Cắt tỉa hoa hồng dưới 3 lá nghĩa là gì

Hoa hoàng thảo được coi là vật trang trí nổi bật nhất của bất kỳ khu vườn nào. Một trong những điểm quan trọng trong việc chăm sóc chúng là cắt tỉa. Nhưng cắt hoa hồng vào mùa thu khi nào, trước khi bắt đầu có sương giá thì nhiều người không biết. Để có thể tận hưởng sự nở hoa tươi tốt trong mỗi mùa mới, quá trình này cần phải thực hiện. Cắt tỉa vào mùa thu là chìa khóa cho sức khỏe của cây.

Nội dung

Tại sao lại cắt xén?

Đảm bảo tuổi thọ của cây lâu dài và khỏe mạnh là mục tiêu của mọi người làm vườn. Nếu vào mùa xuân cần cắt tỉa để tạo thành bụi, thì vào mùa thu, quá trình này làm cho bụi cây khỏe hơn và kéo dài tuổi trẻ.

Bạn mới bắt đầu trồng hoa hồng hay bạn đã trồng một thời gian dài nhưng cây chỉ lèo tèo vài bông mỗi lần ra hoa. Bạn đã biết bí quyết cách cắt tỉa hoa hồng hoa sai và đều chưa? Bài viết này hướng dẫn bạn một kĩ thuật giúp cây hoa hồng của bạn phát triển tán rộng và ra sai hoa từng tầng từ gốc đến ngọn.

Cắt tỉa hoa hồng dưới 3 lá nghĩa là gì

Hướng dẫn cách cắt tỉa cành hoa hồng sai hoa từ gốc đến ngọn

1. Những sai lầm của bạn hay gặp phải khi cắt tỉa cành hoa hồng

– Cắt tỉa cành quá ngắn

Cây của bạn đang khoẻ mạnh, nếu cắt tỉa cành quá ngắn quá trình trao đổi chất tự dưng bị dừng lại khiến cho cây stress do dư thừa dinh dưỡng.

Tại sao lại như vậy? Bộ rễ của cây được phát triển tùy theo mật độ tán cây, tán phát triển đến đâu, bộ rễ phát triển đến đó để kịp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi cây đang phát triển mạnh thì đồng nghĩa bộ rễ cũng phát triển mạnh. Chúng ta cắt tán quá thấp và quá ngắn thì bộ rễ sẽ bị ảnh hưởng theo. Cây không biết đẩy dinh dưỡng đi đâu, và khi chồi mới ra thì dinh dưỡng đã hết, bộ rễ chột theo nên chồi bị điếc, lá nổi gân xanh, nhạt màu, yếu….

– Cắt tỉa không phân tầng tán

Việc cắt tỉa không phân thành nhiều tầng tán, cây sẽ không tính được dinh dưỡng phân bổ ra sao. Điều này dẫn đến trên cùng cây, có cành tốt lại có cành yếu. Về sau này cây bị lệch tán, hoặc chết cành yếu làm hỏng tán cây.

– Tiếc những cành đang nụ, đang hoa mà không tỉa đồng loạt

Những cành đang nụ đang hoa mà đã đến thời gian cắt tỉa, bạn tiếc để lại dẫn đến cây phân bổ dinh dưỡng không đều cho những mầm đợt sau. Khiến cho bạn chăm sóc vất vả hơn và càng ngày càng khó chăm hơn. Đừng tiếc, hãy cắt tỉa hết một cách đồng loạt để giúp cây phát triển đều, ổn định cho những đợt ra hoa đồng loạt.

– Tỉa cành xong bạn ngắt trụi lá, hoặc gần hết lá

Việc này dẫn đến cây không được trao đổi chất tốt, chồi ra rất nhiều nhưng không khoẻ. Nên hạn chế việc ngắt trụi lá để ép chồi để cây trao đổi chất tốt giúp cây luôn khỏe.

– Tỉa xong thấy chồi gốc lên không biết xử lý, gây mất cân bằng dinh dưỡng.

– Cây đang yếu thiếu dưỡng vẫn cắt tỉa

Việc cây yếu thiếu dưỡng dễ dẫn đến tình trạng đen thân cành. Bởi khi cây yếu nên không đủ khả năng tự làm khô vết thương do các vết cắt tỉa. Đặc biệt khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như nắng hoặc mưa nhiều đều gây ảnh hưởng đến cây.

– Không vệ sinh sạch dụng cụ cắt tỉa và dụng cụ cùn

Sử dụng dụng cụ cắt tỉa cùn để cắt tỉa cây dẫn đến tình trạng cành bị dập nát. Dụng cụ không vệ sinh sạch sẽ bị bẩn lẫn vi khuẩn lại kết hợp lúc cắt bị dập cành làm vết thương cành nghiêm trọng, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh cho cây. Hãy chuẩn bị dụng cụ thật kĩ và sạch sẽ (sát trùng với cồn hoặc thuốc sát trùng) trước khi cắt tỉa.

2. Cách cắt tỉa hoa hông thế nào là đúng kỹ thuật

7 lưu ý khi cắt tỉa đúng kỹ thuật

  1. Quan sát tổng thể cây để định hướng đường cắt phù hợp.
  2. Tỉa mở ở giữa tán cây để tăng ánh sáng và thông thoáng cho cây
  3. Cắt nghiêng 45 độ, đường cắt dứt khoát, cắt sát vào nách lá.
  4. Loại bỏ nhánh tăm, cành điếc không phát triển.
  5. Tỉa bỏ các lá già, vàng, bị sâu bệnh hại.
  6. Để ý và loại bỏ thường xuyên sự phát triển của mầm dại nếu là cây ghép.
  7. Riêng với các loại hồng leo, nếu muốn tạo tán cho cây, sau khi cắt bỏ hoa héo nên uốn cong phần thân cây sẽ giúp bật chồi nhanh và nhiều hơn.

Việc cắt tỉa hoa hồng sẽ được chia thành 2 loại chính:

  • Cắt tỉa thường xuyên: Cắt tỉa cành tăm để giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển mầm khỏe hơn.
  • Cắt tỉa sau khi hoa tàn: Sau khi hoa tàn cần cắt tỉa ngay để ngăn tạo quả, dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi quả mà không tạo mầm nữa, cây yếu đi.

3. Các bước thực hiện cắt tỉa sau hoa tàn

Bước 1: Cắt tỉa tổng thể đồng loạt và phân bổ cành cho đều tán

Cắt tỉa loại bỏ các loại cành có hoa đã tàn, đang hoa, đang nụ, các cành điếc, cành tăm, cành yếu, kém phát triển. Kể cả những cành có chồi mới mọc, bạn cũng cần ngắt ngọn của chồi đấy đi để giúp cây tập trung dinh dưỡng cho đợt chồi mới được đồng loạt thì hoa sẽ ra đồng loạt.

Với những chồi mọc đâm từ gốc lên ở thời điểm cắt tỉa bạn cần cắt ngọn của chúng và giữ lại khoảng 20cm để hãm lại sự phân bổ dinh dưỡng của cây cho nó để phân bổ lên các cành ở trên cao và từ ngọn đó đâm ra thành nhiều nhánh khác phát triển đồng thời với đợt chồi mới. Trường hợp hoa hồng của bạn là gốc ghép thì những chồi này bạn cần cắt sát gốc để loại bỏ.

Cắt tỉa hoa hồng dưới 3 lá nghĩa là gì
Ngọn bị thui chột không có khả năng ra hoa
Cắt tỉa hoa hồng dưới 3 lá nghĩa là gì
Cành tăm, nhánh nhỏ còi cần cắt tỉa loại bỏ ngay
Cắt tỉa hoa hồng dưới 3 lá nghĩa là gì
Chồi to khỏe cho ra hoa to và đẹp

Bước 2: Quan sát kĩ để cắt tỉa cành còn xót và điều chỉnh tán cho phù hợp

Sau khi cắt tỉa tổng quan đồng loạt, bạn quan sát lại toàn bộ cây xem còn xót cành nào không để loại bỏ.

Loại bỏ bớt các cành đan xen khiến tán quá rậm rạp giúp thoáng tán.

Những vị trí tán bị hụt, bị thưa, bạn cần điều phối việc cắt tỉa để giúp đợt sau chồi ra mập và khỏe để bù lại. Kỹ thuật ở đây là nếu bạn cắt cành càng sâu (giữ lại tối thiểu 3 lá) thì chồi sau sẽ càng mập và dài hơn. Ngược lại, bạn cắt cành sát ngọn thì chồi ra càng nhỏ và ngắn hơn. Kỹ thuật này dùng để điều phối tán và giúp hoa ra theo tầng từ gốc lên đến ngọn.

Bước 3: Tỉa bớt lá giúp mọc chồi mới theo đúng ý đồ

Khi bạn cắt tỉa cành ở đâu thì ngay lập tức cây hoa hồng sẽ mọc chồi mới ở các nách lá của cành bị cắt để thay thế. Bạn muốn chồi mọc trên những nách lá trên cùng để giúp đều tán, bạn chỉ cần tỉa 1 đến 2 lá trên cùng của cành sau cắt thì các chồi mới sẽ ra ngay trên nách lá bị tỉa đó. Như vậy từ 1 cành cũ thành 2, 3 chồi mới được phân bổ dinh dưỡng như nhau và đồng loạt ra hoa cùng nhau.

Bước 4: Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ quanh gốc ngăn ngừa sâu bệnh cho cây

Sau khi cắt tỉa xong, bạn cần phải dọn dẹp sạch toàn bộ những cành, hoa, cánh hoa rơi dưới gốc cây hồng của bạn. Việc này giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu bệnh cho cây. Vì trong những bông hoa đã tàn có những bọ trĩ, nhện đỏ… Chúng sẽ chạy ra ngoài và tấn công lại cây chủ nếu bạn không dọn dẹp đi.

Chú ý: Sau khi loạt chồi mới mọc, bạn cần thường xuyên tỉa bớt những chồi điếc, chồi kém phát triển, chồi mọc ở các vị trí bên trong tán khuất ánh nắng để tập trung dinh dưỡng cho các chồi tốt.

4. Nên cắt tỉa hoa hồng vào lúc nào?

Không phải thời điểm nào cũng có thể cắt tỉa cây. Vào những thời điểm thời tiết xấu như quá nắng nóng, hay trời mưa ẩm dễ làm cây yếu, gặp vấn đề về nấm, sâu bệnh. Hãy lựa chọn vào thời điểm không mưa, buổi sáng mát mẻ hoặc cuối chiều ánh nắng tắt và nhiệt độ giảm để tiến hành cắt tỉa. Sau cắt tỉa, tránh tưới nước trực tiếp lên tán cây dễ gây nấm, sâu bệnh thông qua nguồn nước tưới.

Việc tỉa cành thường xuyên theo chu kì phát triển của cây sẽ giúp ra nhiều hoa, cây khỏe mạnh. Cứ sau khi cắt tỉa khoảng 35 – 45 ngày cây hoa hồng sẽ cho ra một lứa hoa mới. Nếu cắt tỉa đúng bạn sẽ có một cây hoa hồng đẹp và sai hoa. Chúc các bạn thành công!

Bạn đón xem những bài viết ở chuyên mục Hướng dẫn chăm sóc cây xanh của tạp chí Greenmore. Với những bài chia sẻ cách chăm sóc cây xanh hữu ích.