Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học

                                                                                       Phòng QLNCKH
   Thúc đẩy nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, NCKH đặc biệt cần thiết giúp các em tiếp cận và làm quen với môi trường khoa học, phương pháp NCKH cũng như rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo...

   Trong những năm gần đây, hoạt động NCKH cho sinh viên ở các trường Đại học tích cực được đẩy mạnh, không chỉ dừng lại ở số lượng Sinh viên tham gia NCKH tăng lên mà chất lượng các công trình NCKH cũng ngày càng được đánh giá cao. Nhiều công trình đã thể hiện được sự tìm tòi, nghiên cứu và có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực, thì vấn đề NCKH của sinh viên vẫn còn gặp phải hạn chế về số lượng SV quan tâm đến NCKH chưa thực sự đông đảo trên tổng số SV trong một trường. Hoạt động NCKH vẫn bị xem là phong trào hơn là hoạt động tự giác và chủ động, chất lượng nhiều công trình NCKH còn chưa cao.

Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học

      Ảnh minh họa: Hoạt động NCKH của SV trường ĐH Hà Tĩnh
                                                               Nguồn: Báo điện tử Hà Tĩnh
   Nhiều sinh viên vẫn nhận thức việc NCKH còn khá xa vời, chỉ dành cho các sinh viên xuất sắc. Nhiều sinh viên còn lơ mơ về NCKH, chưa biết bắt đầu từ đâu và cần phải nghiên cứu những nội dung gì. Vì vậy, điều quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt động NCKH ở sinh viên đó chính là tăng cường nhận thức của sinh viên về NCKH. Bản thân SV cũng có một số em còn thiếu tính chủ động, thiếu sự tích cực trong học tập và NCKH.
   Mặt khác, việc kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ và hiệu quả từ đó dẫn đến các đề tài NCKH của SV còn thiếu tính thực tiễn.
   Ở một vài trường đại học, khối lượng kiến thức cần phải học ở trên lớp quá nhiều dẫn đến việc SV phải chú trọng và dành thời gian nhiều cho việc học kiến thức thiếu thời gian quan tâm đến NCKH, hoặc nếu có làm cũng hạn chế về mặt chất lượng.
Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học

      Ảnh minh họa: Hoạt động NCKH của SV trường ĐH Hà Tĩnh
                                                                Nguồn: Báo điện tử Hà Tĩnh
   Từ những nguyên nhân trên, nhà trường cần có các biện pháp đào tạo thông qua NCKH giúp SV năm vững phương pháp luận và vận dụng những phương pháp NCKH trong học tập và thực tiễn sau này./.
                                                       
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đường dây nóng phòng, chống bệnh do virus nCov 1900-9095 (Bộ Y tế), 0869990490 (Lãnh đạo Sở Y tế), 0905.108.844 (Tiếp nhận giải đáp, tư vấn các biện pháp về phòng, chống bệnh), 0905.285.620 (Tiếp nhận, giải quyết các vấn đề về phòng, chống dịch tại cộng đồng, khách sạn), 0903.583.881(BS. Nguyễn Thành Trung, PGĐ Bệnh viện Đà Nẵng), 0903.543.115 (BS. Trần Thị Hoàng, PGĐ Bệnh viện Phụ sản - Nhi); 0903.578.049 (BS. Lê Thành Phúc - GĐ Bệnh viện Phổi) 

Đề tài khoa học cất trong tủ kính?

Hằng năm, ở nước ta có hàng nghìn đề tài NCKH được đăng ký nghiên cứu tại các cơ sở khoa học. Hãy thử làm một phép tính nhỏ, mỗi năm có hàng trăm, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ “ra lò”, mà mỗi đề tài, luận án chính là một sản phẩm khoa học. Đó là chưa kể đến hàng nghìn công trình, đề tài NCKH khác có tầm cỡ từ cấp Trung ương về cơ sở, nhất là ở các đơn vị NCKH chuyên nghiệp được hoàn thiện, nghiệm thu. Vậy những đề tài NCKH đó, sau khi được đánh giá, nghiệm thu xong sẽ đi về đâu, ứng dụng thế nào?

Có một thực tế tồn tại lâu nay trong lĩnh vực NCKH ở nước ta, đó là đề tài khoa học thì nhiều, nghiệm thu "nghiêm túc" và đánh giá xuất sắc là chủ yếu, nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn lại chưa được bao nhiêu. Thậm chí, đại đa số sản phẩm ấy lại được xếp ngay ngắn trong ngăn kéo hoặc trưng bày rất đẹp trong các tủ kính. Không khó để nhận ra những ổ khóa hoen gỉ, những sản phẩm đề tài bị phủ bụi kín vì quá lâu ngày chẳng ai sờ đến!

Nguyên nhân của thực trạng trên thì có nhiều, nhưng xét về bản chất thì những sản phẩm nghiên cứu ấy vốn dĩ ban đầu chưa bám sát hoặc không bám sát yêu cầu thực tiễn, không đáp ứng được đòi hỏi "thị trường khoa học" và không chạm tới nhu cầu mà đời sống xã hội đang cần... Bởi thế, khi sản phẩm khoa học hoàn thành thì “trống giong cờ mở”, nhưng các bước vận dụng, ứng dụng tiếp theo thì "vạn dặm mù mờ".

Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học
Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học
Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học
Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học
Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học
Ảnh minh họa: tienphong.vn

Đã nhiều lần trên nghị trường Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chất vấn người đứng đầu các ngành, lĩnh vực về chuyện kết quả, hiệu quả trong công tác NCKH. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có hay không chuyện dễ dãi khi xét duyệt và nghiệm thu đề tài? Rồi đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu các công trình NCKH chủ lực...? Dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì những công trình, đề tài khoa học được nghiệm thu, đánh giá đã tốn biết bao thời gian, công sức nghiên cứu, tiền của đầu tư... nhưng lại xếp vào tủ kính thì vô cùng lãng phí.

Mục tiêu của NCKH không có gì khác là sáng tạo ra cái mới để phục vụ đời sống, nâng cao năng suất lao động và cải biến tự nhiên, xã hội, tư duy con người.Do đó, để không còn những đề tài khoa học phải xếp vào tủ kính thì trước hết, cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền phê duyệt, xét duyệt đề tài cần đặt ra yêu cầu rất cao về tính ứng dụng của đề tài. Phải nhất quán quan điểm rằng: Nếu không đề xuất được tính ứng dụng sản phẩm khoa học thì không nên nghiên cứu và nếu sản phẩm khoa học khi hoàn thành không đưa vào thực tiễn áp dụng thì đề tài đó chẳng có giá trị gì cả!

(Tiến sĩNGUYỄN VĂN NGUYÊN,giảng viên Học viện Ngân hàng)

--------

Thủ tục rườm rà “trói” nhà khoa học

Đây là đánh giá chung của các nhà khoa học khi đề cập đến những quy trình, thủ tục hành chính để tiến hành các bước đăng ký, xét duyệt, hoàn thiện, thẩm định... một đề tài khoa học, nhất là các thủ tục liên quan đến kinh phí thực hiện. Thậm chí, nhiều nhà khoa học không ngại việc nghiên cứu, nhưng lại "ngán ngẩm" bởi có quá nhiều thủ tục rườm rà để được chi trả kinh phí, quyết toán đề tài và quy trình xem xét, đánh giá sản phẩm khoa học... Cũng vì thủ tục hành chính mà không ít nhà khoa học như bị rơi vào những túng bận, rối rắm; rồi vơi cạn dần niềm đam mê khoa học. Đáng buồn hơn là thực trạng này tồn tại trong suốt nhiều năm qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã lớn tiếng đấu tranh, yêu cầu đơn giản hóa những thủ tục không đáng có, nhưng xem ra phần việc này vẫn ì ạch một cách khó hiểu. Nókhiến cho sức sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân vô hình trung bị bào mòn mà nguyên nhân sơ đẳng, cố hữu là bởi thủ tục "hành là chính".

Để tạo động lực cho các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ, đảng viên tích cực NCKH, cơ quan chức năng đã ban hành rất nhiều thông tư quy định về thủ tục đăng ký, xét duyệt, tổ chức, thẩm định...; nhất là quy định về khoán chi trong NCKH. Trong đó nổi bật là Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC năm 2015 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính. Theo đó, thay vì đầu tư dàn trải, Nhà nước đầu tư có mục đích thông qua việc khoán chi, tạo điều kiện cho các viện, trung tâm, cơ sở nghiên cứu hiện thực hóa các mục tiêu nghiên cứu.

Đứng trên góc độ quản lý nhà nước là vậy, còn thực tiễn nghiên cứu thì vẫn còn đó không ít vướng mắc. Bởi lẽ, với phần thanh quyết toán, dự trù kinh phí NCKH, việc lập hồ sơ dự án xin kinh phí là nỗi “đau đầu” của các nhà khoa học với thủ tục kê khai quá chi tiết, nặng vềtàichính đã khiến cho hồ sơ đề tài thêm dày, thêm nặng. Đó là chưa kể một công trình nghiên cứu có thể kéo dài nhiều năm, giá nguyên vật liệu, tiền công lao động phục vụ công tác nghiên cứu những năm sau có sự chênh lệch so với thời điểm lập dự toán.

NCKHkhông giống như các lĩnh vực sản xuất hay xây dựng cơ bản, không phải là một công đoạn trong quá trình sản xuất, lắp ráp. Và nhà khoa học không phải bất cứ ai cũng đều am hiểu, có kiến thức toàn diện về lĩnh vực kinh doanh, hạch toán. Bởi vậy, họ khó có thể tính toán chi tiết những khoản chi phí phải có trong công trìnhNCKHcủa mình và việc giải trình từng phần trong đề tài nghiên cứu (cụ thể mức kinh phí) cho từng giai đoạn sẽ gây khó cho các nhà khoa học.

(Tiến sĩTRẦN HUY NGỌC,Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên)

--------

Công bằng trong đánh giá sản phẩm khoa học

Sản phẩm khoa học là thành quả của quá trình sáng tạo. Dù là nhà khoa học chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở NCKH hay là người nông dân, thợ lao động thủ công... thì mỗi sản phẩm khoa học đều được kết tinh từ trí tuệ, từ quá trình tổng kết thực tiễn để rồi “thai nghén”, cho ra đời với mục đích ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ cuộc sống và vì lợi ích chung. Thế nhưng ở nhiều nơi vẫn tồn tại khá phổ biến tư duy xem nhẹ những sản phẩm nghiên cứu của người dân, dù rằng giá trị và giá trị sử dụng của nó rất đáng được ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng.

Chúng ta thấy rằng, lâu nay, các phương tiện truyền thông vẫn thường xuyên giới thiệu các nhà khoa học không chuyên ở trên khắp mọi miền đất nước với những tên gọi khác nhau, như “kỹ sư nông dân”, “nhà khoa học chân đất”... Họ là những người nông dân, công nhân lao động vì đam mê khoa học, vì bản năng sáng tạo mà suy nghĩ, tìm tòi, chế tạo, sáng tạo ra những máy móc, công cụ sản xuất mới để phục vụ chính quá trình lao động sản xuất. Thế nhưng khi sáng tạo ra "sản phẩm khoa học", họ lại khó thiết lập được việc sở hữu trí tuệ, không được thụ hưởng các chính sách ưu đãi, khen thưởng như những nhà khoa học đã có chức danh khoa học, học hàm, học vị. Thậm chí, dù đượctruyền thông, báo chí ngợi ca, được một số tổ chức khoa học vinh danh nhưng hầu như tất cả chỉ dừng lại ở đó mà không có hoặc rất ít có thêm các hỗ trợ về kinh phí, nguồn lực hoặc hỗ trợ thương mại hóa, chuyển giao công nghệ. Cũng bởi thế, những sản phẩm khoa học của các“nhà khoa học chân đất” vẫn chỉ dừng lại ở mức là sản phẩm của đơn đặt hàng “một chiều” mà chưa thể vượt ra khỏi khuôn khổ những thửa ruộng, vườn cây, ao cá.

Trong khi các nhà khoa học tại những viện nghiên cứu khi đăng ký công trình, đề tài khoa học đều được bảo hộ, được hỗ trợ kinh phí, đầu tư nguồn lực, hoặc là được đặt hàng thì những nhà khoa học không chuyên hầu như đều tự thân vận động, tự lực cánh sinh. Không ít người, để có thể cho ra đời được "đứa con tinh thần" hoàn chỉnh đã phải trải qua hàng trăm lần thất bại, đánh đổi bằng cả gia sản mà cả đời dành dụm, tích cóp.

Tôi cho rằng, sáng tạo là không có điểm giới hạn, càng không thể có sự phân biệt giữa sản phẩm khoa học chuyên nghiệp hay không chuyên. Dù đó là sản phẩm do ai sáng tạo ra thì luôn có sự cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng trên thị trường khoa học và công nghệ; cần được ghi nhận đánh giá như nhau. Vì lý do đó, rất mong Nhà nước và cơ quan chức năng cần có thêm cơ chế khuyến khích tinh thần sáng tạo trong toàn dân, không chỉ là khen thưởng, tôn vinh mà phải thực sự đồng hành lâu dài với các nhà khoa học không chuyên thông qua những hình thức hỗ trợ về chính sách, kinh phí, chuyển giao công nghệ để những ý tưởng sáng tạo, sản phẩm khoa học của họ ứng dụng sâu rộng vào cuộc sống.

(Nghiên cứu sinhTRẦN THỊ QUỲNH DIỄN,Trường Đại học Y Hà Nội)