Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

Để biết thêm thông tin về Việt Nam, vui lòng truy cập trang quốc gia Việt Nam và các ấn phẩm khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

QUAN HỆ HOA KỲ – VIỆT NAM

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Quan hệ Đối tác Toàn diện nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cung cấp cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, trợ giúp nhân đạo/cứu trợ thiên tai, các vấn đề chiến tranh để lại, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, giao lưu nhân dân hai nước, và văn hóa, thể thao và du lịch. Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và tận dụng chuyên môn, thiết bị và chương trình đào tạo sẵn có trong chương trình Kiểm soát xuất khẩu và An ninh biên giới liên quan. Năm 2016, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thư thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp, và hai quốc gia đang phối hợp để triển khai thỏa thuận. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ và nhân quyền.

Việc tìm kiếm một cách đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ mất tích và chưa được tìm thấy ở Đông Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hàng năm Bộ Chỉ huy Hỗn hợp tìm kiếm Tù binh và Quân nhân mất tích thực hiện bốn giai đoạn tìm kiếm và khai quật lớn tại Việt Nam, trong đó các cán bộ quân sự và dân sự được đào tạo đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ điều tra và khai quật hàng trăm trường hợp để thống kê một cách đầy đủ nhất các trường hợp này. Kể từ tháng 8 năm 2011, các đội khai quật của Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc khai quật này.

Việt Nam vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu dưới dạng vật liệu chưa nổ, bao gồm nhiều diện tích ô nhiễm bom chùm từ cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất cho hoạt động khắc phục hậu quả vật liệu chưa nổ/bom mìn tại Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 140 triệu USD từ năm 1994, và vào tháng 12 năm 2013, hai quốc gia đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác trong xử lý bom mìn, vật liệu chưa nổ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, như xử lý bom mìn và vật liệu nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích và xử lý dioxin đã tạo nền tảng cho quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đề cập trong Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2015, trong đó ưu tiên về hợp tác nhân đạo, các vấn đề chiến tranh để lại, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Vào tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại. Hoa Kỳ đã bàn giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi luật hàng hải. Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam thông qua hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018.

Mối quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng phát triển rất nhanh chóng. Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đại học Fulbright Việt Nam, với khóa đại học đầu tiên khai giảng vào mùa thu năm 2019, đã đưa nền giáo dục đẳng cấp, độc lập, mang phong cách Hoa Kỳ đến Việt Nam. Ngoài ra, hơn 25.000 thanh niên Việt Nam đang là thành viên của mạng lưới Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Nhằm giúp Việt Nam xây dựng sự tự chủ, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thương mại, ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Những trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ đều hướng tới mục tiêu thực hiện sâu sắc hơn các cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp và lập pháp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của công chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam điều chỉnh các bộ luật và thực hành phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như thực thi hiệu quả luật lao động và đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Những hỗ trợ của Hoa Kỳ hướng tới giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý dioxin, nâng cao chất lượng hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam, và trợ giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương. Năm 2017, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của hoạt động xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, và từ tháng 12 năm 2019, hai quốc gia bắt đầu triển khai dự án kép dài 10 năm về xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa, cũng như sáng kiến trị giá 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Quan hệ kinh tế song phương

Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đang đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ hai năm, từ 2020 đến 2021, và gần đây nhất là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Đại diện song phương

Các quan chức chủ chốt của đại sứ quán được liệt kê trong Danh sách quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Việt Nam đặt đại sứ quán tại Hoa Kỳ ở số 1233 Đường 20, NW, #400, Washington DC 20036 (SĐT: 202-861-0737).

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.

Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại. 

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. 

Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.

Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.

Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. 

Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 86 năm qua.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

(ST)