Cách làm chuột hamster

Hamster là một loài chuột gặm nhấm có hình dáng đẹp, dễ thương được nhiều người nuôi làm thú cưng. Nếu bạn đã sở hữu một em chuột hamster ngộ nghĩnh thì hãy học cách tự làm chuồng cho hamster nhé.Và đây là một dạng lồng tốt, đáng tin cậy cho sinh hoạt và hoạt động của Hamster mà bạn có thể tự  làm một cách dễ dàng tại nhà. Cùng tham khảo các bước tự làm chuồng nuôi chuột hamster dưới đây nhé.

Cách làm chuột hamster


Những thứ bạn cần chuẩn bị: Lót sàn Một thanh sắt Hộp nhựa to Súng bắn keo (không bắt buộc) Lưới (không bắt buộc) Bình nước cho hamster Bát thức ăn Thức ăn cho hamster

Bước 1:

Hãy chuẩn bị một hộp nhựa to (màu không quan trọng) với thành cao và có nắp đậy (tùy chọn) mà hamster không thể leo lên.

Bước 2:

Dùng một thanh sắt và hơ trên bếp lửa cho đến khi nóng đỏ. Bạn nên cẩn thận và không bao giờ được chạm vào đầu nóng đỏ vì bạn sẽ bị bỏng.


Bước 3:

Dùng thanh sắt đó đục một lỗ cách 4cm từ đáy hộp với đường kính đủ lớn cho một chiếc bút chì bình thường có thể xuyên qua dễ dàng.

Cách làm chuột hamster


Bước 4: Nếu bạn sử dụng một chiếc hộp có nắp thì hãy tạo ra các lỗ thoáng khí bên trên. Nếu không, hãy để nắp mở ra.


Bước 5:

Mua bình nước cho hamster, cũng dùng thanh sắt dùi một lỗ vừa phù hợp với kích thước bình nước và độ cao của hamster.

Cách làm chuột hamster


Bước 6: Bạn có thể treo, dán hoặc dùng bất cứ cách nào gắn bình nước vào lồng bạn thấy ổn và dễ dàng cho bạn.

Bước 7:

Chuẩn bị một đĩa đựng thức ăn (bạn có thể tìm trong nhà bếp) giường và một bé Hamster.

Bước 8:

Bạn cũng có thể trang trí thêm những thứ khác cho chiếc lồng thật cá tính mang phong cách riêng của bạn từ những đồ đạc bạn tìm được trong nhà. Bây giờ thì bạn đã có một chiếc lồng tự chế tại nhà của riêng mình rồi đấy.

Mẹo nhỏ:

Đây là các bước thực hiện làm chuồng cho hamster đơn giản tại nhà. Đó là nơi trú ẩn rất tốt cho hamster và tất cả những gì bạn cần phải làm là đặt một tấm lưới lên trên đỉnh để Hamster mẹ cảm thấy an toàn hơn và sẽ không ăn mất Hamster con.

Cách làm chuột hamster

                                  Biết đâu bạn có thể làm ra một chiếc lồng hoành tráng như thế này đấy

Nguồn: https://camnangthucung.com/cach-tu-lam-chuong-cho-chuot-hamster-cuc-don-gian/

Tổng hợp lại bởi: Petcare24h.com

Skip to content

Nuôi hamster là một trong những thú vui hiện nay, tuy nhiên nuôi hamster cũng giống như nuôi bất cứ một loài thú cưng nào khi bạn cần phải chăm sóc và yêu thương chúng thật sự. Chỉ có tình yêu thương thực sự mới đảm bảo rằng chúng giống như người bạn thân thiết, luôn khỏe mạnh, năng động và chơi đùa với bạn an toàn.

Một trong những vấn đề cần lưu ý khi nuôi hamster, đặc biệt là những người mới nuôi hamster. Những người mới nuôi hamster thường không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như bỡ ngỡ trong bước đầu làm quen và rất dễ khiến hamster sợ hãi cắn trả. Để có thể làm quen và vui đùa với hamster một cách an toàn và nhanh nhất, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về hamster cũng như cách làm quen, chăm sóc bước đầu.

Cách làm chuột hamster

Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người bạn thân thiện với hamster ngay từ những ngày đầu nuôi hamster nhé!

  • Bước 1: Hãy cẩn thận. Vào mỗi buổi đánh thức hamster dậy hãy khởi động bằng cách khẽ thì thầm gọi tên nó. Thường xuyên nói chuyện nhẹ nhàng với hamster sẽ khiến bé hamster làm quen dần với tiếng nói của bạn. Khi bé hamster đã quen với tiếng nói của bạn, chúng sẽ trở nên dễ thuần hóa hơn. Cùng với việc gọi tên chúng mỗi ngày, hãy sử dụng một chiếc khăn giấy không mùi, chà nhẹ trên da của bạn để khăn giấy lưu lại mùi của bạn, lưu ý trước khi chà thì vùng da  được chà lên cần phải sạch sẽ, giữ đúng mùi của da bạn, sau đó đưa khăn giấy vào lồng nuôi hamster để hamster có thể quen dần và dễ gần hơn với mùi cơ thể bạn.
  • Bước 2: Mỗi ngày, đưa từ từ tay vào lồng nuôi hamster. Lưu ý, khi đưa tay vào cũng cần nhẹ nhàng, từ từ vì nếu động tác này diễn ra đột ngột sẽ khiến hamster sợ hãi. Đặc biệt là với những bé hamster đã từng cắn lại bạn, chúng có thể sẽ nhào tới và tiếp tục cắn. Để tay từ từ trong lồng để hamster dễ dàng nhìn thấy, đánh hơi thấy. Nếu thấy hamster tiến lại gần ngửi và quay đi thì đây là dấu hiệu tốt. Còn nếu bị cắn thì hãy thử lại vào ngày hôm sau. Như thế sau vài ngày bạn sẽ dễ dàng kết bạn với hamster.
  • Bước 3: Làm quen bằng mồi ngon. Hãy sử dụng một miếng mồi hấp dẫn trong lòng bàn tay rồi đưa vào lồng nuôi hamster. Để hamster ăn miếng mồi ngon đó. Bước này bạn có thể thực hiện sau khi đã làm quen dài ngày với hamster. Rất có thể hamster sẽ cắn bạn nhưng đó không phải là sự thất bại mà bởi vì bé muốn bạn thả miếng mồi ra. Chính vì vậy bạn không nên nản lòng và chỉ cần bình tĩnh lại sau đó lại tiếp tục công việc này vào ngày hôm sau.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng và từ từ hớt nhẹ và đưa hamster ra khỏi lồng. Không chỉ cần thì thầm gọi tên hamster mỗi ngày mà việc vuốt ve nhẹ nhàng cũng giúp bé hamster quen dần với bạn. Bạn nên từ từ và cẩn thận bế bé lên, sự ân cần và yêu thương của bạn chắc chắn hamster sẽ cảm nhận được.

Nuôi hamster vốn dĩ không quá phức tạp, tuy nhiên với những người lần đầu nuôi hamster có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn khi chưa thể thích ứng được với những thói quen của chúng. Một chút kiên nhẫn, tận tình chăm sóc chắc chắn chúng sẽ trở thành người bạn vô cùng đáng yêu của bạn.

Nếu bạn là người mới nuôi hamster, thậm chí là người nuôi đã có kinh nghiệm nhưng vẫn gặp phải những vấn đề về chăm sóc hamster hãy liên với shop Luna để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!

Cách làm chuột hamster

  • 11/ 01/ 2017
  • Thái Bình Minh
  • 0 Nhận xét

Bế hamster là 1 trong những thú vui của việc nuôi hams, nhưng nếu bạn chưa thành công trong việc huấn luyện hamster thì bạn sẽ ko có nhìu may mắn trong việc bế 1 bé hams. Hamter nhìu khi có thể cắn, nhưng điều wan trọng nên nhớ là khi hams cắn có nghĩa là chúng đang sợ và bảo vệ chúng theo cách tốt nhất mà chúng biết. Nếu bạn bình tĩnh và nhẹ nhàng trong việc bế hams, và đôi khi hối lộ hams bằng những thứ đồ ăn chúng thích có thể dẫn đến thành công trong việc huấn luyện hams.

Cách làm chuột hamster

Những nguyên tắc cơ bản trong việc huấn luyện hams:

Để ẵm và huấn luyện hams dễ hơn, sau đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản để bảo đảm hams của bạn ko bị stress trước khi bạn bế bé :

– Khi bạn đem về nhà 1 bé hams mới, cho bé 1 tuần hoặc hơn để bé wen với chỗ ở mới và môi trường xung wanh trước khi bạn ẵm thường xuyên. – Bảo đảm cho hams 1 chỗ ở tốt, đủ rộng và những thứ cần thiết khác để giảm thiểu stress. – Đặt lồng hams của bạn ở nơi nào có người xung wanh, nhưng ko bị làm phiền bởi quá nhiều tiếng ồn, bị quấy rầy bởi những vật nuôi khác, hoặc những sự phiền nhiễu khác (nhất là vào ban ngày, khi hams ngủ).

– Đừng làm phiền hoặc cố gắng ẵm hams vào lúc bé đang ngủ. Chỉ nên ẵm hams hoặc huấn luyện khi hams đã nhận thức đc chỗ của chúng, đánh thức 1 bé hams khi bé đang ngủ chỉ làm cho bé trở nên cộc cằn và khó gần hơn.

Huấn luyện hams :
Việc huấn luyện cần có thời gian và kiên nhẫn. Đừng vội vàng và dành thời gian để hiểu bé hams của bạn và phản ứng theo những ám hiệu của bé. Điểm mấu chốt là tạo lòng tin ở bé hams, để bé có thể biết chắc là ko có gì phải sợ bạn cả. Nhớ rằng nếu bạn ép hams wá mức thì hams có thể bị stress, và điều đó sẽ làm hams khó tin bạn hơn. Phải chắc hams của bạn ko bị stress bởi bất kì bước nào sau đây trước khi bạn làm bước típ theo :

– Bước 1 : cho hams của bạn thời gian để wen với môi trường mới. Dấu hiệu để biết là bé có thể tự nhiên ăn, uống hoặc chơi đùa với sự có mặt của bạn. – Bước 2 : dành nhiều thời gian ngồi xung wanh lồng hams của bạn và nói chuyện với bé để bé wen giọng bạn. Ko biết phải nói gì? Hãy thử đọc 1 to cuốn sách hoặc hát cho bé. – Bước 3 : Đút cho bé 1 vài thức ăn bé thích (hạt hướng dương, nho khô hoặc 1 vài loại trái cây khô khác) bằng tay. Bắt đầu đút cho bé wa những song chắn (nếu lồng ko có nhìu song chắn thì đút bé ở ngoài cửa lồng), và khi hams chạy đến chỗ thức ăn, thử đặt tay vào trong lồng, đừng đụng vào bé mà hãy để bé tự chạy đến khám phá tay bạn. – Bước 4 : đặt thức ăn lên tay bạn để hams phải leo lên tay để lấy thức ăn, hoặc bé sẽ đặt lên để với lấy thức ăn. Một lần nữa, đừng cố thúc đẩy, hãy để bé hams đến với bạn.

– Bước 5 : Đặt thức ăn vào giữa lòng bàn tay để hams phải leo hẳn lên tay bạn để lấy thức ăn. Khi hams đã mạnh dạn làm việc này, hãy thử cúp tay lại và ẵm bé lên. Hams của bạn có thể nhảy xuống trong những lần đầu tiên nhưng hãy cứ nhẹ nhàng và bền bỉ để sau đó bé hams có thể nhận ra đc tay bạn là an toàn.

Thời gian để huấn luyện hams khác nhau, tùy theo độ tuổi và tính cách của bé hams. Bé có thể nhanh chóng chấp nhận đc bế lên hoặc có thể mất đến cả tháng hoặc hơn.

Bế hams như thế nào:
Cách tốt nhất là bạn khum tay lại và tay kia thì để sau lưng bé đề phòng khi bé nhảy khỏi tay bạn (nhìu khi có thể bị thương). Đặc biệt là lần đầu tiên, nên giữ bé ở trong lòng bạn hoặc trên những bề mặt mềm, an toàn khi bé té hoặc nhảy xuống. Khi thấy bé thoải mái hơn thì hãy để bé bò từ tay này wa tay kia hoặc bò lên cả cánh tay. Bạn cũng có thể típ tục cho bé ăn, mặc dù lúc này bé có thể ko thích ăn khi xung wanh có nhìu thứ thú vị hơn để khám phá.

Bế 1 bé hams chưa đc huấn luyện:

Có thể sẽ có nhìu lúc bạn cần phải bế hams ngay cả khi bé chưa đc huấn luyện, nhất là khi bạn cần dọn lồng. Nếu vậy thì bạn hãy dùng 1 cái cốc (hoặc 1 ống chui = giấy bịt kín 1 đầu) đặt trước mặt bé hams, từ từ dồn bé vào trong cốc. Vài bé tò mò sẽ tự chui vào cốc ngay lập tức.

Bao tay hoặc khăn mỏng cũng có thể dùng nếu bạn phải bế 1 bé hams hay cắn và khi dùng cốc ko đc. Vấn đề là điều này có thể gây stress cho bé và bé sẽ chống lại việc bế nhiều hơn nữa. Nếu bắt buộc phải dùng cách này thì bạn nên cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt.

Tip: nếu bạn cần dọn lồng của bé chưa đc huấn luyện, hoặc muốn cho bé hams ra khỏi lồng để exercise, hãy dùng bồn tắm sạch và khô. Bảo đảm ống dẫn nước đã được bịt kín, và đóng cửa phòng tắm, bồn toilet (để đề phòng nếu hams của bạn là 1 bé “super jumper” nhưng thường thì bé ko ra khỏi cái bồn tắm đc). Đặt lồng hams vào trong bồn, mở cửa lồng và để hams của bạn chui ra khám phá (cách này ko áp dụng đc nếu bạn nuôi bằng hồ kiếng). Dùng thức ăn để dụ bé ra nều cần thiết. Khi bé đã ra ngoài, lấy lồng ra khỏi bồn và lau dọn, sau đó đặt lồng vô lại, mở cửa lồng, dùng thức ăn dụ bé chui vào.
Một vài người thích ngồi vào bồn tắm với bé để bé quen sự có mặt của họ.