Em hiểu thế nào là chiến tranh thực dân kiểu mới

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a) Bối cảnh lịch sử

Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).

b) Âm mưu

- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

c) Thủ đoạn

- Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. (“Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”).

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV), trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ

a) Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.

- Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

b) Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo (1961 - 1963): bình định miền Nam trong 18 tháng.

* Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.

* Trên mặt trận quân sự: 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 lính Sài gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, với phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

* Đấu tranh chính trị

- Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

c) Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mác-na-ma-ra (Johnson - Mac Namara) 1964 - 1965:

- Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn.

- Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).

* Đánh phá “Ấp chiến lược”: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.

* Về quân sự

- Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (02/12/1964), loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

- Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...

=> Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

3. Ý nghĩa

- Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.

- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.

- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”).

- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Có phải VN đã rơi vào bẫy của một chủ nghĩa thực dân mới? Với nhiều nhà nghiên cứu, đã thấy rõ như thế.Nhưng chủ nghĩa thực dân là gì?Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích, trích như sau:“Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác. Mẫu quốc là nước tuyên bố chủ quyền đối với những thuộc địa này. Cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của lãnh thổ bị quốc gia thực dân áp đặt thay đổi.Chủ nghĩa thực dân thường dùng để nhắc đến một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 khi những người châu Âu tiến hành xây dựng các thuộc địa của mình tại các lục địa khác. Những lý do để thực hiện chính sách thực dân trong thời kỳ này bao gồm:- Thu lợi về kinh tế.- Mở rộng uy quyền của mẫu quốc.- Trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc.- Cải đạo cho người dân bản xứ sang tín ngưỡng của những người thực dân.”(hết trích)Và Chủ nghĩa thực dân mới là gì?Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích:“Chủ nghĩa thực dân mới là thuật ngữ chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia (thường là cựu thuộc địa của các cường quốc châu Âu ở châu Phi hoặc châu Á) thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự hoặc chính trị. Việc kiểm soát có thể thông qua kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; bằng cách thúc đẩy nền văn hóa riêng của một nhóm người, ngôn ngữ hoặc các phương tiện truyền thông ở thuộc địa, làm lan tràn các giá trị văn hóa kiểu phương Tây vốn xa lạ (thậm chí độc hại) vào các nước này. Các Tập đoàn tư bản đa quốc gia thông qua những tác động này sẽ tạo sức ép mở cửa thị trường và thực thi các chính sách có lợi cho họ ở những quốc gia này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa thực dân mới cũng tương tự như chủ nghĩa tư bản, chính là lợi nhuận......Thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới cũng có thể dùng để chỉ sự cai trị trực tiếp của một quốc gia lên một nước khác, vốn vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như sự can thiệp của các doanh nghiệp tư bản hiện đại vào các nước thuộc địa cũ. Những người chỉ trích Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng các tập đoàn đa quốc gia vẫn tiếp tục khai thác các nguồn lực của các quốc gia cựu thuộc địa với giá rẻ mạt, và kiểm soát nền kinh tế của các nước này, tương tự như chủ nghĩa thực dân cổ điển vẫn tiến hành từ thế kỷ 16 đến 20. Trong phạm vi rộng hơn, thuật ngữ chỉ đơn giản là sự chi phối của các cường quốc vào công việc của các nước nhỏ, điều này đặc biệt đúng với Mỹ Latinh hiên nay. Theo nghĩa này, Chủ nghĩa thực dân mới ngụ ý một hình thức của "chủ nghĩa đế quốc kinh tế" hiện đại: các cường quốc có quyền hạn tối thượng với thuộc địa như của chủ nghĩa đế quốc...

...Khác với Chủ nghĩa thực dân cổ điển, Chủ nghĩa thực dân kiểu mới không tiến hành chiến tranh xâm lược, hoặc chỉ tiến hành gián tiếp thông qua chính phủ bù nhìn bản xứ mà nó dựng lên. Trên danh nghĩa, thực dân kiểu mới không trực tiếp dùn từ "thuộc địa" như thực dân cổ điển, và cũng không chính thức sát nhập nước thuộc địa vào lãnh thổ chính quốc. Thay vào đó, chính phủ bù nhìn sẽ giúp chính quốc kiểm soát, khống chế lãnh thổ và khai thác tài nguyên, trên danh nghĩa "hợp tác với đồng minh thân cận"...”(hết trích)

Như thế, Việt Nam đã rơi vào Chủ nghĩa thực dân mới như thế nào?Bài viết tựa đề “Chiến Lược Thực Dân Kiểu Mới của Trung Quốc ở Việt Nam” của nhà nghiên cứu Minh Nam trên mạng viet-studies.info/ ghi nhận, trích như sau:“...Chiến lược của Trung Quốc thường bao gồm các bước như sau.Đầu tiên, Trung Quốc sẽ tuyên bố là không can thiệp vào công việc nội bộ của đối phương, nhưng đồng thời, thông qua các dự án kinh tế và các hỗ trợ tài chính, giúp phe thân Trung Quốc nắm quyền. Trung Quốc sẽ cô lập những cấp lãnh đạo thân Trung Quốc với nhân dân nhằm làm suy yếu tính chính danh của các cấp lãnh đạo này. Các cấp lãnh đạo này muốn giữ quyền do đó phải dựa vào nhóm thân Trung Quốc và do đó các cấp lãnh đạo sẽ bị gián tiếp điều khiển bởi Trung Quốc.Bước tiếp theo, Trung Quốc giới thiệu mô hình kinh tế của mình như một mô hình mẫu để theo đuổi: mô hình kinh tế độc tài lãnh đạo. Trung Quốc giới thiệu mô hình này với mục đích khuyến khích các quốc gia độc tài tiếp tục duy trì thể chế độc tài, với mục tiêu để phát triển kinh tế. Nhưng bằng cách giúp duy trì một chế độ độc tài thân Trung Quốc như vậy, Trung Quốc dễ dàng tác động và thực thi các chính sách thực dân kiểu mới hơn. Các cấp lãnh đạo độc tài thân Trung Quốc do đó sẽ đóng vai trò như các thái thú của Trung Quốc.Sau khi nắm được các cấp lãnh đạo, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản tín dụng “hỗ trợ” cho các nước này và các công ty Trung Quốc bắt đầu đổ vào thị trường. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập và nước này nhanh chóng trở thành một thị trường tiêu thụ của Trung Quốc. Các doanh nghiệp của Trung Quốc, cùng với công nhân, theo vào các dự án của Trung Quốc, làm việc và khi xong hợp đồng sẽ tìm cách ở lại. Một mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc được sự đỡ đầu của chính phủ Trung Quốc sẽ mua các mỏ quặng và tài nguyên với giá rẻ mạt do thông đồng với giới cầm quyền. Chính quyền độc tài địa phương hưởng lợi từ quan hệ Trung Quốc, khi Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, ngược lại Trung Quốc hưởng lợi từ tài nguyên, các nước này là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, và hơn nữa, các chính quyền độc tài này là vây cánh ủng hộ Trung Quốc trên các mặt trận ngoại giao quốc tế.Các nước độc tài này nghiễm nhiên trở thành một chư hầu của Trung Quốc dưới con mắt của thế giới và bị Trung Quốc khống chế về kinh tế, ngoại giao và chính trị.Nhìn lại các chiến lược trên, hẳn các bạn sẽ giật mình rằng Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ với mô hình thực dân kiểu mới từ rất lâu rồi. Mang giàn khoan vào biển chỉ là một trong những bước cuối cùng.”(hết trích)

Như thế, diễn tiến là tất yếu. Bây giờ, nếu không dựa vào sức toàn dân, hẳn là khó gỡ vòng Bắc thuộc vậy.

  • Từ khóa :
  • Wikipedia
  • ,
  • châu Âu
  • ,
  • châu Phi
  • ,
  • châu Á
  • ,
  • Việt Nam
  • ,
  • Trung Quốc

Việt Nam lạm dụng quyền tư pháp qua bản án đối với nhà báo tự do Lê Anh Hùng

(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam

Ukraine Đẩy Bật Quân Nga Ra Khỏi Lãnh Thổ Vùng Đông Bắc

Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.

Thời Sự Trong Tuần

Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).

Nhà Báo Truyền Hình Nga Kêu Gọi Đồng Hương Biểu Tình Phản Đối Chiến Tranh Ukraine

Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.

30 Năm Sau Khi Xô Viết Tan, Cộng Sản Việt Nam Vẫn Cuồng Tín

Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Cứu Cánh & Phương Tiện

Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.

Vọng Âm Mây

Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)