Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh
  • 2 Diễn biến
    • 2.1 Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
  • 3 Ý nghĩa
  • 4 Xem thêm
  • 5 Chú thích

Hoàn cảnhSửa đổi

Hoàng đế Nikolai II (1868 - 1918)

Ở các nước Tây Âu, những cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển lớn mạnh. Những sự kiện này đã ảnh hưởng đến đế quốc Nga: triều đình Nga thực hiện một số cải cách quan trọng, chế độ nông nô bị bãi bỏ, công cuộc công nghiệp hóa được thực hiện, hiến pháp được cải cách. Mặc dù vậy, những cải cách này không đánh sập được chế độ phong kiến: bước sang đầu thế kỷ XX, nước Nga vẫn còn là một nước quân chủ chuyên chế do Sa hoàng Nikolai II đứng đầu, có nền chính trị và kinh tế lạc hậu. Thế nhưng, Nga vẫn bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Vì vậy, Nga bấy giờ là một đế quốc quân phiệt, có những bản sắc riêng.[2]

Điều này đã khiến cho mâu thuẫn trở nên thật phức tạp và gay gắt tại Nga:

  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản,
  • Mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc và tư sản với nông dân,
  • Mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không gay gắt: vì giai cấp tư sản Nga không có thế mạnh, để chống lại phong trào công nhân họ thường tìm cách hòa giải với triều đình Sa hoàng.[2]

Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thiết lập vào tháng 7 năm 1903, thông qua cương lĩnh, Đảng này khẳng định nhiệm vụ chủ yếu là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của bọn tư bản, thành lập chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chế độ Sa hoàng, thành lập nước cộng hoà, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.[2]

Năm 1904, Sa hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Với thất bại của Nga trong chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905), tình hình Nga trở nên khủng hoảng nghiêm trọng. Ở khắp nơi, người ta thực hiện những phong trào phản chiến. Tại thủ đô Sankt-Peterburg, Moskva và nhiều tỉnh, thành phố khác, nhiều cuộc biểu tình thị uy diễn ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga. Những sự kiện này đã châm ngòi lửa cho cuộc cách mạng năm 1905.[2]

Diễn biếnSửa đổi

Thảm sát Chủ nhật đẫm máu tại thủ đô Sankt Peterburg.

Khởi đầu Cách mạng 1905 là sự kiện công nhân bị tàn sát dã man vào ngày 9 tháng 1 năm 1905, ngay tại thủ đô Sankt-Peterburg. Trong ngày này, cố đạo Gapone dẫn đầu đoàn biểu tình ôn hoà, trong đó có 30.000 công nhân tiến đến Cung điện Mùa Đông (cung điện của Nga hoàng). Đoàn biểu tình không mang vũ khí, lại còn cầm cờ xí, tượng thánh, hình ảnh hoàng đế, cố đạo Gapone cũng chỉ đệ trình một đơn thỉ nguyện cải cách chính trị và xã hội lên Nikolai II. Thế nhưng, hoàng đế Nikolai II hạ lệnh cho bắn vào quần chúng. Hậu quả là hơn 1.000 người thiệt mạng và 5.000 người bị thương. Sự kiện này - được gọi là vụ thảm sát "Ngày chủ nhật đẫm máu (1905)" - đã khiến nhân dân thủ đô Sankt-Peterburg căm phẫn.[2]

Ngày 17 tháng 10 năm 1905 qua nét vẽ của Ilya Repin.

Vụ thảm sát "Ngày chủ nhật đẫm máu" đã khiến cho phần lớn thợ thuyền không còn lòng tôn kính đối với chế độ Sa hoàng nữa. Sau đó, nhiều cuộc biểu tình, bãi công và binh biến của công dân và cả nông dân diễn ra. Những cuộc bãi công, biểu tình nói trên mang tính chính trị không nhỏ, dẫn đền việc công nhân Moskva và nhiều thành phố khác khởi nghĩa vũ trang vào tháng mười hai|tháng 12 năm 1905, đây là sự kiện đỉnh điểm của Cách mạng Nga (1905). Triều đình Sa hoàng đã cho quân đàn áp trong biển máu. Cùng năm đó, trên chiếc thiết giáp hạm "Pô-tem-kin", thủy thủ nổi dậy vào tháng sáu|tháng 6. Cuộc nổi dậy của thủy thủ tàu "Pô-tem-kin" được xem là cuộc đấu tranh đầu tiên của quân đội và hải quân. Đến tháng 11 năm 1905, tại Sevastopol, một cuộc nổi dậy lớn thủy thủ và binh sĩ bùng nổ. Phong trào này do Xô-viết với đại biểu là công nhân, thuỷ thủ và binh lính lãnh đạo.

Cách mạng thoái trào ngày năm 1907 và cuối cùng đã kết thúc vào ngày 19 tháng 12 năm 1907, theo lời kêu gọi Ban chấp hành Đảng bộ Bolshevik thành phố Moskva, cuộc chiến đấu có vũ trang chấm dứt để tránh tổn thất.[2] Trong thời gian Cách mạng, các Xô Viết mà đại biểu là công nhân, nông dân và binh lính được hình thành.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bốSửa đổi

Những năm 1904 và 1907 là giai đoạn suy yếu của các phong trào quần chúng, chẳng hạn như các cuộc bãi công và các cuộc biểu tình chính trị, nhưng cũng là giai đoạn trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố chính trị. Tổ chức Đấu tranh thuộc Đảng Xã hội Cách mạng Nga, Tổ chức đấu tranh thuộc Đảng Xã hội Ba Lan và những nhóm đấu tranh Bolshevik đã thực hiện nhiều vụ ám sát, nhằm vào các công chức và cảnh sát, và trộm cướp. Giữ năm 1906 và 1909 các nhà cách mạng đã tiêu diệt 7.293 người, trong số đó có 2.640 người là quan chức, và làm 8,061 người bị thương.[3]

Những cái tên nổi bật đã bị ám sát của bao gồm:

  • Dmitry Sipyagin – Bộ trưởng Quốc phòng. Bị giết ngày 2 tháng 4 năm 1902 ở Sankt-Peterburg.
  • Nikolai Bobrikov – Quan Toàn quyền xứ Phần Lan. Bị giết ngày 17 tháng 6 năm 1904 ở Helsinki.
  • Vyacheslav von Plehve – Bộ trưởng Nội vụ. Bị giết ngày 28 tháng 7 năm 1904 ở Sankt-Peterburg.
  • Eliel Soisalon-Soininen – Pháp quan xứ Phần Lan. Bị giết ngày 6 tháng 2 năm 1905 ở Helsinki.
  • Đại Công tước Sergei Aleksandrovich của Nga – Bị giết ngày 17 tháng 2 năm 1905 ở Moskva.
  • Victor Sakharov – cựu Bộ trưởng Chiến tranh. Bị giết ngày 22 tháng 11 năm 1905.
  • Đô Đốc Chukhnin – người chỉ huy Hạm đội Biển Đen. Bị giết ngày 11 tháng 7 năm 1906.
  • Aleksey Ignatyev – Bá tước, cựu Thống đốc Kiev. Bị giết vào ngày 9 tháng 12 năm 1906.

Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga

Mục 1

1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng

- Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời, đội ngũ công nhân đông đảo.

- Về chính trị: duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn...

- Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ.

- Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng.

Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

Bản đồ Chiến tranh Nga - Nhật 1905

Mục 2

2. Cách mạng bùng nổ

- Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu" 09 - 01 - 1905, công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu.

Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

Cuộc biểu tình ngày 9-1-1905 ở Xanh Pê-téc-bua

- Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước.

- Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công chuyển sang khởi nghĩa vũ trang, cuối cùng thất bại.

* Tính chất:Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.

* Ý nghĩa:

- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.

- Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.

Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

Thủy thủ tàu Pô-tem-kin

ND chính

Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga: tình hình nước Nga trước cách mạng, diễn biến, tính chất, ý nghĩa.

Loigiaihay.com

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Trình bày hoạt động bước đầu của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 201 SGK Lịch sử 10

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Hãy nêu tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 202 SGK Lịch sử 10

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 203 SGK Lịch sử 10

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Hãy nêu vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    Giải bài tập 1 trang 203 SGK Lịch sử 10

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Hãy nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng 1905 - 1907 ở Nga

    Giải bài tập 2 trang 203 SGK Lịch sử 10. Hãy nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng 1905 - 1907 ở Nga

Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907

Mục 1

1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

a) Lê-nin

Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

V.I. Lê-nin (1870 - 1924)

- Sinh ngày 22-4-1870, trong gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Sinh viên: tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng.

- Năm 1893, trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân Mác-xít.

- Năm 1903, thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.

b. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga

* Cương lĩnh:

- Nhiệm vụ chủ yếu: xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản.

- Nhiệm vụ trước mắt: lật đổ tư sản, chế độ Nga hoàng, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

Mục 2

2. Cách mạng Nga 1905 - 1907

a) Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ ngày nhưng tiền lương không đủ sống.

- Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”, …

b) Diễn biến:

- Ngày 9-1-1905,14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày Chủ nhật đẫm máu”.Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.

- Tháng 5-1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Tháng 6-1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.

- Tháng 12- 905, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ.

- Năm 1907, phong trào tạm dừng.

c. Kết quả, ý nghĩa:

- Kết quả:thất bại.

- Ý nghĩa:

+ Giáng đòn chí tử vào giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Làm lung lay chế độ Nga hoàng.

+ Chuẩn bị cho cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

+ Ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

ND chính

Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga,cuộc cách mạng 1905 - 1907.

Sơ đồ tư duy về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

Loigiaihay.com

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Lý thuyết phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

    Lý thuyết phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 8

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 8

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 49 SGK Lịch sử 8

  • Trước Cách mạng năm 1905 đến năm 1907 Nga là nước

    Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 49 SGK Lịch sử 8