Trẻ em bị lạnh tay chân là bệnh gì năm 2024

Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, do đó nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác, đây là lý do vì sao trong những lúc thời tiết lạnh lẽo, rất nhiều người bị tay chân lạnh ngay cả khi cơ thể được ủ ấm trong chăn thì vẫn bị lạnh tay chân và phải mang tất rất lâu. Với những người bị tay chân lạnh trong một thời tiết lạnh là một điều bình thường, không có gì đáng ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản là giữ ấm tay - chân.

Trẻ em bị lạnh tay chân là bệnh gì năm 2024
Nhiệt độ môi trường thấp khiến mạch máu ngoại biên co nhỏ làm bàn tay tái màu và lạnh ngắt.

Bị chân tay lạnh là biểu hiện bệnh gì? Trong một số trường hợp thì lạnh chân tay là dấu hiệu báo động của một căn bệnh nào đó, thường khi bạn luôn cảm thấy tay chân lạnh thì các bác sĩ phải nghĩ đến những bệnh chứng thường gặp như sau:

Bệnh suy tuyến giáp: Trong trường hợp giảm năng tuyến giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon làm cho biến dưỡng cơ thể chậm lại, kém đi, lúc này cơ thể không phát ra đủ nhiệt lượng để điều hòa nhiệt độ cơ thể theo nhu cầu nên ta có triệu chứng tay - chân bị lạnh kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.

Hiện tượng Raynaud: Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay, chân, đầu ngón tay - chân, mũi, vành tai) để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng), hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong chứng Raynauld, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt...chỉ cần mang áo ấm, găng tay, vớ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá sức: Lo âu quá mức làm cơ thể chúng ta bị suy nhược, cảm thấy tay - chân và cơ thể bị lạnh như chúng ta thường hay dùng từ “rét”, vì lúc này cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các chu trình chuyển hóa, không tỏa ra nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là thiếu ngủ, stress...

Nhẹ cân: Người quá gầy dễ bị lạnh vì ít mỡ để che chở, khối cơ bắp là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh ở người gầy cũng ít hơn.

Biếng ăn: Người kén ăn, ăn quá ít sẽ thiếu những chất cung cấp calori tạo nhiệt lượng như: tinh bột, mỡ... làm cơ thể có cảm giác lạnh.

Thiếu máu: Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh, trong trường hợp này cần bổ sung sắt, dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như: cá, thịt đỏ, phô mai, ca cao, gan động vật... Các bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân thiếu máu bằng thử nghiệm máu đơn giản: đo lượng huyết sắc tố.

Rối loạn giấc ngủ: Bệnh rối loạn giấc ngủ làm bệnh nhân buồn ngủ ban ngày và không ngủ được vào ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột cơ thể bị mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc... Ở những đối tượng này, họ cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Các nhà chuyên môn cho là do vùng Thalamus trong não bị rối loạn - Thalamus vừa phụ trách tình trạng thức - ngủ, vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt.

Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay - chân trở nên lạnh cóng. Để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường dùng nhiều thực phẩm có chứa sắt... Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm làm tăng nhiệt lượng như: thịt bò, thịt dê, óc động vật...; cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, chống rét tốt hơn.

Theo bác sĩ nội tiết của phòng khám MEDSI Leninsky Prospekt Irina Zyatikova cho biết trên trang Gazeta.ru, trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân có thể là do gặp vấn đề về thể chất hoặc vật lý. Nếu không đi kèm với sốt hay các triệu chứng khác, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi chân tay trẻ sơ sinh lạnh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân kèm theo vài dấu hiệu khác, phụ huynh cần hết sức thận trọng.

Ở giai đoạn sơ sinh, sự phát triển của bé vẫn đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân thì tình trạng này hầu như luôn liên quan đến hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là do hệ tuần hoàn của bé vẫn chưa hoàn thiện, do đó, máu sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa xuống chân hay tay. Tay chân là bộ phận ngoại vi của cơ thể, do đó, máu sẽ ưu tiên đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, phổi, não, thận… Và tay chân là bộ phận cuối cùng mà máu lưu thông đến. Thậm chí, sự chậm trễ của quá trình lưu thông máu hoàn toàn có thể khiến tay chân bé chuyển thành màu tím. Do đó, so với vùng trung ương (thân mình, đầu), nhiệt độ tay chân có thể thấp hơn một chút khiến chân tay trẻ sơ sinh lạnh.

"Việc lưu thông máu kém là do sự non nớt của hệ thần kinh tự chủ. Việc điều hòa nhiệt bắt đầu hình thành dần dần từ ngày thứ hai hoặc thứ ba trong cuộc đời của trẻ. Việc của cha mẹ là cần duy trì điều kiện nhiệt độ bình thường trong phòng, vì luồng không khí lạnh có thể khiến da trẻ bị mất nhiệt đáng kể" - bác sĩ nội tiết Zyatikova cho hay.

Ngoài ra, các ngón chân, bàn tay, đầu gối là những bộ phận hoạt động nhiều hơn nên tích mỡ ít hơn và sẽ không giữ ấm được lâu. Hệ thống mạch máu ở đây có ít chất béo hơn nên dễ bị lạnh.

Trẻ em bị lạnh tay chân là bệnh gì năm 2024

Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong cùng một môi trường, nhiệt độ tay chân của trẻ lạnh hơn nhiều so với các bộ phận khác, đồng thời cũng lạnh hơn so với những người xung quanh thì cha mẹ nên lưu ý và xem xét kỹ nguyên nhân để có hướng xử lý. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân bất thường như sau:

- Mặc ít quần áo: Mùa đông hoặc trong môi trường máy lạnh, một số bộ phận trên cơ thể trẻ không được giữ ấm như bàn tay, bàn chân, cổ... sẽ có xu hướng bị lạnh. Nếu tay chân của trẻ bị thâm lại trong môi trường nhiệt độ thấp và không có các triệu chứng đặc biệt khác, cha mẹ cần mặc thêm áo ấm cho trẻ và tăng nhiệt độ điều hòa.

- Do bệnh thiếu máu ở trẻ em: Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến cho lượng máu không đủ cung cấp đến bàn tay, bàn chân của trẻ. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tay chân trẻ sơ sinh lạnh.

- Có thể trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân là do thiếu vitamin B12: Ngón tay, chân là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể con người. Trong khi đó, vitamin B12 rất cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và các protein. Do đó, việc thiếu vitamin này sẽ khiến cho các đầu ngón tay, ngón chân bé bị lạnh buốt, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đầu ấm chân tay lạnh.

- Tay chân trẻ sơ sinh bị lạnh là biểu hiện của viêm tĩnh mạnh: Tĩnh mạch có chức năng cung cấp máu cho các cơ quan ở phía xa hơn như tay, chân. Khi tĩnh mạch của trẻ bị tổn thương hay viêm nhiễm, chân tay bé sẽ bị lạnh và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời.

- Rối loạn chức năng tuyến mồ hôi: Bệnh lý tuyến mồ hôi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tay chân lạnh. Bệnh gây ra mồ hôi bất thường, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân khiến cơ thể mất nhiệt nhiều hơn và làm lạnh vùng da tay, chân.

- Trẻ có thể bị viêm phổi cấp: Trẻ bị tay chân lạnh trong mùa lạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp. Nếu bị viêm phổi, ngoài tình trạng trẻ sơ sinh tay chân lạnh thì bé sơ sinh còn có các triệu chứng như bỏ bú, tiêu chảy…

Khi thấy con bị lạnh tay chân kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: sốt cao trên 39 độ C, da xanh xao thậm chí tím tái, phản ứng của bé sẽ không nhạy bén như bình thường, không cười, không khóc trong nhiều giờ, trẻ khó đánh thức, bất động, buồn ngủ, khô môi và lưỡi, mắt trũng sâu, thóp trũng, khi thở bụng phình ra, ngực hóp lại, ớn lạnh, run rẩy, cứng cổ, nổi mụn nước trên da, phát ban , quấy khóc liên tục... cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Trẻ em bị lạnh tay chân là bệnh gì năm 2024

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân?

- Khi tay chân con bị lạnh trong điều kiện môi trường xung quanh cũng xuống nhiệt, cha mẹ cần mặc áo dài tay, mang tất - găng tay cho trẻ. Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường xung quanh bình thường, mẹ không cần ủ, quấn chăn, khăn tã hay mặc quá ấm cho trẻ. Bởi con có thể bị ra mồ hôi. Nếu nhiệt không thoát được ra ngoài, bé dễ bị nhiễm lạnh nhiều hơn.

- Với các bé lớn, đã biết đi, mẹ cần tránh để bé đi chân đất trên sàn đá lạnh. Tốt nhất nên mua những đôi dép dành để đi trong nhà cho bé. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cũng có thể cho bé ngâm chân tay bằng nước ấm pha gừng muối trước giờ đi ngủ.

- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D giúp trẻ không bị thiếu canxi.

Trẻ em bị lạnh tay chân là bệnh gì năm 2024

- Khi chân bé quá lạnh, phụ huynh có thể làm ấm bàn tay mình bằng cách xoa hai lòng bàn tay vào nhau hoặc sử dụng chút tinh dầu an toàn cho bé để massage chân. Việc massage lòng bàn chân vừa giúp khí huyết lưu thông, vừa khiến bé dễ chịu, từ đó bé dễ ngủ hơn.

- Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành… Đồng thời, cho trẻ bị lạnh tay chân ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.