Thuế nhập khẩu ô tô 2022

Trước tác động của dịch Covid-19, một loạt những chính sách về thuế ô tô cùng những chi phí liên quan sẽ đều có sự thay đổi trong năm 2022. Và sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của thị trường ô tô trong nước.

Các khoản thuế ô tô nhập khẩu

Thuế nhập khẩu

Đối với ô tô nhập khẩu, tại Việt Nam sẽ phải chịu những loại thuế và chi phí khá cao. Trong đó, thuế ô tô nhập khẩu được hiểu là nhà nước có chính sách thu phí đối với các sản phẩm ô tô nguyên chiếc có nguồn gốc từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Đối với những dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phải chịu những mức thuế nhập khẩu cao từ 56% -74% giá trị xe, khiến giá thành của xe có thể tăng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/chiếc.

Tuy nhiên, Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018 quy định, những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên thì mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Thuế ô tô tại Việt Nam

Do đặc thù sản phẩm nên cách tính thuế ô tô nhập khẩu sẽ khác so với cách tính thuế nhập khẩu các mặt hàng khác trên thị trường. Vào thời điểm trước năm 2021, các ô tô được sản xuất tại các quốc gia khác ngoài khối ASEAN thì mức thuế ô tô nhập khẩu là 70-80%. Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) thì từ năm 2021, Việt Nam chính thức cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình 9 - 10 năm sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực chính thức. Như vậy, những xe có phân khối lớn hơn 2.500cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm; xe có phân khối dưới 2.500cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm.

Thực tế, trong Hiệp định EVFTA cũng quy định rõ thuế của Việt Nam không áp dụng đối với các xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng.

Bên cạnh, các dòng xe có xuất xứ từ châu u sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu mới từ 60.5% - 63/8% tùy theo dung tích xy lanh. Mức giảm thuế này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt có mục đích là điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng, tăng ngân sách và nhập siêu. Tại Việt Nam, tất cả các mẫu xe được sản xuất dù trong hay ngoài nước đều phải nộp thuế này. Đối với xe chế tạo và lắp ráp trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt là chi phí nặng nhất, với bình quân từ 35 - 60% cho xe có dung tích xi lanh từ 1.0L đến 2.5L.

Tuy nhiên, để khuyến khích ngành sản xuất, chế tạo ô tô phát triển, Chính phủ đã giao Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương xây dựng phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô. Theo Điều 6, Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016 thì cách tính thuế GTGT đối với xe ô tô nhập khẩu như sau:

Công thức tính thuế ô tô

Theo điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế suất giá trị gia tăng là 10%. Do xe nhập khẩu không ở trong danh sách miễn thuế nên thuế GTGT vẫn duy trì 10% áp dụng cho tất cả các dòng xe.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế giá trị gia tăng Thuế trước bạ Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung), thuế ô tô trước bạ được tính như sau: Lệ phí trước bạ cần nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%) Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ được Bộ tài chính quy định cụ thể đối với từng loại xe (Tham khảo Quyết định 618/QĐ-BTC được điều chỉnh, bổ sung bởi Quyết định 1112/QĐ-BTC, Quyết định 2064/QĐ-BTC, Quyết định 452/QĐ-BTC và Quyết định 1238/QĐ-BTC).

Do tình hình covid-19 ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh ngành ô tô, nên từ ngày 1/12/2021 Chính phủ đã ban hành chính sách miễn giảm 50% phí trước bạ cho người mua xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Quy định này đã được thực hiện từ ngày 1/12/2021 và kéo dài đến hết ngày 31/5/2022.

Như vậy, người tiêu dùng khi mua ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước có thể tiết kiệm được một khoản tiền, từ vài chục đến trăm triệu đồng, chi phí lăn bánh. Hiện nay, mức lệ phí trước bạ áp dụng với ôtô con tại các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng... là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%... Giảm 50% mức phí trước bạ thì người dùng sẽ chỉ còn phải đóng mức lệ phí từ 5-6% giá trị xe.

Thuế nhập khẩu ô tô và hàng ngàn mặt hàng khác sẽ cắt giảm về 0% khi 7 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương được thực hiện vào đầu năm sau, trong đó có Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 2018-2022.

ộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo của 7 Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu nhằm thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực vào năm 2018 và thuế suất của rất nhiều mặt hàng sẽ về 0% vào đầu năm sau.

Dự thảo của 7 Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu nhằm thực hiện các hiệp định thương mại mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) giai đoạn 2018-2023; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) giai đoạn 2018-2022; Hiệp định thành lập khu vực tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) giai đoạn 2018-2022; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2018-2020; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) giai đoạn 2018-2022; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2018-2021 và đáng chú ý là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018-2022.

Để thực hiện các hiệp định thương mại này, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo về mức thuế ưu đãi cho hàng ngàn mặt hàng theo đúng lộ trình đã cam kết. 

Như vậy, vào đầu năm sau, thuế nhập khẩu của hàng ngàn mặt hàng sẽ cắt giảm về 0% trong đó, thuế nhập khẩu nhiều dòng ô tô được nhập khẩu từ khu vực ASEAN sẽ hoàn toàn được cắt giảm.

Việc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các quốc gia trong khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ khiến cho thị trường ô tô thay đổi và người tiêu dùng có thể mua xe với mức giá rẻ hơn nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Kể từ đầu 2017, khi mức thuế giảm thêm theo lộ trình, nhiều nhà sản xuất đã có xu hướng dừng lắp ráp một số dòng xe có sản lượng thấp để chuyển sang nhập khẩu từ khu vực.

Xu hướng cho thấy làn sóng nhập xe từ ASEAN sẽ tăng lên nữa vào năm 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô chính thức về 0%. Cũng trong một dự thảo báo cáo mới đây từ Bộ Tài chính cho thấy, ngân sách có thể thất thu khoảng 22.256 tỷ đồng trong 5 năm (từ 2018-2022) do tác động của việc giảm thuế suất ATIGA xuống 0% đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN năm 2016 đạt 38.000 xe, trong đó tập trung chủ yếu vào các dòng xe bán tải (pick up) đạt khoảng 27.000 xe/năm, ô tô con chủ yếu là xe dưới 4 chỗ khoảng 7.600 xe/năm (dung tích xi-lanh dưới 1500cc, thương hiệu Suzuki, Mitsubisi, Toyota từ Thái Lan), ô tô tải nhẹ khoảng 3.500 xe/năm (trong đó xe tải dưới 5 tấn là 2.300 xe). Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu năm 2016 so với năm 2015 của xe dưới 9 chỗ là 47% (về lượng) và 53% (về trị giá); xe tải dưới 5 tấn là 31% (về lượng) và 42% (về trị giá).

Từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu đối với xe con giảm từ 30% xuống 0%, xe tải nhẹ và xe pick up giảm từ mức 5% xuống 0% thì dự kiến tỷ lệ tăng trưởng NK đối với dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trên 40%/năm và dòng xe tải dưới 5 tấn (bao gồm cả xe pick up) là 30%.

Theo đó, số thu thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN dự kiến giảm hàng năm tương ứng như sau: xe dưới 9 chỗ giảm cho giai đoạn 2018 - 2022 là 13.069 tỷ đồng, xe tải dưới 5 tấn và xe pickup là 9.187 tỷ đồng. Tổng giai đoạn 2018-2022 cho cả 2 nhóm xe chở người dưới 9 chỗ và xe tải dưới 5 tấn (bao gồm cả xe pickup) là 22.256 tỷ đồng.

Như vậy, số thu thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc cũng sẽ giảm khoảng 22.256 tỷ đồng trong 5 năm (từ 2018-2022) do tác động của việc thực hiện cam kết trong Hiệp định ATIGA (thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN giảm từ 30% và 5% xuống 0%).

Dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước cũng đứng trước cơ hội lớn khi có thể mở rộng sản xuất để xuất khẩu xe sang khu vực nội khối ASEAN. Hiện tại, một số doanh nghiệp đang chuẩn bị tiềm lực và kế hoạch để mở rộng sản xuất như Thaco, Hyundai Thành Công và mới nhất là dự án sản xuất ô tô VINFAST của Vingroup. Tuy nhiên, Chính phủ hiện vẫn chưa có một quyết sách nào để ưu đãi cho ngành sản xuất ô tô trong nước bởi hiện tại doanh nghiệp nội chưa có lợi thế lắp ráp khi có rào cản bởi thuế nhập khẩu linh kiện khiến giá ô tô lắp ráp trong nước đắt hơn 20% so với ô tô nhập khẩu từ ASEAN tính từ mốc năm 2018.