Bánh chưng, bánh giầy trả lời câu hỏi

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1: 

- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đã dẹp yên được giặc  Ân, thiên hạ thái bình, vua đã gìa nên không thể mãi ở lại cai quản đất nước- Vua có đến hai mươi người con trai, nhưng không biết chọn ai, mà  phải là người nối được chí vua cha

- Hình thức lựa chọn dựa trên buổi lễ Tiên Vương, có Tiên Vương chứng giám.

Câu 2: 

- Lang Liêu là người buồn nhất vì chàng sớm mất mẹ lại chỉ có đồng lúa, khoai mì và rất quý trọng hạt gạo
- Là người thật thà nên không cao sang chỉ sử dụng những gì vốn có của nhà nông 

Câu 3: 

- Lang Liêu là người biết trân trọng những sản vật mình có, không phô trương hào nhoáng.- Chàng là người hiền lương, đức độ biết mình là ai và làm ra những loại bánh phù hợp với tình yêu trân trọng nhất- Bánh chưng bánh giầy là loại bánh giản dị ai cũng có thể dâng lên kính Tiên Vương mà lại gần gũi, thân thuộc với cha ông tổ tiên

- Chính hiểu được những giá trị đó nên Lang Liêu được chọn nối ngôi 

Câu 4: 

- Truyền thuyết có thấy nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống đi vào lịch sử của dân tộc. Hiện lên cùng hoà quyện vào cuộc đấu trang giữ nước và dựng nước của dân tộc
- Cho thấy thái độ trân trọng nông nghiệp, thờ tính tổ tiên từ xa xưa của văn hoá Đại Việt 

II. Luyện tập 

Câu 1: 

- Thuyền thuyết mang ý nghĩa sâu sắc về nguồn gốc dân tộc, hướng đến gía trị đích thực, cổ truyền của cha ông
- Nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lòng sinh dưỡng của tổ tiên 

Câu 2:

- Chi tiết hay là chi tiết Lang Liêu được thần giúp đỡ
- Vì đó là chi tiết tưởng tượng lý thú, hấp dẫn, nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu truyện và ý nghĩa trong cuộc sống người hiền ắt được phù hộ.

----------------------HẾT BÀI 1--------------------------

Bánh chưng, bánh giầy là bài hay trong SGK Ngữ Văn 6. Sau Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt cùng với phần Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt để học tốt Ngữ Văn 6 hơn.
 

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy, ngắn 2

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn người nối ngôi: giặc ngoài đã yên và vua đã già.- Ý định của vua Hùng: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.- Hình thức chọn người nối ngôi: “Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”

⟹ Đây là một câu đố đử thử tài các lang làm sao có thể dâng lễ vật vừa ý vua cha.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?-Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất, nghèo và chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, khoai.

- Chàng hiểu được ý thần lấy nguyên liệu sẵn có của nhà nông để làm ra hai loại bán.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?- Lang Liêu là người biết quý trọng hạt gạo, biết dùng những thứ so bàn tay mình làm ra để lễ Tiên vương.

- Nguyên liệu làm ra thứ bánh đó ai cũng có thể kiếm và tự tay mình trồng ra được. Hơn nữa, việc gói hai thứ bánh ấy lại rất dễ làm nên bất kể người giàu hay người nghèo đều có thể làm hai thứ bánh ngon này dâng lên lễ Tổ tiên để thể hiện tấm lòng của mình.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy đồng thời tái hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.

- Truyện còn phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

II. Luyện tập

Câu 1: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?- Đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa.- Một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta.

- Giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?Em thích nhất chi tiết Lang Liêu gặp được thần bởi vì:- Chi tiết rất truyền thuyết và cổ tích làm cho câu chuyện có phần lý thú.- Thần sẽ giúp những người có hoàn cảnh éo le hơn những người khác, người đó phải có tài, tâm và đức.

- Người được thần giúp phải hiểu được ý thần bởi thần ở đây chính là đại diện cho nhân dân.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy, ngắn 3

Câu 1( trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.

- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

-------------------------HẾT----------------------------

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Chỉ từ nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so vì hơn thua kịch liệt. Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc cãi nhau đó. là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bánh chưng, bánh giầy là 2 thức bánh truyền thống của Việt Nam ta, soạn bài Bánh chưng, bánh giầy sẽ cùng các em tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa sâu sắc được ông cha ta gửi qua hai loại bánh này.

Bánh chưng, bánh giầy, bánh gai bánh nào người ta hay ăn trong dịp tết? Khái quát giá trị Nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Bánh chưng, bánh giầy Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giày Đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giày Bánh chưng hay bánh trưng, từ nào mới đúng chính tả? Tóm tắt Bánh chưng, bánh giầy bằng sơ đồ

Trắc nghiệm Bánh chưng, bánh giầy

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Bánh chưng, bánh giầy bao gồm 2 phần Trắc nghiệm và Tự luận cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài 2 Ngữ văn 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Bánh chưng bánh giầy lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ân Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

[...] Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:

Trong trời đất, không gì quý bằng lúa gạo, chỉ có hạt gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

[...] Vua họp mọi người lại nói:

Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Câu 1. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, người con được vua cha truyền ngôi phải có điều kiện gì?

A. Nhất định phải là con trưởng.

B. Có sức khỏe phi thường.

C. Không nhất thiết phải là con trưởng nhưng phải là người làm vừa ý Hùng Vương, đồng thời có cùng chí hướng với vua cha.

D. Phải có văn võ song toàn, giàu có và tặng cho vua cha nhiều món quà có ý nghĩa nhất.

Câu 2. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?

A. Giặc Ân phương Bắc.

B. Giặc Trần

C. Giặc Ngô.

D. Giặc Minh.

Câu 3. Vua Hùng trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có bao nhiêu người con trai?

A. 16 người

B. 20 người

C. 24 người

D. 28 người

Câu 4. Câu nào sau đây trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy không nói về hoàng tử Lang Liêu?

A. Là con thứ mười tám của Hùng Vương.

B. Có mẹ là người được vua cha yêu thương và sủng ái nhất.

C. Là người chăm lo việc đồng áng, quanh năm suốt tháng lo việc trồng lúa, trồng khoai.

D. Có cuộc sống rất nghèo khổ và đạm bạc.

Câu 5. Trong truyền thuyết Bánh chứng, bánh giầy, vị thần xuất hiện và báo mộng cho Lang Liêu đã nói thứ gì là quý nhất trong trời đất?

A. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

B. Sừng hươu, tê giác, ngà voi.

C. Vàng bạc, châu báu.

D. Lúa gạo.

Câu 6. Các công đoạn làm bánh chưng của Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

1. Nấu bánh qua một ngày một đêm cho chín nhừ.

2. Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt trắng và tròn, sau đó đem vo sạch.

3. Dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông.

4. Lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân bánh.

Hãy sắp xếp các công đoạn trên theo thứ tự trong truyền thuyết:

A. (2) - (4) - (3) - (1).

B. (2) - (3) - (4) - (1).

C. (2) - (4) - (1) - (3).

D. (2) - (1) - (4) - (3).

Câu 7. Lang Liêu đã chọn lễ vật gì để dâng lên cho vua cha trong ngày lễ Tiên vương?

A. Hai loại trái cây tượng trưng cho trời và đất.

B. Hai loại bánh được làm từ gạo nếp: một loại hình vuông và một loại hình tròn,

C. Hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy.

D. Vàng bạc, châu báu và ngà voi.

Câu 8. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy ra đời nhằm mục đích gì?

A. Nhằm giải thích nguồn gốc của hai loại bánh làm từ gạo nếp là bánh chưng và bánh giầy.

B. Nhằm phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nưức.

C. Đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Hai loại bánh hình tròn và hình vuông mà Lang Liêu dâng lên được vua Hùng giải thích ý nghĩa như thế nào?

A. Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời nên Hùng Vương đặt tên là bánh giầy.

B. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất nên Hùng Vương đặt tên là bánh chưng.

C. Hai loại bánh này rất ngon, được vua Hùng và các quan hết lòng khen ngợi.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 10. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình.

B. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước.

C. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con.

D. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc.

II. TỰ LUẬN

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là gì?

Gợi ý trả lời:

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nội dung giải thích nguồn gốc của hai loại bánh phổ biến trong dịp Tết cổ truyền ở nước ta là bánh chưng và bánh giầy. Thông qua việc giải thích nguồn gốc hai loại bánh đó, truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người con, mở rộng ra là những người lao động. Truyện còn gián tiếp đề cao nghề nông, một nghề truyền thống của dân tộc.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu làm người nối ngôi còn cho thấy lòng tôn kính tổ tiên, coi trọng những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trên cơ sở coi trọng giá trị lao động. Bên cạnh đó truyện còn ca ngợi truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Đó là những ý nghĩa nổi bật trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Đáp án Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 bài Bánh chưng, bánh giầy

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

B

D

A

B

D

D

A

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Bánh chưng, bánh giầy, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.