Ai là người phát minh ra thuốc lá

Ai là người phát minh ra thuốc lá

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất thế giới với 350 triệu người hút - Ảnh: Mic.com

Thuốc lá không chỉ là loại thuốc điếu (cigarette) chúng ta thường thấy, mà có nhiều loại: xì gà (cigar); loại để nhai (chewing tobacco) dành cho những người thời xưa phải làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc không thể đốt lửa như thủy thủ, thợ mỏ; loại bột hít qua đường mũi (snuff tobacco); loại ngậm trong miệng (snus tobacco) có thể ngậm rồi nuốt xác thuốc…

Năm 2016, trên toàn cầu dân nghiện đã đốt hết 5,5 ngàn tỉ điếu thuốc, tăng 12% so với năm 2000. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất thế giới (40%) với 350 triệu người nghiện hút. 

Các bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường và ung thư do hút thuốc là nguyên nhân chính gây tử vong cho 7,1 triệu người hằng năm (80% trong số đó ở các nước đang phát triển và 890.000 người chết do chịu ảnh hưởng của khói thuốc, dù họ không hút) và gây thiệt hại kinh tế lên đến 2.000 tỉ USD trên toàn thế giới.

Số người nghiện hút ở các nước công nghiệp Tây phương đã giảm mạnh từ đầu thế kỷ 21, ngược lại số người nghiện ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo đến năm 2025, số người nghiện trên toàn thế giới sẽ tăng lên đến 1,64 tỉ người và chủ yếu vẫn là ở những nước đang phát triển.

Ai là người phát minh ra thuốc lá

Ấn Độ cũng thuộc nhóm những nước sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất - Ảnh: Wikipedia

Ngành sản xuất kinh doanh thuốc lá có giá trị thương mại lên đến 683 tỉ USD (năm 2016), đây cũng là ngành sản xuất có mức lợi nhuận thuộc hàng cao nhất. Bởi thế, dù chính phủ các nước đánh thuế rất nặng vào mặt hàng thuốc lá, các hãng sản xuất vẫn cứ ung dung tăng sản lượng và thu lợi nhuận ngày càng cao.

Năm 2016, năm đại gia thuốc lá lớn nhất thế giới (không kể Trung Quốc) gồm Philip Morris và Altria Group (Mỹ), British American Tobacco và Imperial Tobacco (Anh), Japan Tobacco International (Nhật) đạt doanh thu tổng cộng 150 tỉ USD với khoản lợi nhuận lên đến 35 tỉ USD. Điều trớ trêu là những công ty này thuộc về các nước giàu - nơi số người hút thuốc ngày càng giảm, nên phần lớn sản lượng thuốc hút của họ là để xuất khẩu sang các nước nghèo. 

Ở Trung Quốc, chỉ duy nhất Công ty Thuốc lá quốc gia được độc quyền sản xuất mặt hàng này, hằng năm cung cấp cho thị trường nội địa 2.000 tỉ điếu thuốc, đạt doanh thu 91,7 tỉ USD và thu về khoản lợi nhuận béo bở 16 tỉ USD.

Ai là người phát minh ra thuốc lá

Số người tử vong vì các bệnh do hút thuốc lá ở các nước năm 2016 - Ảnh: OurWorldinData.com

Theo số liệu từ chuyên san Tobacco Atlas của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), hằng năm Việt Nam có hơn 134.000 người chết vì các bệnh do hút thuốc gây ra. Có đến 14,7 triệu người Việt từ 15 tuổi trở lên và 50.000 trẻ em 10-14 tuổi nghiện hút thuốc. Ước tính hằng năm cả nước tổn thất khoảng 84,6 ngàn tỉ đồng chi phí vào điều trị, thuốc men, mất năng suất lao động và thu nhập vì bệnh tật do hút thuốc.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề lạm dụng và bóc lột lao động trẻ em trong các trang trại trồng thuốc lá ở Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malawi và Zimbabwe. 

Ngoài việc bị bóc lột sức lao động vì mức lương rất thấp nhưng phải làm việc nhiều giờ liên tục và bị bạo hành, trẻ em làm việc tại các trang trại này thường bị bệnh do nhiễm độc nicotine. Khi thu hoạch lá còn ẩm, một lượng nicotine tương đương với hút 50 điếu thuốc sẽ bị hấp thu vào cơ thể trẻ qua đường da gây chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em.

Việc canh tác cây thuốc lá cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vì loại cây này dễ nhiễm các bệnh đốm mắt, đốm lá, nốt sưng do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng. Do đó, trong quá trình canh tác phải cần đến 16 lần phun xịt các loại thuốc bảo vệ thực vật. 

Hơn nữa, cây thuốc lá cần nhiều chất dinh dưỡng nên người trồng phải dùng một lượng phân bón rất lớn. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí tại nơi canh tác và khu vực lân cận, đồng thời gây nguy cơ nhiễm ung thư cao cho người trực tiếp canh tác. 

Việc trồng trọt lâu dài cây thuốc lá cũng làm kiệt đất nông nghiệp do cây này sẽ rút hết các chất phôtpho, nitơ và kali có trong đất.

Ai là người phát minh ra thuốc lá

Hằng năm có đến 4,5 ngàn tỉ tàn thuốc thải bỏ khắp nơi sau khi hút - Ảnh: Univeristy of Bath

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, người ta đã phá rừng tràn lan để tăng diện tích trồng thuốc lá và lấy gỗ đốt để sấy lá thuốc ở các nước đang phát triển. Và cuối cùng, một vấn nạn khác cũng không kém phần nghiêm trọng là ô nhiễm do số tàn thuốc lá (có đầu lọc) thải bỏ sau khi hút hết điếu thuốc. Hằng năm có khoảng 4,5 ngàn tỉ tàn thuốc lá được vứt lại môi trường, trên đường đi và các khu vực công cộng.

Với những tác hại trước mắt cũng như về lâu dài cho người và môi trường, thuốc lá được xếp vào một trong những phát minh khiến nhiều người chết nhất trong thời hiện đại cùng với bom hạt nhân, chất nổ và súng.

Ai là người phát minh ra thuốc lá
Bất ngờ loài cây đầu tiên người tiền sử thuần dưỡng

ĐỒNG LỘC tổng hợp

Đăng ngày: 10/10/2013 - 18:08Sửa đổi ngày: 10/10/2013 - 18:10

Ông Hàn Lực (Hon Lik), người phát minh ra thuốc lá điện tử (RFI/Stéphane Lagarde)

Các nghị sĩ Châu Âu, ngày 08/10/2013, đã thông qua một nghị quyết tăng cường luật lệ chống thuốc lá, nhưng coi thuốc lá điện tử là một sản phẩm thương mại thông thường, có thể buôn bán tự do. Ông Hàn Lực (Hon Lik), người phát minh ra thuốc lá điện tử cách nay hơn 10 năm, hài lòng về quyết định của Châu Âu. Phóng viên RFI Stéphane Lagarde đã gặp cha đẻ thuốc lá điện tử tại Bắc Kinh.

Ai là người phát minh ra thuốc lá
Ông Hàn Lực và điếu thuốc lá điện tử trước cửa văn phòng của ông, ngọai ô Bắc Kinh (RFI/Stéphane Lagarde)

Những điếu thuốc lá điện tử đầu tiên, được cất giữ trong túi ny long, để ở ngăn kéo văn phòng ông Hàn Lực . Không cần thuyết phục lâu, tác giả đã cho chúng tôi xem những mẫu phẩm này.

Ai là người phát minh ra thuốc lá
Trái: Sản phẩm mẫu năm 2002. Phải : Sản phẩm kinh doanh năm 2012 (RFI/Stéphane Lagarde)

Ông Hàn Lực vui vẻ giải thích : « Tôi sáng chế ra điếu thuốc lá điện tử đầu tiên vào năm 2002. Nếu ấn vào nút thì bạn hít được một hơi. Nhưng bây giờ thì không cần ắc quy nữa ». Vào thời điểm đó, việc « hút » thuốc không hề dễ dàng chút nào: Ống hút đấu nối với các bộ phận điện tử và cục pin LR6. Sự ra đời và hoàn thiện của thuốc lá điện từ xuất phát từ chính tấm bảng đấu nối chằng chịt các thiết bị điện tử này. Ông Hàn Lực cho biết : « Bản thôi tôi đã dùng miếng dán cai thuốc lá để bỏ hút, nhưng không có kết quả. Sau đó, tôi mơ ước có một loại thuốc lá tạo cảm giác đang hút, nhưng không phải là hút thực sự ».

Tự học về điện tử

Làm thế nào mà một người tốt nghiệp y học cổ truyền Trung Quốc lại có thể là tác giả một phát minh như vậy ? Ông Hàn Lực giải thích : « Tôi đã tìm hiểu và tự học bằng cách tháo gỡ các thiết bị điện tử của đài phát thanh, đó là vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa khi tôi học trung học ». Như vậy, sau khi phát minh ra thuốc súng, vải tơ, giấy và lúa thay đổi gen, giờ đây, người Trung Quốc phát minh ra thuốc lá điện tử. Khi được đưa ra thị trường, sản phẩm này bán rất chạy tại Trung Quốc từ năm 2005. Một năm sau, 2006, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ việc dùng thuốc lá điện tử. Công ty Thuốc lá Như Yên (Ruyan), nhà sản xuất thuốc lá điện tử, còn bị cáo buộc quảng cáo giả dối.

Ai là người phát minh ra thuốc lá
Tẩu điện tử (RFI/Stéphane Lagarde)

Do vậy, việc bán thuốc lá điện tử bị giảm sụt mạnh. Ông Hàn Lực cho biết là sản phẩm này vẫn không được thừa nhận tại Trung Quốc. « Nhưng đây thực sư là một phát minh cách mạng và tôi rất tự hào, nhất là mỗi khi nhìn thấy sản phẩm thuốc lá điện tử của mình được sử dụng ngày càng nhiều với lọ dung dịch mùi ở Mỹ và ở Châu Âu. Trong lịch sử ngắn ngủi của nó, thuốc lá điện tử đã vấp phải nhiều thách thức, các phương tiện truyền thông đã có nhiều nghi ngờ, không hiểu và sản phẩm của tôi thường xuyên bị sao chép. Thế nhưng, đây thực sự là phát minh của Trung Quốc và lẽ ra chính phủ Trung Quốc phải tranh thủ lúc này để nói đến các vụ vi phạm bản quyền phát minh sáng chế với các nước phương Tây ».

Tên thật của cha đẻ thuốc lá điện tử là Han Li. Nhưng khi công ty của ông được đưa lên sàn chứng khoán, ông quyết định đổi tên thành Hon Lik (Hàn Lực), bởi vì cái tên mới, nói theo tiếng Quảng Đông thì có vẻ « Anh hơn ». Mặc dù có hàng triệu sản phẩm thuốc lá điện tử được bán ở Châu Âu và Hoa Kỳ, trụ sở của công ty Như Yên không nằm trong các tòa nhà sang trọng của khu kinh doanh Bắc Kinh hay Thượng Hải, mà ở tầng trệt khu nhà dành cho giới ngọai giao, ở vành đai ngọai ô thứ hai Bắc Kinh, thường là nơi ở của các chuyên gia ngoại quốc. Ông Hàn Lực thổ lộ : « Tôi đã làm nhiều thử nghiệm, tập trung nghiên cứu và mất nhiều thời gian. Có thể một ngày nào đó, tôi sẽ nổi tiếng ». Thích nổi tiếng vì không thể làm giàu được ? Chưa chắc. Tập đoàn thuốc lá Châu Âu nổi tiếng Imperial Tobacco đã thông báo ý định mua lại các bằng phát minh của ông với giá 75 triệu đô la.

Ai là người phát minh ra thuốc lá
Mẫu thuốc lá điện tử năm 2002 (RFI/Stéphane Lagarde)

Giờ đây, nhiều người ủng hộ thuốc lá điện tử. Về phần mình, Hàn Lực khẳng định là không muốn giành ưu tiên cho một điểm bán nào, đồng thời thừa nhận, sản phẩm của ông không phải là thuốc tân dược. « Nếu như thuốc lá điện tử có thể giúp bỏ hút thuốc lá (…) điều chủ yếu trong quyết định bỏ hút thuốc lá, trước tiên, là động cơ quyết tâm của người nghiện ». Quyết định của nghị viện Châu Âu giúp tránh được các cuộc điều tra kéo dài về sản phẩm này.

Trước khi chia tay, ông Hàn Lực đã mở một chiếc cặp nhỏ đựng nhiều sản phẩm mẫu cho chúng tôi xem. Có đủ loại như cigar và tẩu điện tử và cả một bảng điện tử nhỏ gắn trên một chiếc thắt lưng. Ông giải thích : Đây là sản phẩm làm giảm đau cho phụ nữ trong lúc bị kinh nguyệt, nhưng cuối cùng, chúng tôi đã từ bỏ ý định kinh doanh sản phẩm này. Hiện nay, ông đang nghĩ đến việc chế tạo máy làm giảm ô nhiễm bên trong nhà. Nếu phát minh này ra đời, nó có thể gặt hái được thành công như thuốc lá điện tử. Bởi vì, chỉ số ô nhiễm các phân tử siêu nhỏ ở Bắc Kinh rất cao, khoảng 230, tức là gần gấp 5 so với ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.