So sánh sự phát triển kinh tế pakistan và bangladesh

BNEWS Trang Moderndiplomacy đăng bài phân tích của Nhà nghiên cứu kinh tế cấp cao Kazi Fahim Ahmed về việc "Liệu Bangladesh có rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế như Sri Lanka?".

Trong vài tháng qua, Sri Lanka bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập. Quốc đảo này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng quan trọng, cũng như tình trạng thiếu trầm trọng lực lượng tuần tra, thuốc men và dự trữ ngoại hối trong bối cảnh khủng hoảng cán cân thanh toán diễn ra nghiêm trọng. Khủng hoảng tài chính dẫn đến sự phẫn nộ của công chúng và các cuộc biểu tình bạo lực chống lại chính phủ cầm quyền, buộc Thủ tướng Mahinda Rajapaksa và Nội các phải từ chức và một Thủ tướng mới được bổ nhiệm. Trong khi đó, mặc dù Bangladesh đang ở "một vị trí thoải mái hơn nhiều" so với Sri Lanka về tất cả các chỉ số kinh tế, một số chuyên gia kinh tế suy đoán rằng thâm hụt thương mại và nợ nước ngoài ngày càng tăng của nước này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tương tự trong những năm tới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát quốc tế và trong nước đã tranh luận về khả năng xảy ra tình huống như vậy và giải thích tại sao trường hợp của Bangladesh lại khác với Sri Lanka. Sự hỗn loạn kinh tế của Sri Lanka không phải là một tai nạn đơn thuần mà là kết quả của một loạt các chính sách kinh tế sai lầm của chính phủ. Trong thập kỷ qua, chính phủ Sri Lanka thực hiện rất nhiều dự án lớn không cần thiết như cảng biển Hambantota, sân bay quốc tế Rajapakse, thành phố Colombo của Trung Quốc và một số đường cao tốc bất khả thi được các nhà phê bình gọi là dự án “voi trắng”. Trong khi hầu hết các dự án này không mang lại lợi nhuận, chúng đã được thực hiện bằng các khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc. Chính phủ cũng thu về 9 tỷ USD từ thị trường quốc tế để đổi lấy trái phiếu nợ có bản chất ngắn hạn và đi kèm với lãi suất cao hơn gần 8%. Kết quả là tổng nợ nước ngoài của đảo quốc này lên tới 51 tỷ USD, trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ là 80 tỷ USD. Do đó, Sri Lanka không trả được khoản vay trị giá gần 8 tỷ USD và buộc phải tuyên bố phá sản. Ngược lại, tình hình ở Bangladesh phần lớn là khác. Chính phủ thực hiện một số dự án lớn được tính toán kỹ lưỡng và khả thi như Cầu Padma, Đường hầm Karnafuli, Đường sắt Metro, Đường cao tốc trên cao Dhaka, Nhà máy điện hạt nhân Rooppur và Cảng biển Payra, tất cả đều được định hướng về cơ sở hạ tầng và sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn. Dự án Cầu Padma được khánh thành vào tháng Sáu này được kỳ vọng sẽ giúp nâng GDP hàng năm của phần phía Nam Bangladesh và GDP tổng thể của cả nước. Do đó, việc hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế và mang lại đầu tư hơn nữa cho Bangladesh. Ngoài ra, phần lớn các khoản vay nước ngoài cho các dự án này là từ các bên cho vay đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Cũng cần lưu ý rằng Bangladesh không có trái phiếu thương mại hoặc trái phiếu chủ quyền như Sri Lanka. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2020 chỉ ra rằng Bangladesh có GDP là 324,2 tỷ USD, lớn hơn GDP của Pakistan và Sri Lanka cộng lại. Trong khi các khoản nợ nước ngoài của Sri Lanka chiếm gần 50% GDP, các khoản nợ nước ngoài của Bangladesh chỉ chiếm 17% GDP. Kết quả là nợ bình quân đầu người của người dân Bangladesh chỉ bằng 1/5 Sri Lanka. Theo Giáo sư Mustafizur Rahman, một chuyên gia xuất sắc tại Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD), “Hai chỉ số chính về quản lý nợ của Bangladesh vẫn đang ở vị trí tốt. Một là tỷ lệ dư nợ nước ngoài trên GDP và hai là tỷ lệ nợ phải trả theo tỷ lệ phần trăm của ngoại hối từ xuất khẩu”.

Trong những năm gần đây, Sri Lanka phần lớn không kiếm được doanh thu từ các trụ cột chính của nền kinh tế. Vào năm 2019, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đưa ra quyết định sai lầm khi giảm thuế VAT xuống 8% từ 15% và cũng rút lại thuế xây dựng lại. Kết quả là kinh tế Sri Lanka mất 1/3 doanh thu chỉ sau một đêm. Năm sau đó, chính phủ tiếp tục phạm một sai lầm khác khi cấm nhập khẩu phân bón hóa học và thuốc trừ sâu để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chính sách sai lầm đã dẫn đến sự sụp đổ của ngành sản xuất nông nghiệp ở đảo quốc và gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Ngoài ra, căng thẳng Nga-Ukraine và tác động đối với tình trạng thiếu lương thực toàn cầu đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng vốn đã nghiêm trọng ở Sri Lanka. Yếu tố tiêu cực tiếp theo đối với nền kinh tế Sri Lanka là đại dịch COVID-19 tấn công mạnh vào lĩnh vực du lịch - nguồn thu nhập lớn nhất của Sri Lanka. Lệnh cấm du lịch kéo dài hai năm gây ra gần như làm tê liệt nền kinh tế của nước này. Sau đó, sự sụt giảm đồng thời của lượng kiều hối đến qua các kênh hợp pháp khiến chính phủ không còn cách nào khác để kiếm dự trữ ngoại hối. Kết quả là Sri Lanka đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng với việc hầu như không có nguồn dự trữ ngoại hối khả thi để nhập khẩu các nhu cầu thiết yếu. Ngược lại, kinh tế Bangladesh đã chống chọi với những ảnh hưởng của dịch COVID-19 khá tốt. Bangladesh đã đạt mức tăng trưởng doanh thu 15% trong 8 tháng qua, tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân gần 11% - bao gồm cả xu hướng tăng trưởng đầy hứa hẹn trong xuất khẩu. Khi tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân tiếp tục tăng mạnh, xuất khẩu và dự trữ sẽ tăng nhiều hơn trong những năm tới. Về lương thực, Bangladesh không phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực chính và đang hướng tới an ninh lương thực bền vững. Bangladesh nhận được khoản kiều hối kỷ lục 22 tỷ USD năm 2021 thông qua các kênh hợp pháp do chính sách thông minh của nước này và sự chăm chỉ của người di cư lao động, vốn đã có được nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh mẽ. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, Hans Timmer (chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Nam Á) cho rằng Bangladesh không đứng trước nguy cơ khủng hoảng mà Sri Lanka hiện đang phải đối mặt và tình hình ở Bangladesh rất khác. Dự trữ ngoại tệ ở Bangladesh có thể bao gồm hơn 6 tháng nhập khẩu, điều này là rất chắc chắn. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế này cũng nhấn mạnh rằng chính phủ nên thận trọng đối với các chính sách tài khóa trong nước vì căng thẳng Nga-Ukraine có tác động trên toàn thế giới về lạm phát và khủng hoảng lương thực. Bất ổn chính trị kéo dài hàng thập kỷ của Sri Lanka và sự lãnh đạo kém cỏi của nước này trong việc quản lý các tác động địa chính trị cũng góp phần định hình cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Trong khi đó, Bangladesh đã có được sự ổn định chính trị không bị gián đoạn trong thập kỷ qua và với sự lãnh đạo thận trọng, đã được hưởng lợi từ môi trường địa chính trị mới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Sri Lanka, Chính phủ Bangladesh đã thực hiện một số bước để cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm dự trữ ngoại hối. Chính phủ đã quyết định đình chỉ các chuyến đi nước ngoài của các quan chức chính phủ trong nỗ lực cắt giảm chi tiêu của chính phủ và hoãn một số dự án ít quan trọng hơn đòi hỏi nhập khẩu từ các nước khác. Tóm lại, những thách thức như tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng và thâm hụt tài khóa cần được giải quyết bằng các chính sách tài khóa thận trọng của chính phủ. Về mở rộng thị trường xuất khẩu, Bangladesh cần đa dạng hóa các ngành xuất khẩu vì nước này tập trung nhiều vào lĩnh vực May mặc sẵn (RMG). Mặc dù cuộc khủng hoảng Sri Lanka không thể so sánh với Bangladesh, nhưng đó là một bài học cảnh giác cho Bangladesh, quốc gia đang trỗi dậy, để tiếp tục củng cố khuôn khổ kinh tế-chính trị của mình./.