Hướng dẫn làm nhiệm vụ phái hoa sơn

Kiếm thuật Hoa Sơn vô cùng đẹp mắt, kỳ diệu, mỗi chiêu thức đều đạt đến cảnh giới “chính hợp kỳ thắng, hiểm trung cầu thắng”. Hoa Sơn được thiên hạ mệnh danh là đệ nhất kiếm phái, các môn nhân phái Hoa Sơn đều là cao thủ kiếm pháp.

Để trở thành đệ tử Hoa Sơn cần phải thông qua thí luyện Thất Tầng Thí Kiếm Đài. Khi đã vào Hoa Sơn Phái, ai ai cũng một lòng luyện kiếm, không màng đến thế sự.

Môn phái thân cận: Quân Tử Đường

♦ Võ học:

Hoa Sơn Phái được xưng là Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm Phái, kiếm pháp tinh diệu vô cùng. Hoa Sơn tổ sư đã sử dụng kiếm pháp làm cơ sở để sáng lập nên những tuyệt kỹ đặc sắc

Uy lực của những tuyệt kỹ kiếm học ấy hùng mạnh vô cùng, độc bá trên giang hồ không ai dám xâm phạm. Mỗi loại tuyệt kỹ hiệu quả khác nhau, uy lực khác nhau, nhưng đều là tuyệt kỹ uy chấn giang hồ.

.jpg)

Giang hồ nhập môn

♦ Điều kiện

- Máy chủ đang chơi hoàn thành Cửu Âm Chí Ẩn Thế Bát Phái

- Thực lực cần đạt Thần Hồ Kỳ Kỹ

- Không ở trong 24 ngày trừng phạt phản sư môn phái

- Hiện vô môn phái và vô thế lực

- Chưa gia nhập Ẩn Thế Môn Phái

- Không đảm nhiệm chức vụ Chưởng Môn, Trưởng Lão, Chấp Sự môn phái

- Không thuộc trạng thái cướp tiêu

- Không bị truy nã.

♦ Cách nhập môn

- Người chơi đủ điều kiện đến Lạc Dương tìm Tứ Bính (1120 1093) nhận nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ sẽ gia nhập Hoa Sơn Phái

Quân Tử Đường nhập môn

♦ Điều kiện

- Thực lực cần đạt Thần Hồ Kỳ Kỹ

- Không ở trong 24 ngày trừng phạt phản sư môn phái

- Hiện đang là đệ tử Quân Tử Đường

- Chưa gia nhập Ẩn Thế Môn Phái

- Không đảm nhiệm chức vụ Chưởng Môn, Trưởng Lão, Chấp Sự môn phái

- Không thuộc trạng thái cướp tiêu

- Không bị truy nã.

♦ Cách nhập môn

- Người chơi đủ điều kiện đến Quân Tử Đường (531,457) tìm Tiêu Biệt Tình nhận nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ sẽ gia nhập Hoa Sơn Phái.

Kỳ Ngộ nhập môn

♦ Điều kiện

- Hoàn thành cửu âm chí nội công 2

- Người chơi là vô môn phái

- Thực lực: Giá Kinh Tựu Thục

- Có đạo cụ kỳ ngộ: Thư của Lâm Thiên Nam ( Đạo cụ có thời hạn 3 ngày)

♦ Cách nhập môn

- Sau khi có đạo cụ kỳ ngộ, người chơi tiến hành đến gặp NPC Tiểu Tư (525,365) để nhận nhiệm vụ, , hoàn thành nhiệm vụ sẽ gia nhập Hoa Sơn Phái.

Đệ tử phái Hoa Sơn chia thành tu thân hữu vi và tu tâm vô vi, kiếm tông nghiên cứu chiêu thức tinh xảo kỳ diệu, vạn pháp tinh thông; khí tông nghiên cứu cầu chân tại tâm, nhất pháp thông vạn pháp.

Đệ tử Hoa Sơn rất hiếm khi xuống núi, chỉ khi nào tu vi võ công đạt đến cảnh giới nhất định mới xuống núi để rèn luyện trải nghiệm, đột phá chướng ngại, mong có thể khiến tu vi của bản thân đạt đến tầm cao mới, là một phương pháp để tìm thấy chính mình. Người phái Hoa Sơn có một sức mạnh khiến người ta kính phục nhưng lại vô cùng khiêm tốn, ôn hòa.

Kỹ năng môn phái

Lịch sử phái Hoa Sơn đã rất lâu đời, tương truyền bắt đầu từ Dương Bá Kiều thời Xuân Thu đã có người lên đỉnh Hoa Sơn dựng lều khổ học. Con cháu Dương Thị đời nào cũng có người xuất sắc, truyền đến Dương Kiên triều Tùy đã là vấn đỉnh thiên hạ. Về sau tuy suy yếu nhưng không thể xem nhẹ.

Giai đoạn cuối thời Đường Hàm Thông, tình hình chính trị biến động, khoa cử suy thoái. Khi đó có một thư sinh tên là Tiêu Tử Lăng, là kế nghiệp của đại tướng quân Bùi Mân thời Khai Nguyên, văn võ song toàn nhưng cảm thấy mình không có đất dụng võ nên chu du thiên hạ để giải sầu. Một ngày nọ Tiêu Tử Lăng đến Hoa Sơn, nhìn thấy quang cảnh hùng vĩ bao la, tâm hồn như được khai sáng, bèn tự sáng lập 36 đường kiếm pháp.

Thời gian ấy, con cháu Hoa Sơn Dương Thị và y tâm đầu ý hợp, giúp đỡ y sáng lập phái Hoa Sơn. Kiếm pháp Hoa Sơn vừa có “Kiếm vũ nhược du điện, tùy phong oanh thả hồi” của Bùi tướng quân, vừa có sự tinh túy cao thâm của Hoa Sơn, chiêu nào cũng là “Chính hợp kì thắng, hiểm trung cầu thắng”.

Người trong thiên hạ ẩn cư Hoa Sơn, khiến cho võ công có dịp tụ hội, họ tu luyện với ý chí mãnh liệt, càng khiến cho võ học Hoa Sơn thêm phần kỳ diệu. Đệ tử Hoa Sơn nổi danh thiên hạ với hình tượng một bộ áo xanh, một thanh trường kiếm, một ánh mắt lạnh lùng bàng quan với thế tục.

Sau này võ công Hoa Sơn chia thành Kiếm Tông lấy tu thân làm chính và Khí Tông chủ yếu là tu tâm. Trải qua mấy trăm năm thiên chùy bách luyện, võ công Hoa Sơn đã sớm đạt đến cảnh giới ảo diệu, độc bộ võ lâm.

Phái Hoa Sơn là đại phái võ lâm nổi tiếng trung nguyên, đệ tử thường ở Hoa Sơn đọc sách học chữ chơi cờ luyện kiếm, rất hiếm lo toan chuyện võ lâm thế tục. Do nhiều năm trước chưởng môn Phụng Hấp Như tạo phản rồi đến Thiên Nhẫn Giáo, phái Hoa Sơn bị đả kích mạnh bèn mai danh ẩn tích, không muốn màng đến việc trong võ lâm.

Thế nhưng gần đây có tin đồn mảnh bản đồ Sơn Hà Xã Tắc xuất hiện lại ở Hoa Sơn, các phái giang hồ rục rịch manh động, muốn đến Hoa Sơn kiếm tìm, khi ấy giang hồ dậy sóng, nỗi lên một trận phong ba quyết liệt. Các chưởng môn đời trước của Hoa Sơn bất đắc dĩ phải phá tử quan để thoát thân, lãnh đạo đệ tử Hoa Sơn đối phó với cuộc phong vân thiên hạ này.

Bảng thống kê chiêu thức

Đang cập nhật

Vị trí địa lý

Hoa Sơn là một trong ngũ nhạc nổi tiếng, thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100 km về phía đông, bắc giáp bình nguyên Vị Hà cùng Hoàng Hà, nam giáp Tần Lĩnh.

Đặc điểm

Đệ tử phái Hoa Sơn chia thành tu thân hữu vi và tu tâm vô vi, kiếm tông nghiên cứu chiêu thức tinh xảo kỳ diệu, vạn pháp tinh thông; khí tông nghiên cứu cầu chân tại tâm, nhất pháp thông vạn pháp.

Đệ tử Hoa Sơn rất hiếm khi xuống núi, chỉ khi nào tu vi võ công đạt đến cảnh giới nhất định mới xuống núi để rèn luyện trải nghiệm, đột phá chướng ngại, mong có thể khiến tu vi của bản thân đạt đến tầm cao mới, là một phương pháp để tìm thấy chính mình. Người phái Hoa Sơn có một sức mạnh khiến người ta kính phục nhưng lại vô cùng khiêm tốn, ôn hòa.

Thành viên phái Hoa Sơn

Chưởng Môn Nhân Nam Cung Tuyệt

Đặc điểm tính cách: Sư thúc của chưởng môn Phụng Hấp Như, là chưởng môn đời trước của phái Hoa Sơn, do bế quan mà không bị đại nạn Phụng Hấp Như làm phản năm xưa ảnh hưởng. Vài năm trước Nam Cung Tuyệt đột nhiên xuất quan, điều chỉnh lại đại cục, lãnh đạo đệ tử trùng chấn uy danh Hoa Sơn.

Việc Hoa Sơn vùng lên cùng lúc với sự xuất hiện của mảnh bản đồ giang sơn không phải là không có liên quan đến nhau. Sau khi xuất quan, võ công của Nam Cung Tuyệt đã đạt đến mức khó lường.

Đệ tử đời thứ nhất

Từ Mộ: Sư điệt của Nam Cung Tuyệt, cũng là sư đệ của Phụng Hấp Như, kiếm pháp thâm hậu, tinh thông lục nghệ, ôn hòa lễ nghĩa, thường thảo luận triết lý học thuật với các đệ tử trong phái, được các đệ tử kính mến. Vô cùng thương xót cho phản đồ Phụng Hấp Như.

Lận Hạo Thiên: Sư đệ của Từ Mộ, bị trọng thương khi Phụng Hấp Như tạo phản, sau khi Nam Cung Tuyệt xuất quan đã trị thương cho y, tu vi võ công xem ra còn cao thâm hơn so với lúc chưa bị thương. Ngày thường xử lý các sự vụ trong phái và giao lưu với các môn phái khác. Công chính liêm minh, thận trọng nghiêm túc, vô cùng căm thù Phụng Hấp Như, luôn tìm cách báo thù Thiên Nhẫn Giáo.

Đệ tử đời thứ hai

Phương Tư Viễn: Đồ đệ của Từ Mộ, lớn lên ở Hoa Sơn, tâm chí kiên định, căn cốt bất phàm, khiêm tốn nhã nhặn như sư phụ. Xuống núi ngao du đúng lúc Phụng Hấp Như phản giáo, nên tránh được một trận kiếp nạn. Khi trở về núi, với ý chí phục hưng Hoa Sơn chuyên tâm vùi mài kiếm thuật, lại được Nam Cung Tuyệt chỉ điểm, võ công đột phá tiến bộ vượt bậc, trở thành người xuất sắc trong đệ tử đời đầu. Tuy hận Phụng Hấp Như nhưng không vội dấn thân vào cuộc phân tranh hai nước mà lại tìm hiểu sự bất mãn cũng như hiểu lầm của sư đệ, thật tâm bảo vệ sư đệ, cuối cùng vì cứu sư đệ mà bị mù.

Tô Phóng: Sư đồ của Phương Tư Viễn, ngạo mạn bướng bỉnh, bản thân của y đã tử vong khi Phụng Hấp Như tạo phản, vì thế vô cùng căm phẫn Phụng Hấp Như và Thiên Nhẫn Giáo, thường xuyên theo dõi biến động cũng như muốn gấp rút báo thù Thiên Nhẫn Giáo. Sư phụ Từ Mộ của Tô Phóng rất lo lắng y bị tư tưởng báo thù xâm chiếm quá nặng, thường ngày khuyên giải, nhưng Tô Phóng vẫn cố chấp. Sau này, do nôn nóng báo thù mà Tô Phóng rơi vào vòng vây của Thiên Nhẫn Giáo, ngay lúc cấp bách, Phương Tư Viễn biết tin đến cứu thì bị trúng độc mù hai mắt. Tô Phóng cuối cùng hiểu được nỗi khổ tâm của sư phụ và sư huynh, trút bỏ thù hận cùng Phương Tư Viễn trở về Hoa Sơn.

Lận Vân Mi: Con gái của Lận Hạo Thiên, cùng lớn lên với Phương Tư Viễn và Tô Phóng, quan hệ với hai người họ rất tốt. Thông minh lương thiện, luôn cảm thấy đau long vì Phương Tư Viễn và Tô Phóng bất hòa.

Thẩm Mặc: Tiểu đồ đệ của Lận Hạo Thiên, thông minh từ nhỏ, ngộ tính rất cao. Khi Phụng Hấp Như phản giáo, tuổi không còn nhỏ, bị kinh động dẫn đến tính cách nhu nhược, sợ hãi thế giới dưới núi. Nhưng cuối cùng lấy hết dũng khí xuống núi giúp sư huynh Phương Tư Viễn cứu Tô Phóng, dẹp bỏ được vật cản tâm lý.