Hoa cứt lợn gọi là hoa gì năm 2024

Hoa xuyến chi có nguồn gốc cũng thật kỳ lạ, hoa xuyến chi có tên khoa học là (Bidens pilosa) một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ cúc (Asteraceae). Một số người nhầm lẫn hoa xuyến chi với loài “hoa cứt lợn”.

Hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, nhưng khác hẳn với hoa sen, hoa hồng. Cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m. Cành rậm thường mọc theo từng nhóm.

Hoa cứt lợn gọi là hoa gì năm 2024

Hoa nở quanh năm nhưng chủ yếu nở rộ vào cuối xuân, hoa xuyến chi thường có năm hoặc sáu cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Sau đó các nhụy hoa có hạt trong mỗi nhụy, đầu nhụy có các múi gai. Các nhụy này di chuyển theo gió hoặc có một con vật, cả con người các nhụy này có các múi gai bám chặt vào. Di chuyển đến những nơi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh trưởng tiếp theo. Nhờ đó mà hạt hoa xuyến chi có thể đến được nơi đất mới, nảy nở sinh sôi.

Hồn nhiên, hoang sơ như đồng nội là cảm xúc của khi nói về loài hoa này, hoa xuyến chi có mặt ở mọi địa hình: bên ghềnh đá, bãi cát, gò đất khô, đất hoang, bên đường tàu, triền đê, bờ mương, vệ đường… dù môi trường có nghiệt ngã, xuyến chi vẫn phát triển và bốn mùa hoa nở - những bông hoa bé nhỏ tươi tắn, lung linh men bờ kênh dẫn nước về ruộng xanh mênh mông đã tạo lên một thảm hoa trang trí khoe sắc cùng đất trời, hoa xuyến chi thật giống như tên gọi khiến lòng người xao xuyến…

Hoa cứt lợn gọi là hoa gì năm 2024

Ý nghĩa hoa xuyến chi bắt nguồn từ sự tích trong dân gian. Chuyện kể rằng ngày xưa, rất lâu rồi đã từng có một người con gái, nàng có giọng hát du dương đủ làm cho các chàng trai say mê nhưng có một điểm là nàng không hề xinh đẹp.

Trong suốt quãng đời của nàng, chưa một lần nào nhận được sự quan tâm, yêu thương nên nàng chưa bao giờ hiểu được quan tâm là giờ nàng sống cả đời trong sự cô đơn lặng lẽ, bởi chính nàng cũng nhận ra được sự cô đơn.

Và rồi đến một ngày người khách qua đường đã đem lòng yêu tiếng hát của nàng, người ấy đến bên nàng, trò chuyện cùng nàng, quan tâm nàng. Nhưng không một lần nào người khách đối diện với khuôn mặt ấy. Nàng không nhận ra được điều đó! Nàng chỉ biết rằng lần đầu tiên nàng được quan tâm và nàng hạnh phúc.

Hoa cứt lợn gọi là hoa gì năm 2024

Nhưng chuyện tình nào cũng có điểm kết thúc người khách kia đã bỏ đi mà không một lời từ biệt để nàng ngay đêm thương nhớ hy vọng một ngày người khách lạ kia đến bên nàng xóa tan đi những cô đơn. Nhưng thời gian trôi qua nàng ngóng đợi, ngóng đợi mãi rồi một ngày nàng cũng đã kiệt sức chờ đợi, nơi mà nàng ngã xuống đã mọc lên một loài hoa đẹp, nhỏ nhắn xinh đẹp đó là loài hoa xuyến chi, một loài hoa dại chốn đồng quê.

Hoa cứt lợn hay còn được biết đến với tên gọi là cây cỏ hôi, hoa ngũ vị, cây thắng hồng kế,... Đây là loài thực vật mọc hoang dã, có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ nhà Cúc. Người dân thường trồng loài cây này để làm thuốc chữa bệnh là chính.

Hoa cứt lợn vốn có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil. Vậy nên chúng ưa thích khí hậu nhiệt đới, không phát triển được ở những nơi lạnh giá. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp loại cây này ở bất kỳ nơi đâu, trải dài suốt từ Bắc vào Nam.

2 Đặc điểm của cây hoa cứt lợn

Một số đặc điểm của cây cỏ hôi mà bạn nên biết:

2.1. Về thân cây

Cây hoa cứt lợn là loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 30-50cm. Thân cây có màu xanh lục hoặc màu xanh hơi tím, bên ngoài thân được bao phủ bởi một lớp lông tơ.

2.2. Về lá cây

Lá cây hoa cứt lợn có dạng hình trứng, mọc đối xứng nhau, có chiều dài từ 4-6cm, bề rộng từ 1-2cm. Hai mặt của lá đều có lông, phần mép lá có răng cưa. Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt hơn so với mặt trên.

2.3. Về hoa

Hoa cứt lợn có màu trắng, mọc thành từng cụm nhỏ trên ngọn cành. Đôi khi bạn có thể bắt gặp hoa có màu tím hoặc xanh. Cây có khả năng tạo quả, quả có màu đen, trên thân có từ 4-5 sống chạy dọc.

3 Thành phần hóa học có trong hoa cứt lợn

Hoa cứt lợn được người dân thu hoạch để bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh. Bất kỳ bộ phận nào của cây cũng đều có thể được bào chế thành thuốc, do đó loại cây này rất được ưa chuộng và được trồng rộng rãi. Một số thành phần hóa học quan trọng có trong cây cỏ hôi có thể kể đến như:

- Tinh dầu: Chiếm khoảng 2%

- Ageratochromen

- Caryophyllene

- Cadinen

- Ageratochromen

- Demetoxygeratocromen

- Alkaloid

- Saponin

Trong đó, các thành phần là hoạt chất Ageratochromen; Caryophyllene và Demetoxygeratocromen chiếm tới hơn 77% tinh dầu.

Hoa cứt lợn gọi là hoa gì năm 2024

4 Hoa cứt lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo như Đông y, hoa cứt lợn có tính bình, vị đắng, mùi thơm. Có tác dụng chủ trị chỉ huyết, tiêu viêm, chữa băng huyết, rong huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Một số công dụng cụ thể của loại thảo dược này đã được chứng minh gồm có như sau:

- Chống viêm, giảm sưng đau, phù nề do dị ứng.

- Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi.

- Giúp ngăn ngừa táo bón, tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa nói chung.

- Điều trị chứng rong huyết đối với phụ nữ sau sinh đẻ.

- Chữa cảm mạo, sốt do cảm cúm hoặc do thay đổi thời tiết.

- Giải độc cơ thể, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.

- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp hiệu quả.

- Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hóa và đường ruột.

5 Một số bài thuốc dân gian sử dụng hoa cứt lợn để chữa trị

Hoa cứt lợn có thể được sử dụng để bào chế trong nhiều bài thuốc trị bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

5.1. Trị rong huyết sau sinh ở phụ nữ

Bạn lấy ra 30-50g hoa cứt lợn còn tươi, rửa sạch rồi giã nát, sau đó vắt kiệt để lấy nước cốt. Phần nước cốt này đem chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục từ 3-4 ngày để thấy được hiệu quả.

5.2. Trị bạch hầu hoặc các bệnh liên quan ở yết hầu

Chuẩn bị 30-60g lá của cây hoa cứt lợn vẫn còn tươi, sau đó rửa sạch rồi đem giã nát để lấy nước cốt. Bạn thêm vào nước cốt một chút đường để dễ uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hoặc một cách làm khác bạn có thể thực hiện, đó là đem chỗ lá cây đã chuẩn bị đi phơi khô, sau đó tán thành bột mịn để dùng ngậm trong cổ họng nhằm trị bệnh liên quan đến yết hầu.

5.3. Chữa sưng đau xương khớp do viêm

Bạn chuẩn bị một nắm cây hoa cứt lợn tươi, đem chúng đi nướng lên rồi mang đi đắp vào những nơi mà bạn bị đau nhức xương khớp. Từ đó cơn đau sẽ giảm, các vết sưng cũng sẽ xẹp dần xuống và biến mất.

5.4. Chữa sốt, cảm mạo

Chuẩn bị 50g hoa cứt lợn tươi, đem sắc cùng với 1 lít nước để sắc thành thuốc. Sử dụng thuốc này uống hàng ngày để hạ sốt, giải cảm.

Hoa cứt lợn gọi là hoa gì năm 2024

5.5. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, mưng mủ

Chuẩn bị một nắm hoa cứt lợn còn tươi, đem giã nát cùng với một chút đường. Sau đó lấy hỗn hợp bã của cây đắp lên trên nơi đang bị mụn nhọt, mẩn ngứa, mưng mủ.

5.6. Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Bạn chuẩn bị 100g cây hoa cứt lợn tươi, cùng với 10g lá chanh và 50g long não. Tất cả đem vào nồi để nấu cùng với nửa lít nước, đun đến khi nào lượng nước trong nồi còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Sau đó bạn dùng nồi nước thuốc này để xông trực tiếp lên mũi nhằm chữa xoang, giải cảm, chữa viêm mũi do dị ứng một cách hiệu quả.

5.7. Trị gàu, làm mượt tóc

Bạn đem 200g cây hoa cứt lợn còn tươi nấu chung với 50g quả bồ kết đã được nướng chín. Sử dụng nước sau khi nấu để gội đầu thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa ngáy do gàu, loại bỏ gàu và khiến mái tóc trở nên suôn mượt hơn.