Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Quy mô dân số của Phú Thọ còn ở mức cao, đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng tỷ suất sinh (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đang ở mức trên 2,5 con, trong khi cả nước là 2,1 con. Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng sẽ trực tiếp tác động tới mức sinh, tạo áp lực lên mục tiêu giảm sinh toàn tỉnh, đòi hỏi có giải pháp phù hợp với thực tế địa phương.

>>>Kỳ II: Điểm sáng khu dân cư không có người sinh con thứ ba

>>>Kỳ I: Nửa thế kỷ thay đổi chính sách "sinh đẻ có kế hoạch"

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Phú Thọ giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Những năm qua, bài toán giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh luôn khiến những người làm công tác DS-KHHGĐ tỉnh phải đau đầu. Năm 2020, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên chiếm 16,97% tổng số trẻ sinh ra toàn tỉnh (tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2019). Các huyện có tỷ lệ sinh con thứ ba tăng là: Thị xã Phú Thọ, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy...

Theo Quyết định 588, ngày 28/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Mức sinh được chia theo ba vùng, Phú Thọ đang nằm trong số các tỉnh, thành phố thuộc vùng 2 gồm 33 địa phương có mức sinh cao, tức trung bình trên hai con. Điều này gây ảnh hưởng đến quy mô dân số, nguồn lực về lao động, làm cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

Theo khảo sát, Phú Thọ có quy mô dân số lớn tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn ở mức cao. Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng, tâm lý muốn có nhiều con, ưa thích con trai, định kiến giới vẫn còn sâu sắc. Tỷ số giới tính khi sinh dự ước năm 2020 còn ở mức cao với 111,2 nam/100 nữ. Tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi các điều kiện kinh tế, xã hội chưa được chuẩn bị tốt để kịp thích ứng. Tuổi thọ bình quân cao nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp; tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao.

Cùng với đó, nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động truyền thông cộng đồng. Hiện nay, ngân sách địa phương hỗ trợ cho hoạt động chương trình Dân số và Phát triển còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ (mức hỗ trợ bình quân trên 36 triệu đồng/huyện và 1,8 triệu đồng/xã).

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Các cặp vợ chồng trên địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hoà ký cam kết thực hiện chính sách DS- KHHGĐ.

Các chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác dân số cơ sở còn nhiều bất cập; công tác xử lý các trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa đủ răn đe. Việc thực hiện các quy ước, hương ước thôn bản chưa được triển khai mạnh mẽ, nhiều địa phương có đưa nội dung KHHGĐ vào hương ước, quy ước thôn bản nhưng khi cần xử lý lại không nghiêm.

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Tuy có những khó khăn, thách thức trong thực hiện công tác dân số, song với sự nỗ lực của ngành Y tế cùng các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân số trong tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Có được kết quả đó là nhờ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Bà Hồ Thị Kim Xuân - Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Tân Sơn cho biết: Nhiều buổi truyền thông đã tiếp cận tới những chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, đó là kênh tuyên truyền, vận động hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo trong thực hiện mục tiêu dân số. Các nội dung truyền thông được lồng ghép vào sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa dân gian; đưa các tiêu chí về dân số và phát triển vào hương ước, quy ước khu dân cư, trở thành tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Là một đảng viên làm cộng tác viên dân số đã 20 năm, chị Trần Thị Liên - Khu 21, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba chia sẻ:

Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thì cần đẩy mạnh tư vấn phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo hướng đa dạng hóa, mở rộng các kênh cung ứng, đảm bảo kịp thời, an toàn và thuận lợi.

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Học sinh Trường THPT Yển Khê, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba được tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, hạn chế tình trạng kết hôn sớm, mang thai ngoài ý muốn… góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Thấy rõ tầm quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ, ngành Y tế đã thành lập đội truyền thông, dịch vụ lưu động để tổ chức chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại 110 xã thuộc vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao thuộc 13 huyện, thành, thị và đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo, hỗ trợ ngân sách địa phương để triển khai chiến dịch trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Ông Nguyễn Việt Phương - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ (Sở Y tế) cho biết:

Để nâng cao chất lượng dân số, Phú Thọ tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp, trong đó tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tranh thủ nguồn lực đầu tư từ Trung ương, tăng mức đầu tư từ ngân sách địa phương, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân, bảo đảm kinh phí thực hiện công tác dân số và phát triển. Ưu tiên triển khai các chương trình, dự án nâng cao chất lượng cuộc sống đối với các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Quan tâm nâng cao năng lực và nhiệt tình của đội ngũ cộng tác viên ở khu dân cư; có chính sách thoả đáng về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ này.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi; đặc biệt, đưa nội dung tuyên truyền phù hợp đến từng nhóm đối tượng, trong đó ưu tiên tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc thù, miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó tiếp cận. Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục DS/SKSS/KHHGĐ trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, đơn vị và cộng đồng dân cư.

Mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu của người dân. Tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao. Đa dạng hóa kênh cung ứng hàng hóa SKSS và phương tiện tránh thai. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Đẩy mạnh thực hiện các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường phối hợp liên ngành, đặc biệt giữa Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động thương binh xã hội và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch để nâng cao toàn diện thể chất, trí tuệ, tinh thần tạo tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Áp dụng chính sách khuyến khích, thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ, tạo động lực để cả cộng đồng cùng hướng đến xây dựng xã hội văn minh, phát triển bền vững.

Việt Hà - Lệ Oanh

Việt Hà - Lệ Oanh

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

Đối với Việt Nam, đóng góp tích cực của quy mô dân số cho tăng trưởng kinh tế kết thúc vào năm 2019, sau đó, chất lượng dân số là nhân tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC

Trong thời gian vừa qua, mặc dù chất lượng dân số ở Việt Nam đã được nâng lên, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, song chất lượng dân số đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn:

thể lực, tầm vóc, sức bền của con người Việt Nam chậm được cải thiện và còn yếu so với nhiều nước khác trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố. Mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức nghiêm trọng. Số năm sống khoẻ mạnh của người Việt Nam thấp so với nhiều nước. Người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) chưa cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người.

lợi thế của dân số vàng chưa được khai thác hiệu quả. Tốc độ già hóa dân số nhanh và chưa có hệ thống giải pháp phù hợp thích ứng với già hóa dân số. Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế....

chất lượng dân số về trí lực và năng lực còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp và cơ cấu lao động được đào tạo còn bất hợp lý. Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lực lượng lao động có trình độ cao còn nhiều hạn chế. Năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp của lực lượng lao động còn thấp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế.

bộ máy, phương thức quản lý về dân số, chất lượng dân số có tính hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa phù hợp với đặc thù quản lý tổng hợp, đa ngành của công tác dân số, chất lượng dân số. Việc phối hợp, liên thông, kết nối giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng dân số còn hạn chế, chưa rõ đầu mối, đòi hỏi phải có thể chế, mô hình, cơ chế quản lý liên ngành tổng hợp để quản lý công tác dân số, chất lượng dân số. Công tác truyền thông giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao...

Những hạn chế về chất lượng dân số nêu trên đã trở thành những rào cản đối với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và làm giảm đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng trong thời gian tới.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ - ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định nâng cao chất lượng dân số là một trong các đột phá chiến lược và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 , quán triệt định hướng nêu trên, trong thời gian tới, cần chú trọng, và tập trung hơn nữa vào các giải pháp, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số, cụ thể:

nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chất lượng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội nhất là ở các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách. Nâng cao chất lượng dân số cần được nhận thức là nâng cao toàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực của con người, phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đào tạo kỹ năng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tâm hồn, đạo đức.

tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân số và lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển. Bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chính sách dân số, đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương. Thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do Bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng và thực hiện. Đầu tư kinh phí, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra. Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của các địa phương, đơn vị. Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số.

phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình. Củng cố, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở. Tiếp tục huy động các thành phần kinh tế tham gia tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai. Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Thí điểm, từng bước mở rộng chương trình ngăn ngừa, sàng lọc, can thiệp, điều trị sớm các bệnh, tật là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nhóm dân số trẻ. Tập trung mở rộng mạng lưới, nhanh chóng phổ cập chương trình cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, can thiệp, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh cho mọi phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục, thể thao, rèn luyện, nâng cao sức khỏe, các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau. Củng cố mạng lưới chuyên ngành lão khoa theo nguyên tắc gắn kết dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ.

đổi mới truyền thông, vận động trong cộng đồng và giáo dục dân số trong nhà trường. Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp. Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản trong và ngoài nhà trường.

nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Cấu trúc giáo dục phổ thông cần thay đổi căn bản theo hướng rút gọn qui mô ở cả ba cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông theo lộ trình giảm dân số trong độ tuổi đi học, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo, thu hút tư nhân tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo.

ưu tiên đào tạo nghề tại chỗ cho lực lượng lao động phổ thông để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho đại bộ phận lực lượng lao động. Cần tập trung đào tạo những kỹ năng, chuyên môn dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương thông qua các hình thức tự đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo dựa trên nhu cầu. Nhà nước, đặc biệt là chính quyền cơ sở, cần tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, một phần kinh phí hoặc cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng bá để phát triển các hình thức cộng đồng dạy nghề. Đổi mới toàn diện hệ thống các trung tâm dạy nghề tại địa phương hiện nay. Việc dạy nghề cần phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động và khả năng mở mang ngành nghề thực tế tại địa phương, chứ không phải theo một chương trình soạn sẵn hoặc áp đặt từ trên xuống một cách duy ý chí. Cần thu hút các cơ sở dạy nghề tư nhân tham gia vào công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động địa phương bằng cách tạo cơ chế đấu thầu công khai nhận kinh phí dạy nghề của ngân sách Nhà nước giữa các trung tâm dạy nghề công lập với các cơ sở đào tạo nghề tư nhân. Nghiên cứu áp dụng các hình thức chuyển trợ cấp của Nhà nước cho lĩnh vực đào tạo dạy nghề từ trợ cấp bên cung sang trợ cấp bên cầu.

tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển hệ thống đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Cập nhật, nâng cấp chương trình, đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, phương pháp dạy và học trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên cho từng cấp, xây dựng tiêu chí đánh giá và thực hiện việc đánh giá thành tích của từng giảng viên nhằm tạo động lực, kích thích sự học hỏi và phấn đấu trong tập thể giảng viên, thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với những giảng viên giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế, giảng viên người nước ngoài. Chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học./.

Nguyễn Mạnh