Khí dung tiếng anh là gì

Trước thông tin nCoV có thể lây qua khí dung - một phương pháp chữa bệnh thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cảnh báo người dân chỉ khí dung cho con trẻ khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, không tự ý cho con khí dung.

Trao đổi với PV suckhoedoisong.vn về vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, nếu như chỉ một người dùng riêng một bầu khí dung thì không sao; nhưng 2 người dùng chung sẽ bị lây bệnh.

Theo ý kiến chuyên gia, nCoV có thể lây lan qua khí dung - phương pháp chữa bệnh, chứ không phải “bụi khí” như báo chí dịch và không phải qua “không khí” như công chúng hiểu.

Mặt khác, nếu khí dung trong buồng bệnh có người mắc bệnh ở khoảng cách 2m trở lại thì sẽ lây bệnh vì vi rút từ hô hấp người bệnh sẽ ra theo con đường khí dung. Chính vì vậy sẽ bị lây cho người xung quanh.

"Do vậy cần hạn chế khí dung, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Khi khí dung phải tuân thủ quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn.

Hơn nữa, vi rút sẽ còn tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt vật dung quanh người bệnh, có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt. Nhân viên y tế làm thủ thuật này cho bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn"- PGS. Điển nói.

Khí dung tiếng anh là gì

PGS.TS Trần Minh Điển.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội cũng cho biết, aerosol là lây truyền không khí dưới dạng hạt sương nhỏ. Những hạt sương nhỏ này từ máy khí dung có thể bay trong không khí, người gần đó hít phải với nồng độ cao sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Theo BS. Trương Hữu Khanh - Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, "aerosol", nguồn lây truyền mới mà các nhà khoa học Thượng Hải cảnh báo đặt trong bối cảnh này phải dịch là "khí dung", chứ "bụi khí" là không chính xác và không có chuyện nó bay lung tung trong không khí thông thường vì khí dung chỉ dùng trong cơ sở y tế!

Vì vậy, người cần lưu tâm trước phát hiện mới này là các bệnh viện và cơ sở y tế khi tiến hành xông khí dung để điều trị cho bệnh nhân.

Khí dung tiếng anh là gì

Hình ảnh khuếch tán khí dung. Ảnh minh họa.

Trước đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 8/2, ông Tăng Quần (Zeng Qun) - Phó Cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định nCoV có thể lây qua aerosol, theo Tân Hoa xã.

Một số thông tin cho rằng aerosol là "bụi khí" nhưng theo các chuyên gia, aerosol là một phương pháp chữa bệnh, tên tiếng Việt là “khí dung”.

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,... Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.

Như vậy nCoV có thể lây lan qua khí dung - phương pháp chữa bệnh, chứ không phải “bụi khí” như báo chí dịch và không phải qua “không khí” như công chúng hiểu.

Viêm thanh khí phế quản cấp (gọi chung là croup) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới ...

Viêm thanh khí phế quản cấp (gọi chung là croup) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột các triệu chứng ho ông ổng và khàn tiếng1.

Croup thường xảy ra vào mùa thu đông, ảnh hưởng 3% trẻ em mỗi năm, thường gặp ở lứa tuổi 6 tháng – 3 tuổi2. Biến chứng ít phổ biến viêm khí quản do vi khuẩn, viêm phổi, phù phổi và hiếm khi tử vong2

Triệu chứng lâm sàng do hậu quả của viêm hẹp đường hô hấp trên. Bệnh biểu hiện đột ngột, hay xảy ra về đêm

Nguyên nhân3,4:

  • Phổ biến nhất, chiếm 75% là là virus á cúm (parainfluenza) tuýp 1, 2, và 3; đặc biệt là tuýp 1
  • Ít phổ biến hơn: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A và B, virus sởi

Triệu chứng lâm sàng5:

  • Triệu chứng không đặc hiệu, thường giống nhiễm khuẩn đường hô hấp hấp dưới, sốt nhẹ, sổ mũi trong 12h – 72h
  • Tiếng thở rít thì hít vào, tăng nhịp thở, co lõm cơ hô hấp phụ và ho ông ổng
  • Nặng lên về đêm, nặng nhất trong vòng 24 – 48h
  • Giảm trong vòng 2-7 ngày, nhưng có trường hợp 2 tuần

Chẩn đoán6:

Croup điển hình chủ yếu chẩn đoán lâm sàng dựa vào dấu hiệu và triệu chứng.

Croup thường ban đầu được chẩn đoán ở các phòng khám. Những trường hợp nguy cơ đe doạ tính mạng cần chẩn đoán phân biệt với viêm nắp thanh quản và dị vật đường thở ngay từ lúc đầu.

Hỏi bệnh

  • Triệu chứng khởi phát: sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Sau 1- 3 ngày đột ngột xuất hiện dấu hiện khàn tiếng và khó thở thanh quản
  • Hội chứng xâm nhập để loài trừ dị vật
  • Trẻ còn ăn uống được, nuốt khó hay không ( Phân biệt viêm nắp thanh môn)
  • Tiền sử thở rít hoặc khó thở thanh quản

Khám lâm sàng

  • Sốt nhẹ hay không sốt
  • Khàn tiếng, tiếng rít thanh quản
  • Thở nhanh, co lõm ngực
  • Tím tái
  • Khám họng tìm giả mạc để loại trừ bạch hầu
  • Phân độ khó thở thanh quản
  • Độ I: chỉ khàn tiếng, khó thở khi gắng sức, thở rít khi khóc
  • Độ II
    • IIA: khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thở rít khi nằm yên
    • IIB: triệu chứng IIA kèm thở nhanh, rút lõm ngực
  • Độ III: triệu chứng IIB kèm vật vã, kích thích hoặc tím tái

Cận lâm sàng

  • Công thức máu
  • Phết họng loại trừ bạch hầu
  • X-quang phổi và cổ thẳng: khi suy hô hấp hoặc cần chẩn đoán phân biệt
  • Phát hiện tình trạng hẹp hạ thanh môn (dấu hiệu nóc nhà thờ: Steeple sign)
  • Loại trừ dị vật đường thở
  • Nội soi thanh khí quản không thực hiện thường quy, chỉ nội soi khi:
  • Cần chẩn đoán phân biệt dị vật đường thở
  • Khó thở thanh quản tái phát
  • Thất bại điều trị nội khoa

Chẩn đoán xác định6: Nếu có 3 dấu hiệu dưới đây (trường hợp không có kết quản nội soi thanh khí quản) thì cũng có thể chẩn đoán croup

  • Triệu chứng khởi phát: viêm hô hấp trên
  • Khàn tiếng
  • Rít thanh quản
  • Nội soi: viêm thanh khí phế quản

Chẩn đoán phân biệt5:

Khí dung tiếng anh là gì

Đánh giá mức độ nặng của bệnh

Đánh giá mức độ nặng của bệnh có vai trò trong quyết định điều trị – một số cách đánh giá mức độ nặng của bệnh:

Dựa vào thang điểm Westley7,8

Khí dung tiếng anh là gì

Điều trị và theo dõi điều trị

Nguyên tắc6:

  • Các bệnh nhân viêm thanh quản điều trị corticoid
  • Trường hợp nặng khí dung thêm Adrenalin

Cấp cứu6

  • Chuyển bệnh nhân đến phòng cấp cứu
  • Khí dung Adrenaline ngay lập tức (5ml 1:1000, không pha)
  • Cho thở oxy qua mask (15ml/ phút)
  • Chuẩn bị đặt ống với sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng và gây mê.

Xử trí ban đầu6

  • Croup nhẹ: cho điều trị ngoại trú, cho điều trị corticoid
  • Croup nặng: thở oxy liều cao, khí dung Adrenalin. Adrenalin có thể nhắc lại mỗi 10 phút.
  • Croup trung bình: theo dõi ở phòng cấp cứu cho đến khi hết thở rít lúc nghỉ.

Thuốc điều trị

  • Epinephrine9: làm giảm khó thở rõ trong vòng 10 phút sau khi sử dụng và tác dụng kéo dài hơn 1 giờ, hết tác dụng sau 2 giờ. Liều lượng: 0,5 ml/kg/lần (tối đa 5 ml) dung dịch Adrenaline 0,1%. Được chỉ định trong trường hợp:

+ Croup mức độ trung bình không hoặc ít cải thiện sau 2 giờ điều trị với Dexamethasone hay Prednisolone uống hoặc Budesonide phun khí dung.

+ Croup mức độ nặng cần nhập cấp cứu hoặc mức độ dọa suy hô hấp cần nhập hồi sức

  • Budesonide khí dung9: được chỉ định trong trường hợp:

+ Trẻ nôn nhiều, uống không hiệu quả.

+ Thay thế corticosteroid đường toàn thân trong trường hợp croup mức độ trung bình cần nhập viện với liều 1-2 mg/lần.

Croup mức độ nặng hoặc dọa suy hô hấp: phun khí dung đồng thời Budesonide và Epinephrine có thể hiệu quả hơn Epinephrine đơn thuần

Xông khí dung cho bé bao lâu?

Khi dùng máy khí dung hô hấp, trẻ sẽ đeo mặt nạ hoặc ngậm ống thở miệng và hít thở khoảng 5-10 phút cho tới khi hết thuốc.

Giọt khí dung là gì?

1. Khí dung là gì? Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,...

Tại sao phải xông khí dung?

Khi xông khí dung, thuốc được đưa đến lớp lông chuyển trên niêm mạc của đường hô hấp, sau đó tác động trực tiếp lên những vùng bị viêm nhiễm, giúp cải thiện dấu hiệu cảm cúm, viêm thanh quản, viêm mũi họng hoặc viêm xoang vô cùng hiệu quả.

Khi nào cần dùng máy xông mũi họng?

Máy xông mũi họng (còn gọi là máy xông khí dung) được dùng cho rất nhiều đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… đều có thể dùng được. Máy xông mũi họng cũng thường được chỉ định dùng với một số loại thuốc nhất định.