Hướng dẫn reset lại macbook air

  • Nếu bạn định bán lại chiếc Macbook của mình cho người khác thì nên factory reset máy trước khi sang tay, để tránh việc người chủ mới sẽ thấy được những thông tin cá nhân của bạn còn lại trên máy. Cũng cùng lí do, bạn nên factory reset nếu định gửi máy về trung tâm bảo hành của Apple để đổi sang máy khác.
  • Khi Macbook của bạn gặp lỗi và bạn đã thử hết các cách sửa thông thường nhưng vẫn không hiệu quả, thì factory reset là giải pháp cuối cùng.
  • Khi bạn muốn có một chiếc Macbook với bộ nhớ hoàn toàn “sạch” y như mới.
  • Sao lưu dữ liệu:Ngoài thực hiện backup, bạn nên chép lại các dữ liệu vào ổ đĩa ngoài, kho lưu trữ hoặc USB.
  • Đăng xuất iTunes: Nếu bạn đang dùng macOS Mojave và các phiên bản cũ hơn, mở iTunes, click vào mục Account ở trên cùng của thanh menu → Authorize → Deauthorize this computer, rồi nhập vào Apple ID và mật khẩu khi được yêu cầu.
  • Đăng xuất iMessage: Mở ứng dụng Messages trên Mac, click vào mục Messages ở trên cùng của thanh menu, rồi click vào Preferences → Sign Out.
  • Reset NVRAM: Cụ thể về reset NVRAM trên máy tính Mac bạn có thể xem tại đây.

Cách này áp dụng với mọi dòng laptop Macbook lẫn máy tính Mac để bàn.

Bước 1: Tắt nguồn máy tính Mac

Bước 2: Nhấn nút nguồn để bật máy lên, rồi ngay lập tức nhấn và giữ tổ hợp phím Command + R. Đến khi thấy màn hình hiện lên logo Apple hay bất cứ logo gì tương tự thì thả phím ra.

Nếu không thành công, hãy thử lại. Lần này kể cả có thấy logo Apple thì vẫn phải nhấn giữ tổ hợp phím, cho đến khi thấy thanh tiến trình bắt đầu chuyển động rất chậm thì hãy thả ra.

Bước 3: Tại giao diện macOS Utilities, click chọn mục Disk Utility → Continue.

Bước 4: Trong Disk Utility, bạn sẽ thấy toàn bộ các ổ đĩa của máy. Dưới đề mục Interal, bạn sẽ thấy các ổ đĩa của Mac. Chúng ta sẽ cần phải xóa các ổ đĩa này.

Nếu bạn dùng macOS Catalina hoặc macOS Big Sur:

Bạn sẽ thấy ít nhất tên 2 ổ đĩa dưới mục Internal. Tên của nó sẽ là Macintosh HD hoặc [Tên của bạn]. Ổ đĩa read-only này có chứa hệ thống vận hành. Ở dưới nó là ổ đĩa thứ hai, có tên là Macintosh HD – Data hoặc [Tên bạn] – Data. Đây là nơi các tệp và thư mục của bạn được lưu trữ.

Hãy chọn ổ đĩa thứ hai có tên – Data này. Click vào dòng Edit ở trên cùng của thanh menu, click chọn Delete APFS Volume rồi click Delete. Đợi đến khi thanh tiến trình chạy xong.

Giờ, mở Disk Utility lần nữa và chọn ổ đĩa đầu tiên ngay dưới tên mục Internal. Lặp lại các bước bên trên để xóa tiếp ổ đĩa này.

Nếu bạn gặp thông báo lỗi trong khi xóa ổ đĩa này thì click chọn nó rồi chọn Unmount. Tiếp đó, trong Disk Utility, chọn ổ đĩa này lần nữa và chọn Erase. Trong phần định dạng, chọn APFS rồi click Erase. Disk Utility sẽ hiện lên định dạng phù hợp theo mặc định, và bạn làm tiếp theo các bước hiện ra trên màn hình là được.

Sau đó, click vào Disk Utility tại phần bên trái của thanh menu, rồi chọn Quit Disk Utility. Lúc này bạn đã thành công xóa toàn bộ dữ liệu và cài đặt hệ điều hành.

Nếu bạn dùng macOS Mojave và các phiên bản macOS cũ hơn:

Quá trình sẽ đơn giản hơn bên trên nhiều.

Dưới mục Internal, trong hầu hết trường hợp bạn sẽ chỉ thấy một ổ đĩa duy nhất. Click vào ổ đĩa ở trên cùng danh sách và chọn Erase. Làm tiếp theo các hướng dẫn hiện ra trên màn hình. Bạn cũng có thể đặt lại tên khác cho ổ đĩa. Tại phần định dạng, chọn APFS, hoặc với các máy đời cũ thì sẽ hiện là Mac OS Extended (Journaled). Disk Utility sẽ hiện lên định dạng phù hợp theo mặc định.

Khi quá trình định dạng đã hoàn thành, click vào Disk Uitility ở trên cùng của thanh menu rồi chọn Qut Disk Utility.

Bước 5: Quan trọng: Cài đặt lại macOS.

Trước hết, máy tính của bạn cần có kết nối internet, Wi-Fi hay mạng dây đều được.

Click vào Reinstall macOS rồi chọn Continue, sau đó làm theo các hướng dẫn hiện ra trên màn hình, chọn một ổ đĩa để cài đặt macOS và chờ quá trình cài đặt hoàn tất. Quá trình này sẽ khá tốn thời gian, có thể vài chục phút hoặc vài tiếng.  Trong suốt quá trình này, máy tính sẽ khởi động lại nhiều lần.

Bước 6: Khi macOS đã được cài xong, bạn sẽ thấy phần hỗ trợ để thiết lập các cài đặt cá nhân. Nếu bạn vẫn tiếp tục dùng máy này thì hãy làm tiếp theo các hướng dẫn hiện ra.

Còn nếu bạn định sang chiếc máy tính Mac này cho người khác, hãy nhấn tổ hợp phím Command + Q để bỏ qua phần hỗ trợ cài đặt, sau đó Shut down máy tính để người chủ mới của máy có thể tự cài đặt Apple ID của họ.

Nguồn: igeeksblog

Bạn đang muốn bán chiếc MacBook mà không muốn để lại bất cứ dữ liệu gì trên đó hoặc MacBook của bạn hoạt động không ổn định, chạy chậm, hay bị lỗi thì làm gì? Bạn cần tiến hành reset MacBook về trạng thái nhà sản xuất (khôi phục cài đặt gốc macbook), khi đó tất cả dữ liệu có bị mất không? Hãy cùng HnamMobile tìm hiểu cách reset MacBook qua bài viết sau nhé!

Hướng dẫn reset lại macbook air

Reset MacBook khi nào?

  • Khi Macbook của bạn chạy chậm hoặc gặp lỗi, reset SMC – PRAM không fix được, nghi do xung đột phần mềm, hệ điều hành

  • Máy do cài nhiều chương trình, file rác mà bạn không biết nên xóa gì đầu tiên

  • Máy chuẩn bị được đem bán, cho, tặng

Hướng dẫn Reset MacBook

Để reset MacBook, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:

Bước 1: Chọn chức năng Reinstall macOS hoặc Reinstall OS X sau đó click Continue.

Hướng dẫn reset lại macbook air

Bước 2: Tại màn hình này, bạn sẽ biết được hệ điều hành MacOS và với phiên bản (version) sẽ cài đặt trên máy tính của bạn, click vào Continue.

Bước 3: Hãy click vào Agree, để đồng ý với các điều kiện khi cài đặt MacOS.

Bước 4: Chọn đĩa cứng để cài hệ điều hành MacOS, hãy chọn đĩa cứng Macintosh HD bằng cách click lên nó, sau đó click Install.

Hướng dẫn reset lại macbook air

Bước 5: Máy tính Mac sẽ cài đặt phiên bản MacOS mới nhất về máy tính, nên có thể mất một khoảng thời gian download về từ internet.

Bước 6: MacOS sẽ tự động khởi động lại máy khi cài đặt thành công. Bạn có thể sẽ được hỏi tài khoản Apple ID. Hãy bỏ qua, để cho người sở hữu sau này nhập vào và sử dụng luôn.

Nếu bạn sử dụng máy tính với Sierra 10.12.4 về sau, hãy nhấn Shift + Option + Command + R khi khởi động máy tính để vào chế độ khôi phục recovery. Hãy thực hiện cách trên bất cứ lúc nào bạn muốn, để làm cho máy tính Mac của bạn như mới mua về. Tất cả được reset về trạng thái của nhà sản xuất. Ngoài ra, để reset MacBook từ đầu, bạn có thể sử dụng cách thứ 2 là cài đặt MacOS bằng USB.

Hướng dẫn Reset Macbook bằng USB

Chuẩn bị gì trước khi reset MacBook?

Trước khi bắt đầu reset MacBook bằng USB, bạn cần chuẩn bị các công cụ cần có để tạo bộ cài Mac OSX bằng USB

  1. Một USB tối thiếu 8GB trở lên nên sử dụng USB 3.0.

  2. Máy Macbook, iMac chạy Mac OSX để tạo bộ cài.

  3. Bạn phải có một bộ cài Mac OSX (Bạn có thể lựa chọn phiên bản nào thích hợp cho bạn). Ở bài hướng dẫn này mình sử dung phiên bản mới nhất Mac OS Sierra.

Bạn có thể tải về bộ cài đặt Sierra Public Beta từ App Store, chúng tôi khuyên bạn không nên tải các link chia sẻ ở trên mạng vì các bộ cài đặt đó không thật sự an toàn. Hãy tải chính thức từ Apple thông qua App Store.

Các bước reset MacBook bằng USB

Bước 1: Sau khi đã tạo thành công USB có bộ cài macOS Sierra. Bạn cắm USB vào máy tính. Nhấn nút mở máy và đè phím Option (alt) để hiện ra màn hình lựa chọn boot từ USB. Chọn boot từ USB (có hình màu vàng và tên install macOS Sierra).

Để cài mới thì bạn cần Format phân vùng cài Mac cũ trước khi cài mới (Nhớ backup dữ liệu trước). Để Format bạn chọn Disk Utility.

Bước 2: Chọn phân vùng Cần Format và nhấn Erase. Đặt tên cho phân vùng, điều này không quan trọng, bạn có thể để mặc định hoặc đặt tên tùy ý.

Hướng dẫn reset lại macbook air

Bước 3: Bạn đóng cửa sổ Disk Utility lại (nhấn chữ X màu đỏ bên trái), bạn sẽ trở về màn hình macOS Utilities. Tại đây bạn chọn install macOS. Nhấn continue. Sau đó chọn đúng tên phân vùng mà bạn vừa Format ở trên.

Bước 4: Sau khi chọn xong nhấn continue. Bước này bạn phải đợi từ 10 – 15 phút tùy vào tốc độ của USB và tốc độ ổ cứng. Trong quá trình cài máy bạn sẽ khởi động lại 1 lần và thông báo đợi thêm khoảng 10 phút nữa.

Bước 5: Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, Apple yêu cầu bạn chọn các thiết đặt ban đầu cho máy Mac của bạn. Đầu tiên chọn vùng, thường là United States. Các bạn có thể chọn Vietnam tùy ý.

Bước 6: Chọn keyboard Layout: Các bạn chọn mặc định U.S. Nếu nhà bạn có Wifi thì kết nối Wifi để có nhiều tùy chọn thiết lập hơn cho các bước sau. Nếu không thì continue.

Bước 7: Tùy chọn phục hồi dữ liệu từ Time Machine (nếu máy cũ của bạn có bản backup từ Time Machine…) Ở đây chúng tôi hướng dẫn cài mới hoàn toàn nên chọn Don’t transfer any infomation now. Các bạn có thể bật hoặc tắt Location tùy ý.

Bước 8: Đăng nhập với Apple ID. Nếu bạn có tài khoản Apple ID thì nên đăng nhập. Có khá nhiều chức năng hay nếu bạn có sử dụng iPhone. Bạn chỉ cần đăng nhập cùng 1 tài khoản Apple ID trên Macbook và iPhone. Bạn có thể nhận cuộc gọi từ iPhone ngay trên Macbook, copy trên Macbook và Paste được trên iphone. Tiếp tục chọn Agree.

Bước 9: Đặt tên và mật khẩu cho Macbook: Bạn có thể đặt Full Name, Account Name, mật khẩu tùy ý. Chọn Setup later.

Bước 10: Bước này chọn có bật FileVault hay không? Nếu bạn có dữ liệu quan trọng không muốn bất cứ ai truy cập thì nên bật Filevault. Ngược lại nếu máy của bạn chỉ để chơi game, lướt web, giải trí thì không nên bật. Bước tiếp theo cũng chỉ hiện nếu bạn có đăng nhập iCloud. Bạn có thể stick chọn để máy Mac tự đồng bộ dữ liệu trên Desktop hoặc thư mục Documents lên tài khoản iCloud của bạn. Bước tiếp theo chọn múi giờ. Bạn gõ Ha Noi – Vietnam để máy hiện đúng giờ.

Những lưu ý khi reset MacBook

Sao chép ổ cứng Macbook trước khi Reset

Quá trình reset MacBook bạn sẽ loại bỏ tất cả dữ liệu được lưu trữ trên máy. Và bạn nên chuyển dữ liệu từ máy Macbook cũ sang máy Macbook mới. Cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng một chương trình như Carbon Copy Cloner hoặc Super Duper cùng với một ổ đĩa cứng bên ngoài. Chọn ổ đĩa cứng chính của bạn trong Source và ổ cứng bên ngoài của bạn trong Destination.

Bạn sẽ có thể khởi động từ ổ đĩa cứng bên ngoài nhân bản. Để kiểm tra điều này, hãy cài đặt lại máy Macbook của bạn và giữ Option khi bạn khởi động máy Macbook lần đầu tiên. Sử dụng các phím mũi tên trên máy Macbook để chọn ổ đĩa ngoài và nhấn Enter.

Ổ đĩa nhân bản này có thể được tái nhân bản trở lại ổ đĩa chính nếu bạn quyết định khôi phục lại máy Macbook của bạn, hoặc nó có thể được sử dụng để truy cập tất cả các tệp gốc từ máy tính của bạn sau khi bạn đã xóa ổ đĩa cứng bên trong.

Điều này sẽ dễ dàng hơn khi bạn tạo bản sao lưu bằng Time Machine, phần mềm của Apple bao gồm để sao lưu máy Macbook của bạn. Nếu bạn có bản sao lưu Time Machine, thì thiết lập một Macbook mới với tất cả các tệp và chương trình theo cách bạn đã thiết lập trên Macbook cũ của mình.

Hủy đăng ký iTunes trước khi Reset Macbook

Bạn nên thoát hẳn ra khỏi tài khoản iTunes trên Macbook. Và lưu ý bạn không nên chuyển tài khoản này cho người khác. Việc hủy cấp phép iTunes sẽ thay đổi tùy theo phiên bản Itunes mà bạn cài đặt. Trong phiên bản mới nhất (ở trên), bạn sẽ cần mở iTunes và Click vào Account > Authorisations > De-authorise This Computer. Nhập ID Apple và mật khẩu của bạn và Click vào De-authorise. Trong các phiên bản cũ hơn (bên dưới), bạn cần phải nhấp vào Store > Deauthorise This Computer.

Hướng dẫn reset lại macbook air

Bạn nên hủy đăng ký iTunes trước khi khôi phục cài đặt gốc Macbook

Khi Reset Macbook nên cần phải tắt iCloud

Bạn mở System Preferences và nhấp vào iCloud → nhấn vào Sign Out Now. Để xóa tất cả dữ liệu cá nhân, hãy Click vào “Delete from Macbook” trên mỗi cửa sổ bật lên.

Đăng xuất cũng sẽ xóa mọi thông tin thẻ Apple Pay nếu bạn có Macbook Pro với Touch Bar. Nếu bạn có bất kỳ tệp iCloud nào được tạo trên máy Macbook đó, chúng sẽ được lưu trữ vào thư mục chính của bạn.

Hướng dẫn reset lại macbook air

Khi cài reset MacBook từ đầu thì cần phải tắt iCloud

Xóa ổ đĩa Macbook của bạn

Bạn chọn Disk Utility → Continue. Nếu Macbook của bạn thuộc phiên bản trước High Sierra, bạn nên chọn ổ đĩa cứng chính (thường được gọi là Macintosh HD ở thanh bên trái). Để xóa ổ cứng của bạn, hãy Click vào nút Erase hoặc mở tab Erase và nhấp vào Erase.

Lưu ý rằng điều này sẽ xóa vĩnh viễn tất cả dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Do đó, bạn cần thật cẩn thận khi quyết định thực hiện bước này. Khi quá trình kết thúc, thoát khỏi chương trình bằng cách vào menu trên cùng và chọn Disk Utility> Quit Disk Utility.

LƯU Ý: Nếu bạn đang chạy High Sierra thì hãy nhìn vào Macintosh HD, bạn sẽ thấy tất cả các máy Macbook bạn đã kết nối với Apple ID của bạn. Do đó, bạn hãy cẩn thận, kẻo xóa luôn cả dữ liệu mà bạn đã lưu trên các Macbook mà bạn đã kết nối.

Bài viết trên, HnamMobile đã chia sẽ bạn các reset MacBook trở về trạng thái gốc, chúc bạn thực hiện thành công nhé!

HnamMobile