Biểu hiện của tiền công trong xã hội tư bản là gì?

thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hoá được là phải có tư liệu sản xuất.Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất ra,chứ không bán "lao động".- Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luậnsau đây: thứ nhất, nếu lao động là hàng hoá và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tưbản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tếcủa quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Thứ hai, còn nếu "hàng hoá laođộng" được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủnhận quy luật giá trị.- Nếu lao động là hàng hoá, thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao độnglà thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giátrị. Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chínhlà sức lao động. Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức laođộng.Vậy bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sứclao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những tình hình sauđây: thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách khỏi ngườibán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là laođộng cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động. Thứhai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinhsống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tưbản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động. Thứ ba,lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuấtra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gianlao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và laođộng không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tưbản.2. Các hình thức cơ bản của tiền côngTiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền côngtính theo sản phẩm.- Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít haynhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng. Tiềncông ngày và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay là thấp, vì nócòn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày, mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao độngvà cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền côngtính theo thời gian.- Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụthuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhânđã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công đượcxác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với sốlượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về thựcchất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm.Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thờigian.Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việcquản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thíchcông nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền côngcao hơn.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tếTiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức laođộng của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động,nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế. Tiền công thựctế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà côngnhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảmxuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thịtrường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưnggiá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽgiảm xuống hay tăng lên.Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biếnđổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tốtác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như sự nângcao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lêncủa nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức laođộng, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tácđộng qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động,do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế.Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng, xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩakhông phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tănglên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùngvà dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về laođộng làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao độngdưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì cónhững nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giaicấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngàynay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nên nhu cầu về sức laođộng có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức laođộng cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tốcản trở xu hướng hạ thấp tiền công.IV- Tích luỹ tư bản1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bảnTái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản, màhình thái tái sản xuất điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tưbản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một tư bảnlớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lạithành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoágiá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy môngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì giátrị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.Có thể minh hoạ tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ:năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bảntiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích luỹ và 10 m dànhcho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10 m dùng để tích luỹ được phân thành 8c+ 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ).Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giátrị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ranhững kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tíchluỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trướcchỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích luỹ mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất,lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhântrong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. Hai là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoábiến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sựtrao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bảnkhông dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt mộtphần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không côngđó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị.Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối củachủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất củanhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bảnkhông ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăngcường bóc lột công nhân làm thuê.Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản củamình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ.2. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bảnVới một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích luỹ tư bản phụthuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêudùng của nhà tư bản, nhưng nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô củatích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó những nhân tố ảnhhưởng tới khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết định quy mô của tíchluỹ tư bản. Những nhân tố đó là:a) Trình độ bóc lột sức lao độngCác nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiềncông. Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữacông nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức laođộng. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao độngthặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, đểtăng tích luỹ tư bản.Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cườngđộ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăngtích luỹ tư bản. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bảnđể mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là cóthể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nêngiảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị.b) Trình độ năng suất lao động xã hộiNếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêudùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản: một là, với khối