Khoa học vật liệu và công nghệ vật liệu

Khoa học vật liệu là một khoa học liên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các vật liệu. Các khoa học tham gia vào việc nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học. Thông thường đối tượng nghiên cứu là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Các tính chất được nghiên cứu là cấu trúc, tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để thỏa mãn các nhu cầu trong kỹ thuật.

Nghiên cứu vật liệu tạo ra vô vàn ứng dụng trong đời sống chính vì thế mà các ngành khoa học vật liệu, công nghệ vật liệu ngày càng trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi.

Vật liệu là đối tượng của ngành khoa học vật liệu gồm rất nhiều loại khác nhau về bản chất vật liệu, về cấu trúc vật liệu, về các tính chất,... Thông thường, nếu phân chia theo bản chất vật liệu thì chúng ta có các loại sau:

  1. Vật liệu kim loại
  2. Vật liệu silicat
  3. Vật liệu polymer
  4. Vật liệu composite
  5. Vật liệu tổng hợp

Nếu chia Vật liệu ra theo các ngành ứng dụng thì có:

  1. Vật liệu điện
  2. Vật liệu điện tử
  3. Vật liệu xây dựng
  4. Vật liệu Cơ khí
  • Công nghệ nano
  • Vật liệu
  • Vật lý ứng dụng
  • Vật lý thực nghiệm
  • Luyện kim

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khoa_học_vật_liệu&oldid=66157881”

Tên chương trình: Khoa học Vật liệu (Materials Science)

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Ngành: Khoa học Vật liệu

Mã chuyên ngành: 8440122

Định hướng đào tạo: - Nghiên cứu hàn lâm / nghiên cứu phát triển R&D

Bằng tốt nghiệp: - Thạc sĩ khoa học

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 

1.1 Mục tiêu chung

a) Phát triển con người, góp phần đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực Khoa học vật liệu, tập trung vào nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển (R&D) các kỹ thuật, công nghệ liên quan; có khả năng tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế–xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước và hội nhập quốc tế;

b) Đào tạo người học có năng lực tư duy, có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp hiện đại với kiến thức cơ sở và chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực khoa học vật liệu, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu, có khả năng sáng tạo và làm việc độc lập cũng như theo nhóm để giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị trong phòng thí nghiệm, các hệ thống sản xuất công nghiệp và phát triển ứng dụng khoa học, kỹ thuật tương xứng với trình độ sau đại học, có đam mê và trách nhiệm với nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật.

1.2 Mục tiêu cụ thể

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học vật liệu có các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:

1. Kiến thức cơ sở và chuyên môn rộng, vững chắc gồm có: Kiến thức về khoa học vật liệu, vật lý, hóa học, v.v. cũng như bản chất của vật liệu, các công nghệ, các nguyên lý hoạt động, thiết kế, chế tạo, đóng gói, kiểm chuẩn các linh kiện vi điện tử, cảm biến, mạch tích hợp, hệ thống cơ điện tử micro-nano, các hệ thống nano và vật liệu điện tử tiên tiến cấu trúc micro–nano liên quan đến lĩnh vực khoa học vật liệu nhằm giúp người học có đủ năng lực giải quyết những vấn đề liên quan trong lĩnh vực chuyên môn;

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong lĩnh vực Khoa học vật liệu cùng sự nhiệt tình học tập và cải tiến liên tục các kỹ năng để có thể thích nghi và chấp nhận thay đổi trong lĩnh vực này;

3. Kỹ năng xã hội cần thiết và khả năng giao tiếp để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường hội nhập quốc tế, chú trọng đến các yếu tố về đạo đức, an toàn và bảo vệ môi trường cùng hoài bão đạt được vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn;

4. Năng lực thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và sáng tạo giải pháp khoa học và kỹ thuật của lĩnh vực khoa học vật liệu phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường và bản chất đa ng\ành của lĩnh vực này.

- Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển với ba môn thi là Toán cao cấp, tiếng Anh và Vật liệu điện tử.

- Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển đối với các đối tượng tuyển sinh đúng chuyên ngành và đáp ứng yêu cầu đầu vào ngoại ngữ theo quy định tuyển sinh sau đại học của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Mọi thứ trong cuộc sống xoay quanh chúng ta đều cấu tạo từ các loại vật liệu. Việc liên tục nghiên cứu để tìm ra những loại vật liệu bền, chắc, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu.

Khoa học vật liệu và công nghệ vật liệu

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu (tiếng Anh là Materials Science) là ngành học cung cấp các kiến thức về vật liệu nano, vật liệu bán dẫn, từ tính, quang học… nhằm phục vụ các vấn đề nghiên cứu công nghệ vật liệu và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu ngoài việc cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Lý sinh ra còn có những kỹ năng mềm để phát triển năng lực sáng tạo, phát triển, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức… là những kỹ năng vô cùng cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vật liệu.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu

Có những trường nào đào tạo ngành Khoa học vật liệu?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học vật liệu cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học vật liệu năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 24.25 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Khoa học vật liệu

Với các trường đại học phía trên, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Khoa học vật liệu theo những khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Và một số khối ít được sử dụng khác như A02, C01 và D07

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu

Các bạn nếu quan tâm tới các môn học ngành Khoa học vật liệu có thể theo dõi chi tiết trong chương trình đào tạo ngành Khoa học Vật liệu trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1 (Tiếng Anh B1/Tiếng Pháp B1/Tiếng Trung B1)
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Tin học cơ sở
Học phần tự chọn, bao gồm:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khoa học Trái đất và sự sống
Nhà nước và pháp luật đại cương
Nhập môn phân tích dữ liệu
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Nhập môn Robotics
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Đại số tuyến tính
Giải tích 1, 2
Xác suất thống kê
Học phần tự chọn, bao gồm:
Hóa học đại cương
Vật lý Môi trường
Lập trình C
Lập trình Matlab
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Toán cho vật lý
Cơ học
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
Điện và từ học
Quang học
Cơ học lượng tử
Thực hành Vật lý đại cương 1, 2, 3
Phương pháp nghiên cứu Khoa học
Tiếng Anh chuyên ngành
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kỹ thuật điện tử
Cấu trúc phổ
IV. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Vật lý hạt nhân và nguyên tử
Cơ học lý thuyết
Điện động lực học
Khoa học vật liệu đại cương
Vật lý thống kê
Vật lý tính toán
Các phương pháp thực nghiệm trong Khoa học vật liệu
Vật lý chất rắn 1
Cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano
Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu
Thực tập thực tế
Kỹ thuật đo lường và xử lý tín liệu
Học phần tự chọn, bao gồm:
Các học phần chuyên sâu về Từ học và siêu dẫn
Từ học và vật liệu từ
Vật lý màng mỏng
Vật lý siêu dẫn và ứng dụng
Các phép đo từ
Thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn
Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp
Vật liệu vô định hình
Vật liệu từ liên kim loại
Các học phần chuyên sâu về Vật liệu Bán dẫn
Vật lý bán dẫn
Vật lý màng mỏng
Thực tập chuyên ngành Vật lý bán dẫn
Vật liệu và công nghệ bán dẫn
Quang bán dẫn
Vật lý linh kiện bán dẫn
Quang điện tử và quang tử
Cảm biến và ứng dụng
Linh kiện bán dẫn chuyển đổi năng lượng
Các học phần chuyên sâu về Tính toán trong Khoa học Vật liệu và Vật lý Y sinh
Khoa học Vật liệu tính toán
Vật lý màng mỏng
Vật lý chất rắn 2
Thực tập chuyên ngành Khoa học vật liệu tính toán
Lập trình nâng cao
Phương pháp Toán – lý
Phương pháp Monte Carlo
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học
Mở đầu Vật liệu mềm
Mở đầu về Vật lý Sinh học
Môn học định hướng nghề nghiệp (Không tính tín chỉ)
Vật lý các quá trình chuyển hoá năng lượng xanh
Năng lượng xanh và vật liệu tiên tiến
Kỹ năng thuyết trình
Vật liệu mềm
Vật liệu y sinh
Máy tính lượng tử
Điện tử Công nghiệp
Lập trình LabVIEW
Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
    Hoặc
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
 Vật lý hiện đại
 Vật lý của vật chất

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Khoa học vật liệu sau khi tốt nghiệp có thể tự tin và thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu vật liệu, Viện Vật lý
  • Giảng viên đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực Khoa học vật liệu
  • Tham gia công tác quản lý và phát triển trong các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp về Khoa học vật liệu
  • Chuyên gia thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình chế tạo vật liệu
  • Chuyên viên kinh doanh lĩnh vực khoa học vật liệu tại các tập đoàn Panasonic, Samsung, LG, Viettel

Mức lương ngành Khoa học vật liệu

Theo thống kê, mức lương bình quân ngành Khoa học vật liệu trên thế giới là khoảng 50.000$/năm tương ứng với ~ 4200$/tháng (khoảng 96 triệu đồng). Tại Việt Nam có thể con số này sẽ nhỏ đi đôi chút.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì vui lòng đặt câu hỏi và gửi tới fanpage của chúng mình để được tư vấn nhé.