Văn bản thay thế quyết định số 90 2006 qđ-bnn năm 2024

Chất bổ sung các loại vitamin tan trong nước và L-carnitine trong thức ăn chăn nuôi gà giống và gà con.

- Dạng dung dịch, màu vàng nâu.

- Chai: 500ml.

Nutrex NV

Belgium

137

Nutri Mos

449-11/05-NN

Chất chiết xuất tế bào men, bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.

- Dạng bột, màu nâu nhạt.

- Bao: 1kg, 25kg.

Nutri-AD International NV.

Belgium

138

Orffavit- Vitamin E 50% Adsorbate

OH-257-7/01-KNKL

Sản xuất Premix trong TĂCN

- Bao: 25kg, 50kg và 500kg

Orffa Nederland Feed B.V Burgstraat 12. 4283 GG Giessen

Belgium

139

Oxy - Nil Dry

RUBY-75-3/00-KNKL

Chống oxy hoá

- Bao: 25kg.

Nutri.Ad Internationalbvba.

Belgium

140

Oxy Nil Liquid

085-11/04-NN

Chất chống oxy hoá bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.

- Chất lỏng, màu nâu đậm.

- Thùng: 25kg, 200kg và 1000kg.

Nutri - ad International N.V.,

Belgium

141

Oxy-nil rx dry

051-9/04-NN

Bổ sung chất chống oxy hoá trong thức ăn chăn nuôi.

- Dạng bột, màu nâu nhạt.

- Bao: 25kg.

Nutri-Ad International N.V.,

Belgium

142

Oxy Nil 5X Concentrate

448-11/05-NN

Bổ sung chất chống oxy hoá trong thức ăn chăn nuôi.

- Dạng bột, màu xám nâu.

- Bao: 25kg.

Nutri-AD International NV.

Belgium

143

Pulp Shreds of Chicory

(Bột rễ rau diếp xoăn)

HT-698-9/02-KNKL

Tăng cường hấp thụ Vitamin, khoáng trong TĂCN.

- Dạng bột thô màu trắng đục.

- Bao lớn không đồng nhất khoảng 980kg đến 1100 kg.

Socode S.C

Belgium

144

Saligran G120 (Salinomycine Sodium 12% Granulated)

032-8/04-NN

Chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi nhằm giảm khí NH3 và H2S trong chất thải vật nuôi; tăng năng suất vật nuôi.

Trong quý, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiếp nhận 08 kiến nghị, vướng mắc về thủ tục hành chính bằng văn bản và 25 ý kiến tiếp nhận trực tiếp tại Hội nghị lấy ý kiến về Đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các ý kiến, kiến nghị, vướng mắc đã được Bộ giao cho các đơn vị chức năng nghiên cứu, xử lý.

2. Kết quả xử lý

Trong quý, Bộ đã xử lý 07/08 vướng mắc, kiến nghị thủ tục hành chính bằng văn bản, đúng hạn 87,5%; các ý kiến tại Hội nghị Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp đã được các đơn vị nghiên cứu và có văn bản báo cáo, giải trình và đề xuất cụ thể với Bộ hướng giải quyết.

Trên cơ sở những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Bộ đã yêu cầu các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất, xử lý dứt điểm các kiến nghị, vướng mắc, tạo điều kiện thuận tiện, giảm phiền hà, đảm bảo quyền lợi cho công dân. Bộ đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính theo thẩm quyền của Bộ trưởng tại 09 văn bản và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp (theo thống kê chi tiết theo mẫu phụ lục I).

II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/QĐ-TTg

1. Tình hình triển khai thực hiện

Trong quý, Bộ đã chỉ đạo Văn phòng Thường trực Cải cách hành chính phối hợp với 5 Cục chuyên ngành tiến hành tổ chức các Hội nghị xin ý kiến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực bảo vệ thực vật, trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Các ý kiến tại Hội nghị là một cơ sở để hoàn chỉnh báo cáo kết quả rà soát và đề xuất các nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Trên cơ sở kết quả rà soát bước đầu, Bộ đã tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Báo cáo số 3111/BC-BNN-VP ngày 12/11/2007). Báo cáo đã tổng kết kết quả triển khai thực hiện Đề án tại Bộ từ tháng 3/2007 đến tháng 11/2007 và đề xuất một số nội dung cần tập trung triển khai tiếp trong thời gian tới.

2. Kết quả thực hiện

Đến nay, Bộ đã được tập hợp, rà soát là 531 văn bản, trong đó có 462 văn bản quy phạm pháp luật, 69 văn bản cá biệt. Theo kết quả bước đầu, Bộ đã tập hợp được 266 thủ tục hành chính, 67 điều kiện kinh doanh, 270 mẫu đơn, tờ khai hành chính. Tuy nhiên, chỉ có 190 (71,4%) thủ tục hành chính được qui định hoặc mô tả chi tiết; công khai đưa vào cơ sở dữ liệu 120 (45,1%) thủ tục hành chính đã tập hợp; mô tả chi tiết 56 điều kiện kinh doanh (83,6%); tập hợp chi tiết 254 (94,07%) mẫu đơn, tờ khai hành chính. Qua kết quả rà soát sơ bộ đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đơn giản hóa 63 thủ tục hành chính chiếm 23,7%; 7 điều kiện kinh doanh chiếm 10,45%; 38 mẫu đơn, tờ khai hành chính chiếm 14,1%. Để đánh giá đầy đủ và toàn diện việc thực hiện Đề án “30”, Bộ dự kiến sẽ tiến hành sơ kết vào cuối tháng 12/2007.

3. Kiến nghị

- Thời gian thực hiện Đề án tại các Bộ theo kế hoạch bắt đầu từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007 là tương đối ngắn, do đó kết quả thực hiện còn hạn chế, nhiều nội dung tuy đã khẩn trương triển khai thực hiện nhưng kết quả còn yếu. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện tại các Bộ.

- Đề nghị Ban Điều hành Đề án “30” nghiên cứu, xây dựng, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá đơn giản hóa thủ tục hành chính và tổ chức hội thảo, tập huấn việc đánh giá thủ tục hành chính cho các đơn vị.

- Hiện nay, sau khi có kết quả rà soát, muốn sửa đổi một Nghị định, Pháp lệnh, Luật mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, cần nghiên cứu, ban hành một qui định về việc sửa đổi thủ tục hành chính nhanh, đơn giản hơn.

- Theo hướng dẫn của Ban Điều hành Đề án 30, Bộ đã xây dựng dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án trong tháng 4/2007 và gửi Ban Điều hành tổng hợp để gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng vẫn chưa có thông báo kết quả. Theo kế hoạch, phần lớn các nội dung của Đề án 30 triển khai tại các Bộ phải hoàn thành trước 31/12/2007. Đến nay đã đến cuối quý IV/2007 nhưng dự toán kinh phí triển khai các hoạt động trên của Bộ vẫn chưa được Chính phủ cho ý kiến nên gây khó khăn lớn trong triển khai thực hiện. Vì vậy, đề nghị Ban Điều hành Đề án 30 sớm có ý kiến về vấn đề dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án 30 tại Bộ.

III. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32/2006/CT-TTg

1. Tình hình triển khai

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 2463 /CT-BNN-VP ngày 26/9/2006 của Bộ trưởng về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân, tổ chức và doanh nghiệp, Bộ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sát sao việc rà soát, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính; việc trả lời các văn bản của các đơn vị và yêu cầu phải thường xuyên báo cáo kết quả tại giao ban hàng tháng, quý của Bộ; chấn chỉnh, nâng cao tinh thần, thái độ, ý thức phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; phê bình nghiêm khắc thủ trưởng các đơn vị chậm trễ trong giải quyết công việc, xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Trong quý, Bộ đang triển khai thực hiện quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức mình phụ trách; đang hoàn chỉnh quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; qui định về minh bạch tài sản, thu nhập; tổng hợp ý kiến của các cơ quan chức năng tham gia vào dự thảo quy định về sự chỉ đạo và phối hợp trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Bộ.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Công tác rà soát, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Nội dung công tác này được triển khai trong nội dung của Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2007 – 2010, kết quả như báo cáo tại mục số II.

2.2. Về kiểm tra và rà soát văn bản pháp luật

Bộ đã tiến hành rà soát tổng số 105 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến hội nhập ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; rà soát, hệ thống hóa, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong 531 văn bản. Quá trình kiểm tra, rà soát đã phát hiện nhiều nội dung không phù hợp kiến nghị, đề xuất với Lãnh đạo Bộ việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.

2.3. Về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính

Bộ đã thành lập 4 đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn tại địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các vùng trồng rau Tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây và Hải Phòng; kiểm định 359 mẫu chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 03 mẫu hàm lượng chất lượng không đạt yêu cầu; 32 mẫu phân tích dư lượng thuốc BVTV, tất cả các mẫu phân tích đều đạt dưới mức dư lượng tối đa cho phép.

Duy trì hoạt động kiểm soát điều kiện ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, đã tổ chức 198 lượt kiểm tra điều kiện ATVS cơ sở sản xuất thủy sản quy mô công nghiệp theo TCN và các thị trường có thỏa thuận song phương. Kết quả điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của đa số các Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu theo Tiêu chuẩn Ngành Thủy sản, tuy nhiên còn 16/198 Doanh nghiệp xếp loại C, D.

Tổ chức kiểm tra đột xuất điều kiện vệ sinh của 136 cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, nuôi trồng thủy sản, tàu cá… Lấy 94 mẫu thủy sản sau thu hoạch kiểm tra các chỉ tiêu ATTP, đặc biệt là hóa chất, kháng sinh cấm, 47 mẫu thức ăn và thuốc thú y kiểm tra các chỉ tiêu kháng sinh cấm, độc tố nấm.

Trong quý, Bộ đã chỉ đạo triển khai các đoàn thanh tra: Dự án đầu tư Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Trung; công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí năm 2006 tại Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Tạp chí Thủy sản. Giải quyết các vấn đề có liên quan đến khắc phục một số sai phạm tại Gói thầu số 9 và Gói thầu số 12 của Dự án di chuyển Nhà máy đường Linh Cảm vào Trà Vinh; xử lý số tiền của ông Trần Văn Khánh, Tổng giám đốc, Tổng công ty Vật tư nông nghiệp nộp theo yêu cầu của C37 Bộ Công an; đôn đốc các đơn vị báo cáo việc thực hiện công tác phòng chống tham nhũng theo qui định; thu hồi kinh tế, xử lý kỷ luật hành chính theo quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ, các cơ quan có thẩm quyền năm 2007 và các năm trước.

2.4. Kết quả rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các qui trình nội bộ

Bộ đã ban hành Quyết định số 90/2007/QĐ-BNN ngày 09/11/2007 về quy chế soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, thay thế các Quyết định số 73/2004/QĐ-BNN ngày 13/12/2004, Quyết định 26/2006/QĐ-BTS ngày 29/12/2006 và Quyết định số 11/2006/QĐ-BTS ngày 19/7/2006, theo hướng đổi mới, cải tiến qui trình soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.

3. Đánh giá kết quả thực hiện

Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg đã tác động tích cực đến việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; làm thay đổi thói quen, tư duy, thái độ của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong việc thực thi công vụ, từ đó có tác dụng tích cực đến việc giảm tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; mặt khác, tăng cường năng suất, chất lượng công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 32/2006/CT-TTg còn có một số hạn chế sau:

- Khó duy trì việc thực hiện đều đặn, nghiêm túc tại các đơn vị cơ sở, nhất là các đơn vị ở xa đơn vị chủ quản.

- Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong việc phản ánh những hành vi tiêu cực, phần lớn là nêu chung chung, thư nặc danh nên gây khó khăn trong việc xác minh, xử lý.

- Việc kiểm tra chấp hành các nội dung Chỉ thị gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn nhất là thiếu kinh phí triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ (Vụ CCHC);

- Bộ Nội vụ (Vụ CCHC)

- Lưu VP ( VT, TH, VPCCHC ).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Vũ Văn Tám

Phụ lục 1

NHỮNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI, BÃI BỎ

THEO THẨM QUYỀN VÀ ĐỀ NGHỊ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN SỬA ĐỔI, BÃI BỎ QUÝ IV - NĂM 2007

(Kèm theo báo cáo số: 3478 /BC-BNN-VP ngày 19 tháng 12 năm 2007)

  1. Thủ tục hành chính được sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền

STT

Lĩnh vực

Tên thủ tục hành chính

Văn bản quy định

Sửa đổi/bãi bỏ

Văn bản sửa đổi/bãi bỏ

Nội dung sửa đổi

01

Bảo vệ thực vật

Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng

Quyết định 84/2002/QĐ-BNN ngày 24/9/2002

Sửa đổi

Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007

- Phân cấp việc cấp CCHN xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện KDTV bảo quản trong nước cho Chi cục BVTV tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

- Qui định hồ sơ cụ thể, rõ ràng hơn;

- Giảm thời gian cấp từ 15 ngày xuống còn 5 ngày làm việc

Điều kiện hoạt động xông hơi khử trùng

Quyết định 84/2002/QĐ-BNN ngày 24/9/2002

Sửa đổi

Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007

- Qui định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề cho người trực tiếp quản lý, điều hành chỉ cần một trong số các vị trí: Tổng GĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ, Trưởng phòng kỹ thuật đối với doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

02

Pháp chế

Thủ tục thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Quyết định 73/2004/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định 90/2007/QĐ-BNN ngày 09/11/2007

- Đối với các dự thảo văn bản QPPL do Vụ Pháp chế được giao chủ trì soạn thảo thì tùy thuộc tính chất của từng văn bản, Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định

- Qui định thêm giá trị pháp lý của ý kiến thẩm định

03

Trồng trọt

Thủ tục chỉ định cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng nông nghiệp

Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007

- Chỉ qui định phải có bộ mẫu chuẩn các giống đang sản xuất kinh doanh làm đối chứng đối với cơ sở khảo nghiệm DUS.

- Bổ sung mẫu đơn chỉ định công nhận cơ sở khảo nghiệm

- Bỏ tờ khai điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong hồ sơ thủ tục

- Giảm thời gian giải quyết từ 60 ngày xuống còn 45 ngày.

Thủ tục khảo nghiệm tác giả

Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007

Không phải đăng ký với Cục Trồng trọt mà đăng ký với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây triingf và phân bón Quốc gia

- Tự xây dựng quy phạm và thực hiện mà không cần phải thống nhất với Cục trồng trọt

Thủ tục công nhận giống cho sản xuất thử

Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007

- Cho phép kinh doanh giống cây trồng công nhận cho sản xuất thử nhưng đơn vị cung cấp giống phải ký hợp đồng bảo lãnh sản xuất cho người sử dụng giống

- Không bắt buộc phải có kết quả khảo nghiệm DUS khi đăng ký công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử

- Tăng diện tích khảo nghiệm

- Giảm thời hạn sản xuất thử đối với cả cây ngắn ngày và cây dài ngày (từ 5, 10 năm xuống còn 3, 7 năm)

- Phân cấp quyết định công nhận giống cho sản xuất thử cho Cục trưởng Cục Trồng trọt

Thủ tục công nhận chính thức giống cây trồng mới

Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007

- Quy định hồ sơ cụ thể, minh bạch hơn: bỏ biên bản hội nghị đầu bở đánh giá kết quả sản xuất thử; chỉ bắt buộc kết quả khảo nghiệm DUS đối với gây trồng chính; thay văn bản đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT nới sản xuất thử đối với giống đề nghị công nhận bằng ý kiến đánh giá giống bằng văn bản của địa phương, nơi sản xuất.

- Hội đồng khao học cơ sở do tổ chức có giống đăng ký khảo nghiệm thành lập; trường hợp tổ chức đó không có điều kiện tự thành lập thì đề nghị một đơn vị sự nghiệp chuyên ngành giúp thành lập; đối với tổ chức, cá nhân thuộc Sở NN thì do Sở thành lập (qui định mở rộng hơn trước).

Thủ tục công nhận đặc cách giống cây trồng mới

Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007

- Qui định cụ thể, minh bạch hơn về hồ sơ đề nghị công nhận

- Bỏ qui định phải qua sản xuất thử từ 01 đến 02 Vụ thu hoạch mà thay bằng việc qui định giống đã qua khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ít nhất có 2 vụ trùng tên hoặc đã qua 1 vụ sản xuất thử.

04

Thủy sản

Đăng kiểm tàu cá

Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001

Sửa đổi

Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007

- Phân cấp thẩm quyền của cơ quan đăng kiểm tàu cá

- qui định rõ thủ tục phê duyệt hồ sơ thiết kế tàu cá và thời gian phê duyệt, cấp chứng nhận

05

Thú y

Thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuộc thú y

Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007

Sửa đổi

Quyết định số 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007

- Bỏ quy định thử nghiệm, khảo nghiệm đối với thuốc được sản xuất hoàn toàn theo sản phẩm gốc (thuốc Generic), thuốc mang tên gốc (đối với dược phẩm, hoá chất), thuốc thú y (trừ vắc xin) đã được phép đăng ký lưu hành ở châu Âu nhập khẩu

- Thời gian cấp quyết định thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y trong phạm vi 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Thủ tục đăng ký lưu hành thuốc thú y

Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 99/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007

- Qui định chi tiết hơn về hồ sơ đăng ký đối với thông tin kỹ thuật về độ an toàn và hiệu lực của sản phẩm

- Qui định rõ ràng về hồ sơ đăng ký đối với thuốc thú y mới

- Qui định rõ ràng hơn về nơi tiếp nhận và hồ sơ và số lượng hồ sơ cần gửi

- Qui định cụ thể về thời gian họp, đánh giá kết quả thẩm định của Hội đồng khoa học chuyên ngành thuốc thú y; phân cấp việc thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành thuốc thú y cho Cục trưởng Cục Thú y quyết định thành lập.

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y

Quyết định 72/2007/QĐ-BNN

Sửa đổi

Quyết định số 100/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007

- Đối với thuốc thú y đã có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; nguyên liệu, phụ liệu, dung môi, hóa chất làm thuốc thú y khi nhập khẩu không phải kiểm tra chất lượng đối với từng lô hàng. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo qui định.

- Trước khi nhập khẩu nguyên liệu đã có tên trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa có số đăng ký; dung môi, phụ liệu, hóa chất làm thuốc thú y thực hiện đăng ký trước, kiểm tra sau; qui định rõ thời gian thẩm định và xác nhận vào hồ sơ nhập khẩu để doanh nghiệp làm thủ tục thông quan.

- Sửa đổi qui định về hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y đã có tên trong Danh mục thuốc được phép lưu hành nhưng chưa có số đăng ký phù hợp hơn.