Tìm 5 thành ngữ có cách nói như nhanh như cắt

Câu hỏi: Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá

Lời giải :

Đen như cột nhà cháy

Xấu như ma

Đẹp như tiên

Chạy bán sống bán chết

Ăn như mèo

Dữ như cọp

Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Ăn như rồng cuốn, nói như phượng leo

Cùng Top lời giải tìm hiểu về biện pháp nói quá!

1. Nói quá là gì?

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).

Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…

Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.

Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn)

2. Tác dụng của nói quá

Nói quá là một biện pháp tu từ, nó có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chấtđối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.

Ví dụ:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trênđầu có ai

(Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh hùng ca trong hànhđộng của nhân vật Từ Hải.

– Nhấn mạnh ý.

Ví dụ:

Đêm tháng năm chưa nằmđã sang

Ngày tháng mười chưa cườiđã tối

(Tục ngữ)

Câu nói trên phóngđại về tính chất. Nhằm nhấn mạnh tính chất thời gian, nhắc nhở mọi ngườiđiều chỉnh công việc cho phù hợp.

– Gâyấn tượng

Ví dụ: Conđường mòn chạy thẳngđến tận chân trời

(Báo Nhân dân)

Câu nói trên phóngđại về quy mô. Cho thấy conđường rất dài, tăng sức gợi cho ngườiđọc.

– Tăng sức biểu cảm cho lời văn

Ví du:

Càyđồngđang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

(Ca dao)

Câu nói trên phóngđại về mứcđộ, cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo.

3. Một số biện pháp nói quá

– Nói quá kết hợp với so sánh tu từ:

Hai biện pháp tu từ nàyđều nhằm mụcđích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinhđộng hơn bản chất củađối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽđem lại hiệu quả cao hơn.

Ví dụ:

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánhđồng bông trắng như mây

Mấy cô máđỏ hây hây

Đội bông như thểđội mây về làng

(Ca dao)

Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nép một, nhưđường mía lau

(Ca dao)

– Dùng những từ ngữ phóngđại khác:

+ Các từ phóngđại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóngđại: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, …

+ Các từ ngữ phóngđại có thể là: nhớđến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng, …

+ Từ ngữ phóngđại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ:ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi,đẹp như tiên, …

4. Phân biệt nói quá với nói khoác

Giống nhau: Đều phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.

Khác nhau:

+ Về mục đích:

– Nói quá: dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm;

– Nói khoác: làm người nghe tin vào những điều không có thật, tạo tiếng cười có ý nghĩa phê phán những kẻ khoác lác trong cuộc sống.

+ Về tác động:

– Nói quá: có tác động tích cực;

– Nói khoác: có tác động tiêu cực.

1. Nó nhanh như cắt đã biến mất rồi.

2. Và nhanh như cắt, nó cắn đứt dây câu.

3. Anh ta nhanh như cắt đã vụt đến chỗ tôi.

4. Anh ta biến mất trong bóng đêm nhanh như cắt

5. Chú cá nhanh như cắt đã vọt lên khỏi mặt hồ.

6. Vì thế trong dân gian mới có câu "Nhanh như cắt".

7. Cậu ấy nhanh như cắt đã bắt được trái bóng ấy.

8. Bác ấy nhanh như cắt, vèo một cái đã đi xa rồi

9. Chú chó chạy nhanh như cắt, thoáng cái đã không thấy đâu rồi.

10. Tôi nhào xuống, nhanh như cắt giống như là bóng đêm, như là, "Vút!"

11. Cảnh tượng ấy quá mãnh liệt đến độ tôi đột ngột giật lùi lại , gần như mất thăng bằng khi Candice nhanh như cắt với tay chộp lấy tay tôi và giữ tôi đứng vững .

12. Bài hát có nhịp độ nhanh, dồn dập đan xen với lời bài hát của Jackson về một phụ nữ tên là Annie, người đã bị tấn công tại căn hộ của mình bởi một tên tấn công "nhanh như cắt".

Hãy đặt câu với các thành ngữ sau:

a. Nhanh như cắt ................................................................................................................................              b. Há miệng chờ sung ................................................................................................................................      c. Ngồi mát ăn bát vàng ................................................................................................................................

Các câu hỏi tương tự

Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi.

a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Ông giáo hút trước đi.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?

- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

(Băng Sơn, Quả thơm)

c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)

- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?

Có thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu sau được không? Vì sao?

a) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng)

b) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

d) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

cho câu văn: nhanh như cắt, chị dậu đã nắm ngay được gậy của hắn".

a) chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng

b) hãy tìm thêm 5 thành ngữ có cách nói như "nhanh như cắt"

mk đang cần

Các câu hỏi tương tự

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo cả anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng "hậu cần ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

a) Từ "lực điền: trong đoạn văn có nghĩa là gì? Từ "đi" trong câu nói của chị Dậu thuộc từ loại gì?

b) Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu cuối cùng của đoạn văn trên

c) Tìm các trường từ vựng trong đoạn trích và đặt tên cho nó

d) Theo em, vì sao chị Dậu lại cso thể quật ngã được tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng một cách nhanh chóng đến vậy?

e) Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu, kiểu tổng-phân-hợp), hãy phân tích để làm rõ số phận người nông dân Việt nam trước Cách mạng tháng Tám thể hiện qua "chị chàng con mọn" này

f) Từ văn bản này, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 mặt giấy) bàn về sức mạnh của người phụ nữ trong lịch sử cũng như trong cuộc sống hiện tại

Mong mọi người giúp mình!

Tìm và phân tích câu ghép trong các câu sau:

a/ Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…. b/ Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. c/ Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt chị nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra,

áp vào vật nhau.