thể tham khảo và lựa chọn cho mình được địa chỉ  thăm khám phù hợp.

Xem thêm bài viết: