Tài sản có rủi ro của ngân hàng là gì năm 2024

Theo khoản 23 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN quy định về rủi ro tín dụng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
23. Rủi ro tín dụng bao gồm:
a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong đó, khách hàng (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận cấp tín dụng (bao gồm cả nhận cấp tín dụng thông qua ủy thác), nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác. Trong đó, đối tác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịch với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác.
...

Theo đó, có thể hiểu 01 cách đơn giản về rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng nói chung bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng đối tác

- Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay không trả được nợ gốc hoặc lãi vay.

Điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính cho ngân hàng, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng.

Tại đây Thanh toán tiền điện ở đâu? 10 hình thức thanh toán tiền điện hiện nay bạn nên biết. Tại đây

3. Những tác động xấu của rủi ro tài chính

Nó tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn, làm giảm giá trị tài sản và ngăn cản dòng tiền đủ mạnh để duy trì hoạt động kinh doanh. Nó ảnh hưởng đến vị thế của nhà đầu tư và thương hiệu của công ty. Đối mặt với rủi ro tài chính pháp lý có thể làm xói mòn khả năng trả nợ của bạn, xói mòn uy tín của bạn và gây khó khăn cho việc phê duyệt các dự án tài chính của bạn sau này.

Nếu không có kế hoạch quản trị rủi ro hiệu quả trước những trường hợp bất lợi, các công ty/doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ phá sản.

Tác động xấu đến tài chính

4. Quản trị rủi ro tài chính là gì?

Quá trình đánh giá và xử lý rủi ro tài chính được gọi là quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là rất quan trọng vì nó cung cấp định hướng cho các hoạt động đầu tư và các chiến lược thành công. Nó giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro có thể xảy ra với thái độ tích cực, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn bất ngờ và theo đuổi sự bền vững, ổn định của lợi nhuận.

Thực chất quản trị rủi ro là loại bỏ tính bị động, xác định kết quả có thể xảy ra khi đầu tư và tìm các giải pháp tối đa lợi nhuận.

Quản trị rủi ro

5. Giải pháp quản trị rủi ro tài chính cho các nhà đầu tư

Để hạn chế thấp nhất rủi ro, các chuyên gia giao dịch sử dụng một số công cụ để phân tích biến động liên quan đến đầu tư dài hạn, ngắn hạn hoặc toàn bộ thị trường bao gồm:

  • Phân tích cơ bản là đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty như tài sản, thu thập thông qua quá trình đo lường giá trị nội tại của chứng khoán.
  • Phân tích kỹ thuật là quá trình đánh giá chứng khoán thông qua số liệu thống kê và xem xét lợi nhuận lịch sử, khối lượng giao dịch, giá cổ phiếu và các dữ liệu hiệu suất khác.
  • Phân tích định lượng là đánh giá hiệu suất lịch sử của một công ty bằng cách sử dụng các tính toán tỷ lệ tài chính cụ thể.

Ví dụ, khi đánh giá các doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn đo lường tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Một tỷ lệ nợ cao cho thấy một khoản đầu tư rủi ro. Một tỷ lệ khác là tỷ lệ chi tiêu vốn, chia dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cho chi tiêu vốn để xem công ty sẽ còn lại bao nhiêu tiền để duy trì hoạt động kinh doanh sau khi thanh toán nợ.

Về mặt hành động, các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp, thương nhân, nhà đầu tư cá nhân và nhân viên đầu tư của công ty sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu rủi ro của họ. Phòng ngừa rủi ro đầu tư có nghĩa là sử dụng các công cụ một cách chiến lược, chẳng hạn như các hợp đồng quyền chọn, để bù đắp khả năng xảy ra bất kỳ biến động giá bất lợi nào. Nói cách khác, bạn phòng ngừa một khoản đầu tư bằng cách thực hiện một khoản đầu tư khác.

Giải pháp quản trị rủi ro

6. Quản lý tài chính cá nhân với Mobile Banking MyVIB

Để kiểm soát thói quen chi tiêu “vung tay quá trán” là một điều tương đối khó khăn, đặc biệt với chị em phụ nữ. Để tránh rủi ro tài chính trong tương lai, bạn cần quản lý chi tiêu hiệu quả. Thực tế để quản lý chi tiêu hiệu quả là điều khá khó khăn bởi mua sắm là một trong những thói quen khó bỏ. Với ứng dụng Mobile Banking MyVIB, việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn nhờ tính năng quản lý chi tiêu tài chính. Tính năng quản lý tài chính cá nhân trên ứng dụng MyVIB sẽ giúp bạn theo dõi, quản lý chi tiêu hiệu quả và nhanh chóng ngay trên điện thoại.

Quản lý chi tiêu cùng Mobile Banking MyVIB

Quản lý chi tiêu hiệu quả trên Mobile Banking MyVIB:

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Mobile Banking MyVIB, bằng cách nhập mã PIN.
  • Bước 2: Bấm chọn “tài khoản”, tại màn hình trang chủ.
  • Bước 3: Sau khi thực hiện bước 2 xong, trên màn hình hệ thống hiển thị thông tin gồm số dư thuần, tổng dư có. Tiếp theo, bấm chọn tài khoản thanh toán trên màn hình các thông tin và lịch sử giao dịch sẽ hiện ra theo dạng liệt kê. Thứ tự hiển thị giao dịch gần nhất và các lần giao dịch trước, từ đó bạn có những điều chỉnh hợp lý cho các giao dịch tiếp theo.

Với ứng dụng MyVIB, bạn dễ dàng quản lý chi tiêu, hạn chế rủi ro tài chính chuẩn bị cho những kế hoạch tiết kiệm để cải thiện chất lượng cuộc sống. Hy vọng kiến thức tài chính trên sẽ giúp ích cho bạn.

Search news,Search

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180

Chủ đề