Hiền như bụt có nghĩa là gì năm 2024

Xưa nay nhân loại vinh danh, thờ phụng người có tài hay người có đức là câu hỏi vẫn gây nhiều tranh luận.

Dân gian có câu “hiền như Bụt”. Bụt là cách gọi ngắn gọn chữ Buddha (Bụt-đà), nghĩa là Phật. Bụt là hiện thân của từ bi, đức độ, bao dung. Nhưng Bụt cũng là tài năng siêu việt.

Hiền như bụt có nghĩa là gì năm 2024

Tôn Ngộ Không trong bàn tay Phật Tổ

Trong “Tây du ký”, tất cả các loại yêu ma thần thông qủy quyệt, đánh bại tất thảy quan quân của thiên đình, nhưng đều chịu khuất phục và quy phục trước Phật.

Tôn Ngộ Không là người có công phò trợ Đường Tăng ngàn dặm nguy nan đi lấy chân kinh. Nhưng trước đó, Ngộ Không là kẻ có tài nhưng kiêu ngạo.

Do dám đánh cả trời (tề thiên) nên xưng danh là Tề Thiên Đại Thánh. Sau phải nhờ vòng kim cô mới khống chế được thói ngông cuồng.

Vòng kim cô thể hiện quyền năng siêu phàm của Phật. Nếu Phật không có tài, làm sao kìm chế được Ngộ Không? Tôn Ngộ Không dẫu cậy tài “cân đẩu vân”, nhưng bay nhảy chán cũng không ra khỏi bàn tay của Phật Tổ.

Trong cuốn “Những con đường tơ lụa, một lịch sử mới về thế giới” của Peter Frankopan (Nhà xuất bản Đà Nẵng 2019), Ashoka Đại Đế được mô tả là vị hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ.

Ashoka, gọi theo tiếng Hán Việt là A-du-già, trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 trước Công nguyên. Ashoka đã toàn thắng trong hàng loạt các cuộc chinh phạt và là vị quân vương đầu tiên của nước Ấn Độ xưa đã thống nhất được một lãnh thổ vĩ đại, lớn hơn diện tích Ấn Độ ngày nay.

Quốc huy của Ấn Độ hiện nay là bản sao của cột đá Ashoka. Quốc kỳ Ấn Độ với thiết kế bánh xe 24 nan hoa gọi là “Ashoka Chakra” nghĩa là “Bánh xe pháp Ashoka”.

“Bánh xe pháp” chính là hành trình quy phật hoằng pháp của Ashoka, lan tỏa tinh thần Phật giáo ra thế giới.

Sau khi chứng kiến quá nhiều chết chóc trong chiến tranh mở rộng đế quốc của mình, Ashoka đã quy y Tam bảo và lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời cứu khổ cứu nạn của Phật Thích Ca.

Tên tuổi Ashoka gắn liền với việc lưu truyền, phát triển Phật giáo ra khắp châu Á. Các bảo tháp hay đền thờ Phật được xây dựng, trở thành các điểm hành hương, trong khi các kinh Phật chỉ ra cách cư xử tại các địa điểm hành hương khiến những lý tưởng Phật giáo trở nên thực tế hơn và hữu hình hơn.

Đây là những nỗ lực có chủ ý của Ashoka để làm cho Phật giáo nghe được, nhìn được, cho phép nó cạnh tranh tốt hơn với các tôn giáo cùng thời.

Vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, sự truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ dọc theo các con đường của các thương nhân, nhà sư và du khách đã lan truyền về phía đông, qua dãy núi Pamir vào Trung Quốc. Đây là dữ liệu để Ngô Thừa Ân sáng tác siêu phẩm “Tây du ký” kể về hành trình lấy kinh của người Trung Quốc.

Trong lịch sử, đến những năm 460, tư tưởng, thực hành, nghệ thuật và hình ảnh Phật giáo đã trở thành một phần chủ đạo ở Trung Quốc, cạnh tranh mạnh mẽ với Nho giáo truyền thống.

Với tài năng và quyết tâm tôn vinh giá trị Ấn Độ, công đức của Ashoka đã được gắn trên Quốc kỳ nước này. Nếu chỉ có nguyện vọng tốt mà không có khả năng hành động quyết liệt thì làm sao tên tuổi Ashoka trường tồn với thời gian?

Ở Trung Quốc, cuốn “Chiến quốc sách” ghi chuyện Tô Đại trình bày với Yên Chiêu vương về 2 loại người có đức và có tài. Một loại là người có đức hạnh tốt: hiếu như Tăng Tham, tín như Sinh Cao, liêm như Bào Tiêu. Cụ thể Tăng Tham hiếu kính với cha; Sinh Cao không lừa bịp người khác; Bào Tiêu không ăn trộm tiền của người khác.

Đó là những việc tốt nhưng không thể so với những người vừa có đức hạnh vừa có chí tiến thủ, có nguyện vọng và thực lực giúp vua dựng nghiệp lớn. Người có đức hạnh và thực lực ấy mới có lợi cho nước, cho dân.

Trong truyện cổ tích Việt Nam, nếu Bụt chỉ hiền lành, tốt bụng, không có phép màu thì làm sao năm lần bảy lượt giúp được cô Tấm mồ côi bị mẹ kế hành hạ?

Ngày xưa nói người hiền là người hiền tài, giỏi giang chứ không phải hiền lành theo cách hiểu bây giờ. Người được thờ phụng dẫu không tài đức vẹn toàn chắc chắn cũng phải là người có công với nước, với dân. Không thấy ở đâu thờ người có lòng tốt thuần túy.

Đức Phật nói đời là bể khổ, nước mắt chúng sinh dồn lại nhiều hơn nước bốn đại dương. Vì vậy, tốt là phải giúp được cho đời. Công lao với đời được dân ghi ơn, thờ phụng.

Nên chăng, câu “hiền như Bụt” xin được hiểu là “hiền tài như Bụt” chứ không phải “hiền lành như Bụt”.

Từ điển chuyên khoa Triết học Larousse tìm nghĩa gốc của tên hiệu Thích Ca Mâu Ni là “cây sậy đơn độc”((Cakya Mouni = le solitaire des cakyas, c’est à dire des roseaux Dictionnaire de la Philosophie-Larousse p. 34)), nhiều học giả khác cũng đi tới kết luận tương tự, Thích Ca Mâu Ni hiểu theo nghĩa sâu xa là nhà hiền triết tịnh mặc.

Từ giai đoạn sống đời sống nhân sinh mang tên Thái tử Mãn Nguyện-Siddhartha tới lúc sinh con trai tên Ràng buộc-Rahula, rồi dứt bỏ lên đường tìm đạo tu hành, ngồi tĩnh tọa im lặng dưới rặng Hy Mã Lạp Sơn nóc nhà của thế giới, người đương thời và đệ tử gọi Ngài là nhà hiền triết trầm mặc, Cakya Mouni, ít nói, không tranh biện, cho tới lúc đạt đạo giác ngộ dưới gốc Bồ Đề thành người Thức Tỉnh –Buddha. Từ đây cây sậy im lặng và thức tỉnh ấy đã làm thức tỉnh cả tỷ tỷ chúng sinh.

Buddha người Việt Giao Chỉ gọi nôm na là ông Bụt, mãi sau theo Tàu, thời Minh thuộc 1407-1428, mới gọi là Phật vì Tàu phiên âm Buddha là Phật Đà((Buddhata gọi nôm na từ xưa là Bụt, vừa gọn vừa đúng âm. Trung quốc cũng từng dùng từ Bột Đà. Chữ Phật từ chữ Hán gồm chữ Nhân và Phất, chữ Phất hàm ý Tánh Không,tức Phật tánh, do Huyền Trang tk6, dịch sang Hán, Phật như vậy nghĩa Người Ngộ Tính Không (tác giả Lâm Hồng Thế-dẫn theo thuvienhoase.org). Tùy văn cảnh dùng Bụt hay Phật cho êm tai.)). Khi gặp hoạn nạn đau khổ thì người ta cầu ông Bụt hiện lên để cứu độ. Đạo Phật, từ những thế kỷ đầu Dương lịch, đã trở thành một triết lý và một tôn giáo dân tộc, ngay cả tên vị giáo chủ cũng đã được biến thành một tên bình dân, ông Bụt bên cạnh ông Tiên, đi vào đời sống tâm linh người dân như những thiên thần che chở cứu giải. Trời, Phật đi với nhau: nói có Trời có Phật, và ông Trời hay Tạo Hóa, hay Thượng Đế, thì cao xa quá, còn ông Bụt gần hơn, thân mật và hiền từ hơn, hiền như Bụt, như người dân ví dụ, chứng tỏ đạo lý từ bi đã thấm nhuần vào con người Việt-Nam rất tự nhiên và sâu xa. Đã bao người, như Lão Tử, trách móc Trời gần Trời xa, nào “thánh nhân đãi vạn như sô cẩu”, nào “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” v.v… nhưng chưa thấy ai oán trách ông Bụt hiền từ vì ông Bụt thương cả vạn vật cỏ cây và chỉ dạy cho con người cách diệt khổ để đạt tới Cực Lạc,Niết Bàn.

Ông Bụt chỉ dạy phương pháp khoa học để phá màn vô minh: hãy tự thấy cuộc nhân sinh hệ lụy theo kinh nghiệm của mình, tìm nguyên nhân của khổ đau sinh tử một cách khách quan, rồi suy xét thẩm định phương cách diệt khổ bằng đại hùng (dứt bỏ dục vọng), đại lực (tự lực mình tu tập), không khác phương pháp hiện đại của y giới Hoa-Kỳ, ông Bụt từ 2500 năm trước đã S.O.A.P. (Subjective,Objective, Assessment, Plan) đúng cách chẩn bệnh, định bệnh và chữa bệnh.

Ông Bụt từng dạy suốt 49 năm giảng dạy cách diệt khổ mà thật ra chưa từng nói một lời nào và ngón tay chỉ mặt trăng nhưng ngón tay không phải là mặt trăng. Đức khiêm tốn này suốt hơn 2000 năm đã giúp đạo Phật tránh được những cọ sát ý thức hệ, vượt trên hữu và vô: Có thì có tự mảy may Không thì cả thế gian này cũng không Kìa xem bóng nguyệt lòng sông Ai hay không có, có không là gì!((Sư Đạo Hạnh thế kỷ 11 – Phan Kế Bính dịch.))

Về phương diện triết lý, Niết Bàn chính là tầng trời tâm linh cao cả và con người vốn mang Phật tính, nếu tu luyện đúng cách, đều có thể tự lực (đại lực) đạt tới như ông Bụt đã thể nghiệm.Tới đây Phật triết được nhân loại tin tưởng thành Phật giáo, một tôn giáo không cần tới huyền thoại, không cần tới thần quyền, vì như Nho giáo tâm niệm, con người vốn mang thần tính: Âm dương chi giao Quỷ thần chi hội

Cứ nỗ lực kiên trì tu tập phá được cái màn vô minh tham sân si, thì Phật tính sẽ xuất ra((Theo lý Duyên Sinh, có chúng sinh mới có Bụt, Sinh Phật bất nhị, chúng sinh có Phật tính, Bụt cũng từ chúng sinh, đạt quả vị Phật qua đại giác ngộ.)).

*

Phật giáo được các nhà sư Ấn Độ truyền sang đất Việt trước cả Trung Hoa, từ thế kỷ thứ II trung tâm Phật giáo Luy Lâu (vùng Kinh Bắc của Hồn Bướm Mơ Tiên) đã trở thành một cái nôi văn hóa rực rỡ, lôi cuốn các bậc hiền giả từ Tầu sang hoặc làm thầy, hoặc làm trò, có lẽ người Tầu gọi nước Nam là “văn hiến chi bang” kể từ đấy. Nếu Trung Hoa có thời Xuân Thu Chiến Quốc với trăm hoa tư tưởng, thì nước Việt cũng đã có một thời văn hóa Luy Lâu với đủ mọi khuynh hướng Phật học, tập trung những bậc học giả quốc tế, Ấn Độ, Trung Hoa, Chiêm Thành… để cùng kết hợp với Nho và Lão tạo nên Tam giáo đồng tôn suốt 400 năm từ Lý đến Trần. Chính vì văn hóa Bụt đến đất Việt trước Tầu nên thời ấy (thế kỷ II tới thứ X, XII) người nước Nam không có mặc cảm thua kém với phương Bắc như các thời sau chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa học thuật Khổng Mạnh Trình Chu. Đời Lê Đại Hành nhà Tống phải học cách tổ chức quân sự của Việt, đời Lý, Lý Thường Kiệt mang quân đánh Tầu, đời Trần quyết liệt sát thát và các vua theo nhau nhường ngôi cho con để lên núi đi tu.

Phật giáo đã đi vào lòng dân tộc qua lối xưng hô như người trong nhà: Sư cụ, Sưông, Sư bác, Chú tiểu, Sư bà, Ni cô… mãi thời gần đây mới dùng các chức danh như Thượng Tọa, Đại Đức… làm mất đi rất nhiều mầu sắc dân tộc của Phật giáo. Văn Hóa Việt-Nam, trước khi Phật giáo du nhập, vốn là một nền Văn Hóa Hữu Lễ phản ảnh qua lối xưng hô cô dì chú bác anh em… xao lãng lối xưng hô đó thật uổng phí công trình dân tộc hóa của nhà Phật.

Trong phép tu học, người ta cho rằng: thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ batu chùa, và nhà Sư theo đúng nghĩa là một người thầy, tương tự như chữ Rabbi của Do Thái Giáo((Danh từ Rabbi có nghĩa là thầy (maitre) hoặc là cao sư của đạo pháp (docteur de la Loi juive).)). Người làm Sư phải thông hiểu đạo diệt khổ của ông Bụt để tâm ấn cho người khác, tự giác để giác tha, tâm đây là cái tâm sáng suốt do đuốc tuệ soi thắp, vượt trên lý luận biện chứng, ngôn từ. Thuyết pháp hoằng đạo mà dùng nhiều sách vở ngôn từ tức là đi xa với phương pháp của Bụt. Chỉ cần vài câu kệ ngắn gọn gợi ý cho người khác suy ngẫm và thực hành mới thực là điều Thích Ca Mâu Ni khuyên bảo.

Con đường tu tập không cần tới muôn vạn kinh điển của các trường phái bàn về đạo Phật, những biện chứng về ngã, vô ngã, sắc, tướng, thức… rất dễ làm người đọc lạc vào rừng ngôn từ triết học mà chính đức Phật cũng dạy là nhiều vấn đề siêu hình bất khả tư nghị, không thể nghĩ bàn, không lợi ích gì cho việc tu hành giải thoát. Cho nên khác với các hệ thống triết lý Tây phương, đạo Bụt không phải là một hệ thống, khác với các tôn giáo, đạo Bụt không dựa vào lòng tin vô thể nghiệm, vào mặc khải, đạo Bụt là một đạo sống mà một người đã thể nghiệm thành công là Bụt và dựa trên kinh nghiệm tu hành Ngài đã chỉ cho người khác cách tu và cách hành để đạt tới cõi an lạc tuyệt diệu vắng lặng Chân Như Niết Bàn.

Từ Tứ Diệu Đế tới Bát Chính Đạo, ông Bụt đặt vấn đề rất giản dị và dạy phương pháp cũng giản dị, chỉ có thực hành đòi hỏi kiên nhẫn và tùy mỗi người tìm cách đạt đạo khác nhau. Trong tám cách chính để đạt đạo thì chính kiến và chính tư duy đứng đầu. Chính kiến là Thấy Đúng((Chính Kiến được dịch sang Anh ngữ là Right Views, Chính Tư Duy là Right Resolve – The Buddhist Tradition – William Theodore de Bary.)), thấy bề ngoài và bề sau, thấy xa thấy gần, thấy trong thời gian và không gian tương đối và tuyệt đối, thấy chân tướng của sự vật, có thấy đúng bằng Trí Huệ, thì từ đó mới suy tư đúng, mới quan niệm đúng, mới nói đúng… Thích Ca đã thành Phật vì Người thấy vạn vật đúng nghĩa vô thường của vạn vật, đã phá bỏ tháo gỡ kiến chấp làm mê muội lầm lạc đôi mắt và con tim của mình. Tham thiền nhập định không đủ thành Phật, tụng ngàn bồ kinh, không đủ thành Phật, đọc vạn trang kinh điển, chỉ thành học giả Phật giáo… Đức Phật dạy dùng Chính Kiến để thường trực phá bỏ màng lưới vô minh vây bủa nhân sinh, phá được bao nhiêu là tiến gần tới trạng thái Niết Bàn bấy nhiêu, rồi người sau bàn bạc hý luận nhiều quá nên quên cả việc thực hành theo kiểu mẫu mà chính đức Phật đã thực hành.

*

Triết gia Đức Schopenhauer khi được hỏi là các tôn giáo triết lý Tây Phương có thể thay thế được đạo Phật ở Á Đông không, từ thế kỷ 19 đã trả lời: “Không có đạo nào có thể thay thế đạo Phật ở Đông phương được vì làm như thế chẳngkhác gì bắn một viên đạn lên vách núi cao”((As if we fired a bullet against a cliff. (trích dẫn theo Will Durant – The Story of Philosophy tr. 339).)).

Trong một thế giới đang bị màn vô minh vật chất vây bủa, kỹ thuật và kinh tế đang làm nô lệ cả nhân loại, dục tính được khuếch đại vô bờ, đạo lý Trung Đạo diệt Dục để diệt Khổ tỏ ra cần thiết cho tâm linh nhân loại, nhân loại tự giải thoát để tìm chân hạnh phúc trong Bầu Trời Cảnh Bụt êm đềm.