Nghìn năm văn hiến là gì năm 2024

Hỏi: Tuần san SGGP Thứ Bảy số 823, ngày 6-1-2007, khi trả lời câu hỏi nước ta có mấy ngàn năm văn hiến lại không giải thích văn hiến là gì. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1992) giảng văn hiến là “truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp”. Như thế có đúng không?

SONG THU (Vietcombank, quận 1, TPHCM)

Nghìn năm văn hiến là gì năm 2024

Khổng Tử và hai chữ “văn hiến”.

LÊ ANH MINH: Theo thiển ý, giảng như Từ điển tiếng Việt thì khó phân biệt văn hiến với văn hóa (culture), mà bản thân văn hóa lại là một từ hoàn toàn không dễ định nghĩa. Từ điển bách khoa Anh (Encyclopaedia Britannica, 1998, tr. 874) cho biết trong tác phẩm Culture: a critical review of concepts and definitions (1952), hai nhà nhân chủng học người Mỹ là A.L. Kroeber và Clyde Kluckhohn đã dẫn ra đến 164 định nghĩa về văn hóa nhưng những khái niệm này đều có chỗ bất túc, tức là khiếm khuyết. (“In Culture: a critical review of concepts and definitions (1952), U.S. anthropologists A.L. Kroeber and Clyde Kluckhohn cited 164 definitions of culture (...). These conceptions have defects or shortcomings.”)

Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh (1932) định nghĩa văn hiến là “sách vở và nhân vật tốt trong một đời”.

Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức (1970) định nghĩa văn hiến là “sách hay và người tài”; theo nghĩa bóng là “sự tổ chức học hành để tiến tới chỗ khôn khéo”.

Khổng Tử (551-479 TCN) từng nói đến văn hiến. Trong Luận ngữ (Bát dật) có câu: “[Họ không làm thế] vì văn hiến không còn đủ nữa. Nếu còn đủ, ta có thể viện dẫn làm chứng [cho lời ta].” (Văn hiến bất túc cố dã. Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ ).

James Legge (1815-1897) dịch câu trên như sau: “[They do not do so] because of the insufficiency of their records and wise men. If those were sufficient, I could adduce them in support of my words.”

Vậy, Legge hiểu văn hiến là kinh sách và người hiền (records and wise men). Có lẽ cả Legge lẫn Đào Duy Anh và Lê Văn Đức đều theo cách hiểu của Chu Hi (1130-1200) vì Chu Hi chú thích lời của Khổng Tử như sau: “Văn là kinh điển, sách vở; hiến là hiền tài.” (Văn, điển tịch dã; hiến, hiền dã. ).

Từ điển điện tử Từ bá (Đại học Bắc Kinh, 2006) đã loại bỏ yếu tố “người hiền, tài giỏi” ra khỏi nội dung văn hiến khi định nghĩa như sau: Văn hiến [wénxiàn] (document; literature): sách vở có ý nghĩa lịch sử hoặc có giá trị nghiên cứu (hữu lịch sử ý nghĩa hoặc nghiên cứu giá trị đích thư tịch )

Lịch sử văn học thành văn của Việt Nam chỉ có thể tính từ thời Bắc thuộc, tức là lúc Sĩ Tiếp (sử Việt thường chép là Sĩ Nhiếp, 187?-266) truyền bá Hán học tại Giao Chỉ, và Ngô Sĩ Liên (thế kỷ 15) bảo “nước ta trở nên một nước văn hiến bắt đầu từ đó”. Tính từ đời Hán (206 TCN – 220 CN) đến nay, nếu theo định nghĩa của Từ bá như dẫn trên, bề dày văn hiến của Việt Nam chỉ có khoảng hơn 2.000 năm lịch sử mà thôi.

Giải câu 1, 2, 3 bài Nghìn năm văn hiến trang 15 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Đến thăm Văn Miếu, du khách nước ngoài ngạc nhiêu vì điều gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc

Nghìn năm văn hiến

Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

NGUYỄN HOÀNG

Văn hiến: truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

Văn Miếu: nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

Quốc Tử Giám: trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ trong kì thi quốc gia về Nho học thời xưa (thi Hội).

Chứng tích: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Nghìn năm văn hiến là gì năm 2024

Bố cục

Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau

Đoạn 2: Bảng thống kê

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1

Đến thăm Văn Miếu, du khách nước ngoài ngạc nhiêu vì điều gì?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

Lời giải chi tiết:

Đến thăm Văn Miếu, du khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

Câu 2

Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục sau:

  1. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
  1. Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát bảng:

a: chú ý tới cột Số khoa thi, tìm số lớn nhất.

b: chú ý cột Số tiến sĩ, tìm số lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

- Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê với 104 khoa thi.

- Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê với 1780 tiến sĩ.

Câu 3

Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?

Phương pháp giải:

Em hãy nhận xét truyền thống văn hóa Việt Nam thông qua các thông tin sau: Khoa thi tiến sĩ được mở từ rất sớm, kéo dài suốt 10 thế kỉ và qua nhiều triều đại. Có nhiều tiến sĩ, trạng nguyên được vinh danh, có bia khắc tên tiến sĩ tại Văn Miếu...

Lời giải chi tiết:

Bài văn giúp em hiểu được: Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì nền văn hiến lâu đời.

Nội dung

Bài văn giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng thời cho biết những số liệu về chế độ thi cử ở nước ta thời phong kiến từ đó cho thấy Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

  • Chính tả: Lương Ngọc Quyến trang 17 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Giải câu 1, 2 Chính tả: Lương Ngọc Quyến trang 17 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 3. Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần.
  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
  • Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc SGK trang 18 Tiếng Việt 5 tập 1 Giải bài tập. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc SGK trang 18 Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta
  • Soạn bài Sắc màu em yêu trang 20 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 Soạn bài Sắc màu em yêu trang 20 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 21 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 21 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2. Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây.

Ngàn năm văn hiến nghĩa là gì?

Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến là dòng chảy văn hóa không ngừng, có thể lúc nhìn thấy lúc không hoặc có lúc nào có vẻ không nhìn thấy nhưng là dòng chảy đều đặn đúng quy luật theo thời gian. Nó là dòng chảy của lịch sử, của sự phát triển bền vững, không đứt đoạn.

Văn hiến hiện có nghĩa là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt thì văn hiến là truyền thống văn hoá tốt đẹp và lâu đời. Trong sách "Luận ngữ" có giải thích như sau: "Văn là điển tịch; hiến là tốt đẹp, tài giỏi". Như vậy, "văn hiến" nguyên nghĩa là văn chương, sách vở hay, bảo tồn truyền thống văn hóa lâu đời.

Việt Nam có bao nhiêu nghìn năm văn hiến?

Phần nhiều người theo định nghĩa của Chu Hy, Văn hiến là “điển tịch và người hiền” nên cho rằng nước ta hình thành văn hiến khi Sỹ Nhiếp cai trị, tức khoảng 2000 năm trước. Từ đó kết luận Việt Nam chỉ có 2000 năm văn hiến.

Văn hiến xuất hiện khi nào?

Theo đó, ở Việt Nam, từ văn hiến xuất hiện lần đầu tiên trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (1428): “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.