Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

(Baocaotaichinh.vn) Trước hết, chúng ta phải khẳng định là: Quản lý thuế, quản lý nhà nước đối với giao dịch liên kết là điều bắt buộc đối với bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam ta cũng không có ngoại lệ. Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh mà có sự ảnh hưởng lớn làm chậm quá trình phát triển quả doanh nghiệp hay gây khó khăn cho doanh nghiệp thì sớm hay muộn nhà nước cũng sẽ nghiên cứu điều chỉnh mà thôi, vì vậy chúng ta cứ đóng góp, thảo luận mang tính xây dựng, nhằm mang lại hiệu quả cao về mặt quản lý nhà nước và giúp doanh nghiệp yên tâm kinh doanh sản xuất.

Quay lại câu hỏi: Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết? và tại sao nhiều doanh nghiệp lại vướng mắc với điều khoản này?

Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP có quy định các bên có quan hệ liên kết:

"d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;"

"Khoản vốn vay bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay" được xác định như thế nào? chắc chắn không ít kế toán, doanh nghiệp và cán bộ thuế đau đầu: "lấy theo tổng số phát sinh trong năm? hay lấy tại thời điểm lập báo cáo tài chính"?.

Theo điểm c, khoản 3, Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP khi xác định các chi phí giao dịch liên kết bị khống chế sẽ được phép loại trừ.

c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuếtổ
chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng
; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh

bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Điểm c này cần hiểu như thế nào? Chỉ áp dụng cho các tổ chức ngân hàng? hay áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp liên quan?

Trước mắt chúng ta thảo luận để làm rõ 2 điểm trên để áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cái đã, đương nhiên vấn đề lãi vay này sẽ còn ở khía cạnh khác để chúng ta thảo luận khi chúng ta căn cứ vào luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghị định về luật thuế TNDN hiện hành nữa ( Sẽ bàn ở chủ đề khác)

Tham khảo bài viết lâu rồi tại đây: Mượn tiền, vay tiền... có phải là giao dịch liên kết

29/5/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

* Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP, mình hiểu là: - Khoản 25% này sẽ được tính căn cứ vào Giấy ĐKKD (TK 411) - Khoản 50% sẽ lấy theo tổng số dư nợ các khoản vay có thời hạn trên 1 năm tại thời điểm lập BCTC ( phần dài hạn của TK 341).

* Theo điểm c, khoản 3, Điều 16, mình hiểu là áp dụng với tất cả các doanh nghiệp liên quan.

29/5/21

E muốn hỏi về 25% vốn CSH và ko quá 50% dư nợ vay trung và dài hạn. Vậy nếu đủ cả 2 điều kiện trên mới phát sinh GDLK hay chỉ cần 1 trong 2? Cty e phát sinh vay NH hàng năm gấp nhiều lần vốn CSH nhưng ko có dư nợ vay trung và dài hạn thì sao ạ?

29/5/21

E muốn hỏi về 25% vốn CSH và ko quá 50% dư nợ vay trung và dài hạn. Vậy nếu đủ cả 2 điều kiện trên mới phát sinh GDLK hay chỉ cần 1 trong 2? Cty e phát sinh vay NH hàng năm gấp nhiều lần vốn CSH nhưng ko có dư nợ vay trung và dài hạn thì sao ạ?

Từ " Và" nên phải đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện bạn nhé.

30/5/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Tổng cục Thuế giải đáp các thắc mắc về ban hành Công văn 271/TCT-TTKT giới thiệu các nội dung mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trong đó có câu 12a như sau:

Câu 12a: Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?

Trả lời:

- Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.


Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay. → Bổ sung xác định ngân hàng thương mại là Bên liên kết nếu đáp ứng quy định về tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.
Bước 1: Việc xác định tỷ lệ khoản vay của ngân hàng thương mại căn cứ theo tổng số phát sinh bên có của TK vay từng ngân hàng Bước 2: Xác định tỷ lệ khoản vay NHTM theo số dư (bình quân đầu kỳ - cuối kỳ) của NHTM trên các chỉ số vốn chủ sở hữu và tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn. Nếu NHTM nào thỏa mãn điều kiện là BLK (cả 1 và 2) thì phải kê khai Bên liên kết, tick chọn trường hợp liên kết tại Mục II và kê khai giá trị GLKD (chỉ kê lãi vay) tại Mục III (Phương pháp P1.1). Báo cáo sẽ hướng dẫn cách trình bày riêng. Nếu NHTM nào chỉ thỏa 1 thì đánh giá thêm bản chất của khoản vay để xác định có kê khai hay không. Trường hợp là BLK thì nhóm so sánh lãi suất cho vay của ngân hàng tại thời điểm phát sinh và lãi suất thông báo của ngân hàng để đánh giá rủi ro/ điều chỉnh, traođổi với đơn vị. Hig! TCT đã phiên dịch ý của NĐ 132 về việc xác định Ngân hàng là Bên Liên Kết. Tức là Ổng chơi cả 2 luôn vừa lấy theo tổng phát sinh vừa lấy theo số dư bq đầu kỳ cuối kỳ. Ổng yêu cầu DN tính độc lập 2 phép tính ( gọi là 2 bước). Bước 1 tính tổng PS vay có của từng NH không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. Bước 2 lấy số dư bq của các khoản vay trên 1 năm. Thỏa mãn cả 2 thì là tốt nhất. Nếu thỏa mãn 1 trong 2 thì tiếp tục "tự giải trình" tiếp.

Nói chung, tư duy theo nghị định đã hại não rồi. Tư duy theo câu trả lời này cũng hại não không kém và không biết "liệu củ khoai" có to hơn "đầu gối" không?

30/5/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Vấn đề không đơn giản để hiểu đâu, nên anh chị em cứ bình tĩnh.

30/5/21

* Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP, mình hiểu là: - Khoản 25% này sẽ được tính căn cứ vào Giấy ĐKKD (TK 411) - Khoản 50% sẽ lấy theo tổng số dư nợ các khoản vay có thời hạn trên 1 năm tại thời điểm lập BCTC ( phần dài hạn của TK 341).

* Theo điểm c, khoản 3, Điều 16, mình hiểu là áp dụng với tất cả các doanh nghiệp liên quan.

Em đang tìm hiểu về vấn đề này, nhưng đến đoạn này em vẫn chưa hiểu ạ, nhờ các anh chị giải thích thêm giúp em được ko ạ. Ví dụ như ở công ty em, số liệu trên BCTC năm 2020 là: - Số dư Có của TK 411: 3 tỷ - Số dư Có của TK 341: 1 tỷ 500 triệu Xét về tỉ lệ 25% là em hiểu rồi, nghĩa là 25% * 3 tỷ = 750 triệu Còn tỉ lệ 50% là sao ạ?

E cám ơn các anh chị đã quan tâm câu hỏi và giải đáp giúp em.

3/6/21

Em đang tìm hiểu về vấn đề này, nhưng đến đoạn này em vẫn chưa hiểu ạ, nhờ các anh chị giải thích thêm giúp em được ko ạ. Ví dụ như ở công ty em, số liệu trên BCTC năm 2020 là: - Số dư Có của TK 411: 3 tỷ - Số dư Có của TK 341: 1 tỷ 500 triệu Xét về tỉ lệ 25% là em hiểu rồi, nghĩa là 25% * 3 tỷ = 750 triệu Còn tỉ lệ 50% là sao ạ?

E cám ơn các anh chị đã quan tâm câu hỏi và giải đáp giúp em.

50% các khoản nợ trung và dài hạn ( Vay, Mượn, nhà cung cấp) ......

3/6/21

Dạ là Có TK 331, đúng không ạ?
E cám ơn.

4/6/21

Theo như vậy là năm ngoái doanh nghiệp e dính chắc rồi - Dư nợ vay ngân hàng: 70 tỷ - Vốn CSH: 115 tỷ - Tổng các khoản nợ, vay trung, dài hạn: 83tỷ

Mà năm ngoái e nghỉ chế độ nên KTT làm báo cáo tài chính không có kê khai giao dịch liên kết, vậy giờ em có nên nộp lại BCTC không?Mọi người cho e xin lời khuyên với

7/6/21

8/6/21

Em vừa nhận được thông báo của thuế về việc gửi báo cáo "Giao dịch liên kết". Bên công ty em có phát sinh giao dịch vay ngân hàng. Em phái xử lý sao đây ạ?

17/6/21

Nội dung sao bạn?

Theo như vậy là năm ngoái doanh nghiệp e dính chắc rồi - Dư nợ vay ngân hàng: 70 tỷ - Vốn CSH: 115 tỷ - Tổng các khoản nợ, vay trung, dài hạn: 83tỷ

Mà năm ngoái e nghỉ chế độ nên KTT làm báo cáo tài chính không có kê khai giao dịch liên kết, vậy giờ em có nên nộp lại BCTC không?Mọi người cho e xin lời khuyên với

Bạn làm việc với KTT để quyết định, KTT họ chịu trách nhiệm mà?

17/6/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Em cũng đang thắc mắc là nếu dính vào giao dịch liên kết rồi thì mình phải làm những hồ sơ nào cho hợp lệ.
Nhờ cả nhà hướng dẫn ạ.

19/6/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Dính liên kết thì làm các phụ lục 1-2-3-4 được quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP kèm theo quyết toán thuế TNDN. Xem kỹ xem Doanh nghiệp mình có miễn làm phụ lục nào không để tiến hành.

19/6/21

Giao dịch liên kết đúng là đau đầu nhà kế

20/6/21


Page 2

Bên em vốn ĐL 1.2 tỷ, nhưng mượn tiền của quản lý công ty 1.9 tỷ, không tính lãi, năm nay vốn ĐL tăng lên thành 1.6 tỷ, nhưng sắp vay ngân hàng 2 tỷ, các bác xem em liệu có dính liên kết không ạ? Hĩc

21/6/21

Bên em vốn ĐL 1.2 tỷ, nhưng mượn tiền của quản lý công ty 1.9 tỷ, không tính lãi, năm nay vốn ĐL tăng lên thành 1.6 tỷ, nhưng sắp vay ngân hàng 2 tỷ, các bác xem em liệu có dính liên kết không ạ? Hĩc

Điều khoản vốn vay chiếm 25% vốn chủ sở hữu và chiếm 50% các khoản nợ trung và dài hạn hơi mệt đó bạn

21/6/21

Bác cho em hỏi, khống chế lãi vay này là cuối năm khi làm quyết toán TNDN thì mình tính Debita để loại lãi vượt đúng k ạ?

21/6/21

==> điều này có nghĩa doanh nghiệp nào không có nợ trung và dài hạn thì là chắc chắn khoản vay trên chiêm trên 50% rồi, thoả điều kiện và chắc chắn là giao dịch liên kết?????

21/6/21

==> điều này có nghĩa doanh nghiệp nào không có nợ trung và dài hạn thì là chắc chắn khoản vay trên chiêm trên 50% rồi, thoả điều kiện và chắc chắn là giao dịch liên kết?????

Việc xác định điều này không biết lấy từ đâu đó bạn. Số phát sinh hay số dư? căn cứ hướng dẫn? Theo nghị định số 132/2020/NĐ-CP là như vậy.

21/6/21

Doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng cơ bản mà có lãi vay ngân hàng mua sắm máy móc thoả điều kiện giao dịch liên kết cũng dính luôn ạ mọi người

22/6/21

Doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng cơ bản mà có lãi vay ngân hàng mua sắm máy móc thoả điều kiện giao dịch liên kết cũng dính luôn ạ mọi người

Em cũng đang trong TH như này. Nhưng theo em hiểu giai đoạn xd cơ bản, lãi vay được vốn hoá nên sẽ không bị loại. Em hiểu vậy đúng không ah?

22/6/21

* Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP, mình hiểu là: - Khoản 25% này sẽ được tính căn cứ vào Giấy ĐKKD (TK 411) - Khoản 50% sẽ lấy theo tổng số dư nợ các khoản vay có thời hạn trên 1 năm tại thời điểm lập BCTC ( phần dài hạn của TK 341).

* Theo điểm c, khoản 3, Điều 16, mình hiểu là áp dụng với tất cả các doanh nghiệp liên quan.

anh cho e hỏi khoản 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn có bao gồm nợ nhà cung cấp không anh ( TK 331)

19/8/21

nếu công ty e khoảng vay ngân hàng chiếm trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm 20% khoản nợ trung và dài hạn ( khoản nợ nhà cung cấp) thì công ty e có phải làm phụ lục 01 để ghi nhận có liên kết không ak

19/8/21

nếu công ty e khoảng vay ngân hàng chiếm trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm 20% khoản nợ trung và dài hạn ( khoản nợ nhà cung cấp) thì công ty e có phải làm phụ lục 01 để ghi nhận có liên kết không ak

Không bạn nhé, phải thõa mãn đồng thời 2 điều kiện là vốn vay chiếm 25% vốn chủ sở hữu và đồng thời chiếm trên 50% các khoản nợ trung và dài hạn thì mới dính liên kết.

19/8/21

Không bạn nhé, phải thõa mãn đồng thời 2 điều kiện là vốn vay chiếm 25% vốn chủ sở hữu và đồng thời chiếm trên 50% các khoản nợ trung và dài hạn thì mới dính liên kết.

vang em cảm ơn ạ. e cứ phân vân mãi không biết có nên làm phụ lục không, sắp quyết tooán thuế rồi, chỉ lo bị ăn phạt không nộp 15 triệu

19/8/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

vang em cảm ơn ạ. e cứ phân vân mãi không biết có nên làm phụ lục không, sắp quyết tooán thuế rồi, chỉ lo bị ăn phạt không nộp 15 triệu

Lo mà không chịu tham gia diễn đàn, tham gia cái hết nỗi lo chưa?

19/8/21


Page 3

vang anh ak cảm. Phải cảm ơn Anh Thức và các anh đã mở ra diễn đàn này và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho kế toán mới còn yếu chuyên môn như bọn e

21/8/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Như này thì hàng tháng có kết chuyển CP lãi vay sang 911 hết rồi. Cuối năm kết chuyển phần chi phí lãi vay không hợp lý như nào ạ? ai biết chỉ e với

16/11/21

Như này thì hàng tháng có kết chuyển CP lãi vay sang 911 hết rồi. Cuối năm kết chuyển phần chi phí lãi vay không hợp lý như nào ạ? ai biết chỉ e với

Bạn vẫn kết chuyển chi phí như bình thường vì đó là bút toán kế toán, chi phí bạn cho là không hợp lý thì bạn khai trên mặt tờ khai quyết toán để điều chỉnh tăng/giảm thu nhập chịu thuế TNDN

16/11/21

Như này thì hàng tháng có kết chuyển CP lãi vay sang 911 hết rồi. Cuối năm kết chuyển phần chi phí lãi vay không hợp lý như nào ạ? ai biết chỉ e với

Nếu thuộc trường hợp giao dịch liên kết, thì hàng tháng bạn vẫn chuyển sang 911 tính lãi lỗ bình thường, nhưng khi quyết toán thuế TNDN, thì chỉ tính 30% thôi, gõ vào chỉ tiêu C6 phần lãi vay chuyển sang 5 năm sau là được bạn nhé.

16/11/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Dạ em cảm ơn anh/ chị nhiều ạ

16/11/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

à chị ơi cho e hỏi thêm với: em đang xem lại BC 2018 thấy có giao dịch liên kết thì e sẽ kết chuyển hàng tháng. Cuối năm trích 20% vào CP hợp lý. còn lại gõ vào chỉ tiêu C6 ạ? Vậy e phải Nộp tờ khai QTTTNDN bổ sung ạ?

16/11/21

à chị ơi cho e hỏi thêm với: em đang xem lại BC 2018 thấy có giao dịch liên kết thì e sẽ kết chuyển hàng tháng. Cuối năm trích 20% vào CP hợp lý. còn lại gõ vào chỉ tiêu C6 ạ? Vậy e phải Nộp tờ khai QTTTNDN bổ sung ạ?

Bạn xem lại Nghị định 20/2017, 68/2020, 132/2020, xem có phần hồi tố đó bạn.

16/11/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

16/11/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Nếu lấy số dư tại thời điểm lập BCTC để so sánh khoản vay chiến 25% VCSH và trên 50% khoản vay trung và dài hạn thì DN nào vay vượt 25% VCSH gần như dính hết, vì dư nợ NCC đâu có được nhiều, chủ yếu vay để trả nợ.

16/11/21

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Thế thì lấy số dư ở thời điểm nào thì hợp lý ạ

16/11/21

Bên mình 2021 vừa quyết toán xong. Nghị định về gdlk đánh vào tình trạng vốn mỏng của các doanh nghiệp! cty mình vốn điều lệ 18 tỷ. Dư nợ vay max 2020 ngắn hạn 20 tỷ là tổng của khoảng 40 khoản vay trải ra các tháng trong năm, 6 tháng đáo hạn các món 1 lần, dài hạn dạng trả gốc dần do mua TSCĐ kiểu trả góp như ô tô tải, máy móc tổng 8tỷ. Vẫn bị khống chế lãi vay theo công thức EBitda! Các anh chị em rút kinh nghiệm sớm nhé. Đã còng lưng làm trả lãi ngân hàng ko thì bị nhảy nhóm nợ, lo đáo hạn bạc mặt hàng tháng lại bị loại chi phí! Nếu sếp có đủ vốn ko phải đi vay thì có khi chẳng cần kinh doanh làm gì cho mệt, gửi ngân hàng hưởng lãi cũng đủ giàu rồi! Có năm lãi vay ngót 3 tỷ bạc ngân hàng đút túi rồi còn lãi lờ gì. Nhiều khoản chi cũng có hạch toán được hết đâu. Những năm đầu kinh doanh cty lỗ nhưng vẫn luôn báo lãi ít nhiều vì còn cần hồ sơ đẹp đi trình sếp ngân hàng cấp hạn mức tín dụng.
Cuối năm thấy cảnh sếp phải đi vay trả nợ cũng thấy ngậm ngùi!

16/1/22

Bên mình 2021 vừa quyết toán xong. Nghị định về gdlk đánh vào tình trạng vốn mỏng của các doanh nghiệp! cty mình vốn điều lệ 18 tỷ. Dư nợ vay max 2020 ngắn hạn 20 tỷ là tổng của khoảng 40 khoản vay trải ra các tháng trong năm, 6 tháng đáo hạn các món 1 lần, dài hạn dạng trả gốc dần do mua TSCĐ kiểu trả góp như ô tô tải, máy móc tổng 8tỷ. Vẫn bị khống chế lãi vay theo công thức EBitda! Các anh chị em rút kinh nghiệm sớm nhé. Đã còng lưng làm trả lãi ngân hàng ko thì bị nhảy nhóm nợ, lo đáo hạn bạc mặt hàng tháng lại bị loại chi phí! Nếu sếp có đủ vốn ko phải đi vay thì có khi chẳng cần kinh doanh làm gì cho mệt, gửi ngân hàng hưởng lãi cũng đủ giàu rồi! Có năm lãi vay ngót 3 tỷ bạc ngân hàng đút túi rồi còn lãi lờ gì. Nhiều khoản chi cũng có hạch toán được hết đâu. Những năm đầu kinh doanh cty lỗ nhưng vẫn luôn báo lãi ít nhiều vì còn cần hồ sơ đẹp đi trình sếp ngân hàng cấp hạn mức tín dụng.
Cuối năm thấy cảnh sếp phải đi vay trả nợ cũng thấy ngậm ngùi!

Bạn nghe cơ quan thuế giải thích kiểu biện hộ rồi, để loại chi phí lãi vay là DN bị thiệt

16/1/22

Anh ơi cho em hỏi ạ. Vốn điều lệ cty 1 tỷ. Vay hơn 4 tỷ (từng Hợp đồng vay cộng lại mới hơn 4 tỷ ạ, thời hạn vay là 6 tháng, em đưa vào TK 3411 ạ) Bên cty em là có quan hệ liên kết và phát sinh lãi là có phát sinh giao dịch liên kết phải không a? Em phải làm PH 01 đến 04 phải k a? Nếu em loại hết các khoản chi phí lãi vay thì em không phải làm phụ lục nào vậy ạ?

Lần đầu em làm báo cáo có giao dịch liên kết, nhờ anh và các anh chị khác chỉ thêm cho em ạ. Em cảm ơn anh và mọi người.

23/3/22

Anh ơi cho em hỏi ạ. Vốn điều lệ cty 1 tỷ. Vay hơn 4 tỷ (từng Hợp đồng vay cộng lại mới hơn 4 tỷ ạ, thời hạn vay là 6 tháng, em đưa vào TK 3411 ạ) Bên cty em là có quan hệ liên kết và phát sinh lãi là có phát sinh giao dịch liên kết phải không a? Em phải làm PH 01 đến 04 phải k a? Nếu em loại hết các khoản chi phí lãi vay thì em không phải làm phụ lục nào vậy ạ?

Lần đầu em làm báo cáo có giao dịch liên kết, nhờ anh và các anh chị khác chỉ thêm cho em ạ. Em cảm ơn anh và mọi người.

của bạn làm phụ lục I là được bạn nhé., xem topic hướng dẫn làm phụ lục i của bác Thức để làm

23/3/22

Dạ em cảm ơn chị.

Vậy các chi phí lãi vay em làm thế nào a? Nhờ chị giúp em với, em mới làm báo cáo nên chưa biết gì nhiều ạ.

23/3/22

số dư tại thời điểm báo cáo có phải là số dư kết thúc năm tài chính 31/12 ko bạn. hay số dư ngày hôm nay 23/03/2022 mình làm báo cáo liên kết thì lấy số dư ngày 23/03

23/3/22

số dư tại thời điểm báo cáo có phải là số dư kết thúc năm tài chính 31/12 ko bạn. hay số dư ngày hôm nay 23/03/2022 mình làm báo cáo liên kết thì lấy số dư ngày 23/03

Dạ số dư tại thời điểm kết thúc năm tài chính 31/12 ạ.
Với cho em hỏi, lãi vay trong năm của công ty em làm thế nào ạ?

23/3/22

Các cán bộ thuế nhờ án GDLK này mà một công đôi việc đó họ ko thể nhầm để mất ô sa đâu! Mình chia sẻ câu chuyện bị loại lãi vay bên mình đây để anh chị em tham khảo rút kinh nghiệm

23/3/22


Page 4

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Các cán bộ thuế nhờ án GDLK này mà một công đôi việc đó họ ko thể nhầm để mất ô sa đâu! Mình chia sẻ câu chuyện bị loại lãi vay bên mình đây để anh chị em tham khảo rút kinh nghiệm

Loại là do bạn không nắm luật thuế tndn , mình làm cho 8 cty không có cty nào loại lãi cả

23/3/22

Anh chị cho em hỏi ạ: Cty em vốn điều lệ đến năm 2021 là 9 tỷ, Vay ngắn hạn ngân hàng theo gói hạn mức NH cấp là 15 tỷ. Trong năm phát sinh nhiều lần thu nợ và giải ngân để trả công nợ NCC, Cuối năm dư nợ là 13 tỷ 500tr cộng với vay trung hạn từ năm 2020 đến 31/12 vẫn còn 2 tỷ và là của cùng 1 ngân hàng. Như vậy cty em có thuộc diện có GDLK và bị khống chế lãi vay không ạ.

23/3/22

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Anh chị cho em hỏi ạ: Cty em vốn điều lệ đến năm 2021 là 9 tỷ, Vay ngắn hạn ngân hàng theo gói hạn mức NH cấp là 15 tỷ. Trong năm phát sinh nhiều lần thu nợ và giải ngân để trả công nợ NCC, Cuối năm dư nợ là 13 tỷ 500tr cộng với vay trung hạn từ năm 2020 đến 31/12 vẫn còn 2 tỷ và là của cùng 1 ngân hàng. Như vậy cty em có thuộc diện có GDLK và bị khống chế lãi vay không ạ.

Thỏa mãn 2 điều kiện là liên kết: 25% vốn cha, 50% các khoản nợ trung và dài hạn

23/3/22

Như vậy là bên em bị khống chế lãi vay ạ. Khoản cp lãi vay không được trừ em hạch toán ntn trên bảng CDTK và làm phụ lục nào ạ

23/3/22

Cty vốn điều lệ có 18 tỷ. Vay 30 tỷ mà nợ vay dài hạn có 3-4 tỷ. 30 tỷ tiền vay thì gấp gần 10 lần nợ dài hạn rồi chứ nói gì 50%! Ở đây ko phải hơn thua bạn giỏi hơn ai mà chỉ là nêu thực tế cho anh chị em nào đang gặp thì rút kinh nghiệm

24/3/22

E cũng cùng TH như bác mà đọc chưa thấy ai trả lời cả. Hoang mang style quá ạ. E đã nộp QTTNDN rồi nhưng không kê khai phụ lục liên kết đang không biết có phải nộp lại quyết toán k đây ạ

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết
(

Doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng cơ bản mà có lãi vay ngân hàng mua sắm máy móc thoả điều kiện giao dịch liên kết cũng dính luôn ạ mọi người

24/3/22

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Như vậy là bên em bị khống chế lãi vay ạ. Khoản cp lãi vay không được trừ em hạch toán ntn trên bảng CDTK và làm phụ lục nào ạ

chi phí lãi vay vẫn là 635 thôi em đâu có hạch toán gì thêm

Cty vốn điều lệ có 18 tỷ. Vay 30 tỷ mà nợ vay dài hạn có 3-4 tỷ. 30 tỷ tiền vay thì gấp gần 10 lần nợ dài hạn rồi chứ nói gì 50%! Ở đây ko phải hơn thua bạn giỏi hơn ai mà chỉ là nêu thực tế cho anh chị em nào đang gặp thì rút kinh nghiệm

bạn đó nói đúng đấy em, bị loại lãi vay 30% là phải xem lại các văn bản pháp luật về thuế TNDN.

24/3/22

Như vậy là bên em bị khống chế lãi vay ạ. Khoản cp lãi vay không được trừ em hạch toán ntn trên bảng CDTK và làm phụ lục nào ạ

Khoản này em hiểu cách hạch toán rồi ạ. Nhưng theo bài viết của anh Thức trên nhóm Cộng đồng KT ngày 21/3 thì em thấy cty em ko thuộc diện có GDLK ạ

24/3/22

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Khoản này em hiểu cách hạch toán rồi ạ. Nhưng theo bài viết của anh Thức trên nhóm Cộng đồng KT ngày 21/3 thì em thấy cty em ko thuộc diện có GDLK ạ

hạch toán 635 bình thường làm phụ lục liên kết, nhưng lại vay ko bị loại

24/3/22

chi phí lãi vay vẫn là 635 thôi em đâu có hạch toán gì thêm
bạn đó nói đúng đấy em, bị loại lãi vay 30% là phải xem lại các văn bản pháp luật về thuế TNDN.

Anh nói " phải xem lại các văn bản pháp luật về thuế TNDN" đúng chất cán bộ thuế hay trả lời kiểu chuyền bóng. Họ ra quyết định như thế sau còn bị thanh tra cấp trên nữa. Năm rồi chi cục thuế quản lý cty bên em bội thu khoản loại lãi vay. Vì hầu hết các DN đều đi vay hơn nhiều 25% vốn điều lệ và tổng số tiền đi vay chiếm trên 50% nợ trung - dài hạn.

25/3/22

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết

Anh nói " phải xem lại các văn bản pháp luật về thuế TNDN" đúng chất cán bộ thuế hay trả lời kiểu chuyền bóng. Họ ra quyết định như thế sau còn bị thanh tra cấp trên nữa. Năm rồi chi cục thuế quản lý cty bên em bội thu khoản loại lãi vay. Vì hầu hết các DN đều đi vay hơn nhiều 25% vốn điều lệ và tổng số tiền đi vay chiếm trên 50% nợ trung - dài hạn.

Chứng tỏ em chưa nắm luật thuế TNDN rồi, không phải anh kêu đi xem lại đâu, không có khống chế lãi vay kia, khống chế là làm sai, coi lại vì sao như thế em nhé.

25/3/22

Sẵn tiên em có thắc mắc chút mong anh giải đáp: 1. TK 338, 331 trên CĐKT nằm ở mục nợ ngắn hạn, vậy có được tính k anh nhỉ? 2. mình tính tỷ lệ là tính riêng từng ngân hàng đúng k anh? Vì cty em hiện dư nợ vay ở cả 3 ngân hàng. 3. Đối với doanh nghiệp đầu tư, chỉ có phát sinh vay dài hạn ngân hàng, vậy khoản này có bị tính GDLK k ạ?

Cảm ơn anh!

26/3/22

Anh chị cho em hỏi với ạ: - Cty em vốn CSH là: 50 tỷ (mới góp được 15 tỷ) 1. Trong năm 2021 cty em có vay ngân hàng để mua xe với số tiền 300tr đồng và phát sinh khoản lãi vay là 25tr đồng. (Theo em hiểu thì do bên em chưa góp đủ vốn thì khoản lãi vay này sẽ là chi phí không hợp lý và loại ra khi QT TNDN, nhưng chị kế toán trưởng bên em thì bảo để nguyên không loại???). Đồng thời với số tiền vay nhỏ hơn 25% vốn CSH, thì giữa cty em và ngân hàng không được gọi là giao dịch liên kết có đúng không ạ??? 2. Cty em có vay tiền của Tổng Giám Đốc để kinh doanh với số tiền hơn 8 tỷ, không mất lãi (Như vậy là lớn hơn 10% vốn csh)

Vậy giữa cty em và cá nhân Tổng Giám Đốc được xác định là giao dịch liên kết đúng không ạ??

26/3/22

Sẵn tiên em có thắc mắc chút mong anh giải đáp: 1. TK 338, 331 trên CĐKT nằm ở mục nợ ngắn hạn, vậy có được tính k anh nhỉ? 2. mình tính tỷ lệ là tính riêng từng ngân hàng đúng k anh? Vì cty em hiện dư nợ vay ở cả 3 ngân hàng. 3. Đối với doanh nghiệp đầu tư, chỉ có phát sinh vay dài hạn ngân hàng, vậy khoản này có bị tính GDLK k ạ?

Cảm ơn anh!

bạn đã hỏi bên kia rồi.

Anh chị cho em hỏi với ạ: - Cty em vốn CSH là: 50 tỷ (mới góp được 15 tỷ) 1. Trong năm 2021 cty em có vay ngân hàng để mua xe với số tiền 300tr đồng và phát sinh khoản lãi vay là 25tr đồng. (Theo em hiểu thì do bên em chưa góp đủ vốn thì khoản lãi vay này sẽ là chi phí không hợp lý và loại ra khi QT TNDN, nhưng chị kế toán trưởng bên em thì bảo để nguyên không loại???). Đồng thời với số tiền vay nhỏ hơn 25% vốn CSH, thì giữa cty em và ngân hàng không được gọi là giao dịch liên kết có đúng không ạ??? 2. Cty em có vay tiền của Tổng Giám Đốc để kinh doanh với số tiền hơn 8 tỷ, không mất lãi (Như vậy là lớn hơn 10% vốn csh)

Vậy giữa cty em và cá nhân Tổng Giám Đốc được xác định là giao dịch liên kết đúng không ạ??

1. không liên quan đâu bạn
2. vay hay mượn bạn?

26/3/22

Anh chị ơi bên em như này ạ. - Vay bank ngắn hạn : VP: 10.6 tỷ, Sc: 4.7 tỷ, TP: 1.6 tỷ - Vay bank dài hạn: 606tr (oto, xe tải) - Vốn điều lệ: 6 tỷ. - Có góp vốn kinh doanh với cty của VK sếp: 5 tỷ và có bán hàng sang cho cty của VK sếp phát sinh khoảng 18 tỷ/ năm 2021. Giờ bên em có giao dịch liên kết.

Bên em phải làm PL 01 thôi đúng ko ạ.

28/3/22

vay thì 341, mượn là 3388

Anh chị ơi bên em như này ạ. - Vay bank ngắn hạn : VP: 10.6 tỷ, Sc: 4.7 tỷ, TP: 1.6 tỷ - Vay bank dài hạn: 606tr (oto, xe tải) - Vốn điều lệ: 6 tỷ. - Có góp vốn kinh doanh với cty của VK sếp: 5 tỷ và có bán hàng sang cho cty của VK sếp phát sinh khoảng 18 tỷ/ năm 2021. Giờ bên em có giao dịch liên kết.

Bên em phải làm PL 01 thôi đúng ko ạ.

331 trung và dài hạn có không bạn?

28/3/22

* Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP, mình hiểu là: - Khoản 25% này sẽ được tính căn cứ vào Giấy ĐKKD (TK 411) - Khoản 50% sẽ lấy theo tổng số dư nợ các khoản vay có thời hạn trên 1 năm tại thời điểm lập BCTC ( phần dài hạn của TK 341).

* Theo điểm c, khoản 3, Điều 16, mình hiểu là áp dụng với tất cả các doanh nghiệp liên quan.

30/3/22

Chứng tỏ em chưa nắm luật thuế TNDN rồi, không phải anh kêu đi xem lại đâu, không có khống chế lãi vay kia, khống chế là làm sai, coi lại vì sao như thế em nhé.

Em là người phải nộp thuế nên ko muốn nộp oan. Nói qua nói lại làm em hoang mang. Chẳng lẽ cán bộ sai????

8/4/22