Tín ngưỡng của người Hải Dương trong thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc là gì

Người Lạc Việt và người Tây Âu vốn từ lâu đã có mối quan hệ kinh tế-văn hóa gần gũi. Thủ lĩnh của nhóm người Tây Âu sống trên đất Văn Lang là Thục Phán. Liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng mạnh lên. Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lăng của quân Tần xảy ra ồ ạt. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời khoảng đầu thế kỷ III tr.CN. Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ). Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự. Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại. Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước vàlà đầu mối của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng, rồi toả đi các nơi, theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả hoặc xuôi sông Cầu qua sông Thương, sông Lục Nam lên vùng rừng núi Đông Bắc v.v... Thành Cổ Loa gồm có 3 vòng thành chính khép kín (thành nội, thành trung, thành ngoại). Thành nội (vòng trong cùng) hình chữ nhật, có chu vi 1650 mét, cao khoảng 5 mét, mặt thành rộng từ 6 đến 12 mét, chân rộng từ 20 đến 30 mét. Thành nội chỉ có 1 cửa thành. Trên mặt thành có 18 ụ đất nhô ra ngoài để làm vọng gác. Những vọng gác này được đắp cao hơn mặt thành từ 1 mét đến 2 mét. Thành trung có 5 cửa. Ở đây cũng có một số ụ đất đắp cao hơn để làm vọng gác. Thành ngoại (vòng ngoài cùng) dài 8 km, cao từ 4 đến 9 mét. Chân thành rộng từ 12-20 mét. Thành có 3 cửa ra vào. Cả 3 vòng thành đều có hào ở phía ngoài. Cả ba hào được nối liền với nhau và nối với sông Hoàng để bảo đảm quanh năm đều có nước, và làm tăng thêm sự hiểm yếu của Kinh thành Cổ Loa. Giữa các vòng thành và phía ngoài thành ngoại có nhiều ụ đất và luỹ chắc chắn. Với vị trí kiên cố và lợi hại đó, thành Cổ Loa đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống các cuộc xâm lược của quân Triệu (trước năm 179 tr.CN). Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm tr.CN. Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang-Âu Lạc tiến hành khai hoang, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm và các hoạt động khác. Cũng từ đó, người Việt cổ bấy giờ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử, tâm lý, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc.

Về đời sống vật chất, thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy. Nhiều tài liệu đã ghi lại sự việc trên. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Rất nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn.

Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang-Âu Lạc còn sử dụng các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ, rau quả. Lúc thiếu thốn người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng. Thức ăn cũng khá phong phú gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu…). Thức ăn được chế biến bằng nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống…). Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm ở mỗi nhà (trâu, bò, lợn, gà, chó…). Trong số đồ ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang –Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt… Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ thực phong phú, đa dạng, rất giàu chất bột, chất đạm và nhiều chất bổ khác, trong đó lúa gạo là chính. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, cũng là một biểu hiện của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ. Thời Hùng Vương, người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ, riềng, tỏi. Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ bấy giờ phải kể đến tục uống rượu và ăn trầu. Rượu được nhắc nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian. Người Văn Lang có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau được tìm thấy ở Đông Sơn. Trang phục của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của người Việt cổ. Do nghề dệt rất phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quấn kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Nhiều tượng người đàn ông thổi khèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng người mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu. Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: Có mũ lông chim, váy xoè kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (Khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay, vòng ống chân bằng đá, đồng). Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Mặt khác, sự phong phú và dùng phổ biến nhiều loại đồ trang sức đẹp cũng chứng tỏ đời sống vật chất cư dân Văn Lang-Âu Lạc được nâng cao rõ rệt. Về đầu tóc của người bấy giờ có 4 kiểu: Kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và quấn tóc ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến ngang lưng để xõa khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc, hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau. Có thể nghĩ rằng, kiểu tóc cắt ngắn buông xõa sau lưng và búi tóc cao là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người thời Văn Lang. Nhà ở có nhiều kiểu cách như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rũ xuống như mái tranh đến tận sàn, có cầu thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ, chạ, chiềng. Trong sinh hoạt gia đình, các vật dụng rất phong phú gồm rất nhiều loại khác nhau như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ đựng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ bầu v.v…

Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè trên các con sông, rạch. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.

Theo cuốn “Cổ Việt thập bát Thế thánh Vương Ngọc Phả cổ truyền” soạn năm Hồng Đức Nguyên Niên (1470) lưu truyền vùng đất tổ Hùng Vương, thì Khải tổ Kinh Dương Vương là người “tiền phong dựng nước Văn Lang” và cũng là người đầu tiên “tìm đường” định đô trị quốc.

Sau nhiều năm tìm kiếm nhiều vùng đất, không đâu đạt yêu cầu xây dựng đế đô, đến lần dừng chân cuối cùng ở núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương thuộc huyện Lâm Thao, nay thuộc thành phố Việt Trì, Người đã quyết định xây dựng kinh đô buổi đầu dựng nước ở đây, vì:

“Miền Thao hợp với Lô, Đà; nơi linh địa cứ kể qua còn nhiều; bao lần thử bao nhiêu lựa chọn; muôn loài cùng chờ đón tiếp theo; đến nơi thế đất rồng bay; Tản Viên, Tam Đảo cùng quay đầu về; sông núi tựa bốn bề hào lũy; bọc đô thành đất Quý Phong Châu; bốn ngàn năm trải bể dâu; thủ đô dựng nước buổi đầu là đây...”.

 Lễ hội đền Hùng Phú Thọ. Ảnh: Phutho.gov

Định đô ở đất Phong Châu, trải qua 18 đời Hùng Vương đã để lại ở đây và vùng phụ cận nhiều di chỉ, sự kiện, truyền thuyết, phong tục, đền thờ, điểm thờ Hùng Vương cũng như những tướng lĩnh, anh hùng hào kiệt phò vua giúp nước trong thời kỳ dựng nước gần 2 thiên niên kỷ trước công nguyên.

Theo các nhà sử học, trong thời đại Hùng Vương dựng nước đã để lại nơi miền quê đất Tổ đến 10 cái nhất, đang được bảo tồn và lưu truyền, đó là:

1. Ngôi đền thờ xuất xứ cổ nhất: các đền thờ trên núi Nghĩa Lĩnh xây thời Hậu Lê, nhà Nguyễn, nhưng thực tế tín ngưỡng ở đây đã có từ thời Hùng Vương. Đền Thượng Nguyên là miếu thờ trời, do vua Hùng thứ 6 lập nên, để tạ ơn trời phù trợ đánh thắng giặc Ân - 3.200 năm về trước, đến thế kỷ 3 trước Công Nguyên, Thục Phán được nhường ngôi mới lập miếu thờ dòng tộc Vua Hùng để “tri ân”.

2. Phú Thọ - nơi có “truyền thuyết” Hùng Vương nhiều nhất - đã sưu tầm được 31 truyền thuyết như: bọc trăm trứng, bánh chưng bánh dày, củ khoai lang, dạy dân săn lưới, cấy lúa, bắt trâu kéo cày, dưa chua, mật mía, Tiên Dung công chúa, Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh, Lý Văn Lang, Năm Anh em lốt rắn, trâu nước, cột đá thề, ba ông Đô Sĩ , Đăng Hồng, Hùng Bảo, Hùng Dũng, Đinh Chính, Hùng Việt, Lang Bút, Lang Lôi, Lang Mao, Đình Xá, Thạch Trăng Thổ Lân, Sơn Thắng, Thiên Cương, Đại Hải, Bạch Thạch.

3. Nơi cấy lúa nước sớm nhất: Đồng Lú ở xã Minh Nông là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa, có đền thờ thần nông do vua lập nên, hàng năm cúng tế thần nông trước khi vào vụ cấy, sau này cũng thế, dân phải “làm hèm” Vua Hùng dạy dân cấy lúa - tức là chủ tế xuống cấy vài cái mạ tượng trưng, sau đó dân mới được cấy ruộng nhà, làm thế để có mùa lúa bội thu.

4. Nơi có nhiều phong tục cổ nhất - các phong tục cưới xin, sinh đẻ, Tết Nguyên đán, hội cầu mùa, cầu đình, cầu thần làng, tang ma, thờ gia tiên, thờ vật linh đều có “xuất xứ “ thời Hùng Vương ở đất Phong Châu. Trước cách mạng 1945, các làng quê trong vùng vẫn còn giữ các tục lệ này, thí dụ khi đón dâu về, cho đôi trẻ uống 2 bát rượu mọng, cơm nếp, khi sinh con lấy lá chuối tươi thui mềm làm tã, có đám tang thì lấy chày giã xuống cối không, kêu kênh kênh, để biến báo dân làng.

5. Nơi có vật linh quý nhất: Ở Đền Hùng xưa thờ “hạt lúa”- vì Vua Hùng là ông Tổ của nghề trồng lúa nước, hạt lúa là lương ăn chủ chốt, quý báu nhất, là thứ “ngọc thực” của nhân dân, các đền miếu thôn làng thờ vật linh, đến ngày cầu đem ra làm hèm. Dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2005 hạt lúa được rước lên Đền Thượng - hạt lúa thờ được chạm đục bằng gỗ dài 82cm, rộng 37cm.

6. Nơi có điệu hát cổ nhất: đó là một điệu hát mừng Tân Xuân, chỉ biểu diễn trong mùa xuân. Điệu hát này được Nguyệt Cư công chúa, con gái vua Hùng thứ 17 yêu thích, đến thế kỷ 12, hoàng hậu vợ Lý Thần Tông quê miền Hưng Hóa có công giúp đỡ Phường Xuân, Phường Xuân kiêng tên Hoàng hậu, nên gọi chệch đi là Hát Xoan.

7. Nơi có Lời thề Quang Minh Nhất: Thục Phán được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi theo đề xuất của Phò mã Nguyễn Tuấn, Thục Phán rất cảm kích, đã cho lập 2 cột đá thề trên Nghĩa Lĩnh Sơn, và đã thề rằng:

“Sẽ quyết tâm “giữ nước” và mãi mãi thờ phụng các vua Hùng - nếu làm trái đi sẽ bị trời tru - đất diệt!”.

8. Nơi có vị Thánh thiêng nhất: đó là Thánh Tản Viên. Thánh có tên tục là Nguyễn Tuấn, quê ở Động Lăng Xương, xã Trung Nghĩa, nay thuộc huyện Thanh Thủy, mồ côi cha mẹ từ lúc tuổi thơ, làm con nuôi bà Chúa ở Núi Ba Vì, lớn lên có nhiều tài lạ, được vua Hùng 18 gả công chúa Ngọc Hoa. Nhà vua không có con trai kế vị, đã nhường ngôi cho. Người cháu họ xa của Vua là Thục Phán dấy binh tranh ngôi, xảy ra cảnh nồi da nấu thịt. Sau khi giúp Nhạc phụ đánh bại Thục Phán, Nguyễn Tuấn đề xuất với vua nhường ngôi cho Thục Phán, rồi ông lên đỉnh núi Ba Vì, gọi là Tản Viên, tu tiên hiển thánh. Thánh Tản Viên sơn linh thiêng nổi tiếng trong hàng thần thánh nước ta, được hàng trăm làng xã trong vùng lập miếu thờ để tri ân.

9. Là quê hương Đất tổ Hùng Vương, Phú Thọ là vùng đất có nhiều di chỉ Hùng Vương nhất nước: Phú Thọ đã có hơn 60 trong trên 200 di chỉ Hùng Vương, tập trung xung quanh đền Hùng; bán kính 20 km có 47 di sản, đủ 4 giai đoạn; Phùng Nguyên (4.000 năm), Đông Đậu (3.500 năm), Gò Mun (3.000 năm) và Đông Sơn cách ta từ 2.800 đến 2.000 năm trước Công nguyên.

10. Không chỉ là nơi có trên 30% di sản Hùng Vương, Phú Thọ vẫn là nơi có nhiều điểm, đền, miếu thờ các nhân vật nổi tiếng, vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương nhất nước.

Qua sưu tầm, kiểm kê, Phú Thọ đã có trên 500 điểm, trong khi đó ở Thanh Hóa có 261 điểm, vùng Sơn Nam 231, Kinh Bắc 112, Hải Dương 112, Nghệ An xa xôi cũng có 72 điểm thờ tính đến giữa thế kỷ 20.

Đến tháng 8-2003, qua khảo sát điều tra ở nhiều địa bàn, cả nước đã có đến 1.064 di tích thời Hùng Vương ở 11 tỉnh thành phố, gồm Thừa Thiên - Huế, Sài Gòn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây và Phú Thọ, thì ở Phú Thọ có 321 di tích, chiếm 30,16%.

Năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) thời Lê Trung Hưng cả Đại Việt có 73 làng có đền thờ Hùng Vương hầu hết nằm trong vùng kinh đô Văn Lang thời Vua Hùng dựng nước.

Các cơ quan hữu quan đã phát hiện ở 6 tỉnh thuộc Bộ Văn Lang là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang có đến 245 bản thần sắc, thần tích, Ngọc Phả thờ vua Hùng, riêng Phú Thọ có 62 bản, chỉ kém Hà Tây 12 bản.

Trong bài diễn ca 210 câu về “lịch sử nước ta” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết đầu năm Nhâm Ngọ - 67 năm về trước ở Pắc Bó (Cao Bằng) có 2 câu ca bất hủ, và khẳng định:

... “Hồng Bàng là tổ nước ta,

Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang...”.

Đến mùa thu năm giáp Ngọ (1954), trên đường về Thủ đô sắp giải phóng - ngày 19-9-1954, nói chuyện với bộ đội Đại đoàn quân tiên phong (F.308) bên cây thiên tuế, trước Thiên quang thiền tự trên núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Đây là đền thờ Hùng Vương tổ tiên của chúng ta. Ngày xưa, “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử suốt chặng đường dài mấy ngàn năm tồn tại và phát triển của dân tộc, đã được Bác Hồ tổng kết bằng câu nói nổi tiếng đó ngay tại đền thờ các vua Hùng, người khẳng định sự thật của thời đại vẻ vang này - thời kỳ bình minh của lịch sử dân tộc khai sinh ra nước Văn Lang tồn tại gần 20 thế kỷ, rồi đến Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Việt và Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hôm nay.

Để tri ân Quốc tổ Hùng Vương, hàng trăm năm qua, cứ sau Tết Nguyên đán, nhân dân ta từ Bắc chí Nam lại nhắc nhở nhau bằng 2 câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.

Nhà nước ta đã chính thức quyết định ngày 10-3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc giỗ, ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương, và năm 2007 Nhà nước còn quyết định cán bộ công nhân, bộ đội được nghỉ ngày này, để mọi người có điều kiện “hành hương” đến Đền Hùng, hoặc nơi có di tích thờ các vua Hùng.

THANH GIANG

Video liên quan

Chủ đề