Chỉ số gran trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Nói đến xét nghiệm chẩn đoán đầu tiên phải nói đến xét nghiệm huyết học hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu. xét nghiệm công thức máu là gì và những chỉ số của xét nghiệm công thức máu phản ảnh tình trạng thú cưng như thế nào? Đối với xét nghiệm công thứ máu chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 18 chỉ tiêu cơ bản của thành phần máu từ số lượng tổng đến số lượng các thành phần của máu thú cưng của bạn, những chỉ số bất thường sẽ được giải thích cụ thể đối với từng trường hợp. 18 chỉ tiêu xét nghiệm công thức máu sẽ bao gồm:

1. Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC)

Chó 4.5-17.0 Giga / L. Mèo : 5.5-19.0 Giga/L

Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây tăng số lượng bạch cầu, ví dụ: corticosteroid

Giảm trong thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót). Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

2. Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes: LYM# )

Chó 0.9-3.5 Giga/ L. Mèo 0.9-7.0Giga/L

Trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát

Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh

3. Số lượng bạch cầu mono (monocyte count hoặc monocytes: MON)

Chó : 0.0-1.1 Giga/ L. Mèo: 0-0.6 Giga/L

Tăng trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ.

Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

4. Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut )

Chó :2.06-10.6 Giga/ L. Mèo: 2.5-8.5Giga/L

Tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các khối u (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

Giảm trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

5. Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%)

Chó: 12-30%. Mèo: 20-45%

Tăng trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết

Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, ức chế tủy xương do các hoá chất trị liệu, thiếu máu bất sản, các ung thư, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh

6. Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%) Chó: 3-10%. Mèo: 1-4%

Tăng trong các trường hợp bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis, ...

Giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

7. Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%) Chó: 60-77 %.Mèo: 35-75%

Tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các ung thư (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

Giảm trong các nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị .

8. Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC) Chó: 4.9-8.2 Tera / L. Mèo: 4.9-10.0 Tera/L

Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu.

Giảm trong thiếu máu.

9. Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb) Chó: 12.1-20.3g / dL. Mèo: 9.3-15.9 g/dL

Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi.

Giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.

10. Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV) Chó: 64-76fL. Mèo: 43-55fL

Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương.

Giảm trong thiếu hụt sắt, các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

11. Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH) Chó: 21-26 pg. Mèo: 13-17pg

MHC tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

MCH giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.

12. Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC) Chó: 31 - 36 g/ dL. Mèo: 28.2 - 33.3 g/dL

Trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan,

13. Độ phân bố hồng cầu (red distribution width: RDW) Chó: 14 - 19%. Mèo: 14 -31%

RDW bình thường và:

  1. MCV tăng, gặp trong: thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.
  1. MCV bình thường, gặp trong: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  1. MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính.

RDW tăng và:

  1. MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.
  1. MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
  1. Giảm MCV: thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu.

14. Khối hồng cầu (HCT: hematocrit) Chó: 35-48%. Mèo: 30-50%

Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu.

Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.

15. Số lượng tiểu cấu (platelet count: Plt) Chó: 170-400 Giga/L. Mèo: 200-500Giga/L

Tăng trong những rối loạn tăng sinh tuỷ xương: chứng tăng hồng cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, chứng tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, chứng tăng tiểu cầu dẫn đến các bệnh viêm, thiếu máu do thiếu Fe

Giảm: Tổn thương tuỷ xương, thiếu máu bất sản, cường lách, sơ gan, dị ứng, Ký sinh trùng máu

16. Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV) Chó: 6.1-10.1fL. Mèo: 12.0-18.0fL

Trong bệnh tim mạch (sau nhồi máu cơ tim, sau tắc mạch não, đái tháo đường, tiền sản giật, cắt lách, stress, chứng nhiễm độc do tuyến giáp, ...

Trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bệnh bạch cầu cấp, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương, chứng tăng tiểu cầu hoạt động.

17. Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct) Chó: 0.1-1 %. Mèo: 0.1-1%

Tăng trong ung thư đại trực tràng.

Giảm trong nhiễm nội độc tố.

18. Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW) Chó: 14-19%. Mèo: 14-31%

Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.

II. SINH HOÁ MÁU

AST (Aspartate aminotransferase) Hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) ở bào tương và ty thể của tế bào, cơ tim, cơ vân, thận, tuỵ, phôi, bạch và hồng cầu => không đặt hiệu

Chó: 9.2 - 39.5 U/L. Mèo: 9.2 - 39.5 U/L

Tăng: Tổn thương cơ, bỏng, tim mạch, tán huyết, chó con mới sinh tăng 2-3 lần là bình thường nhưng ở chó trưởng thành tăng vậy có thể là bệnh gan

Giảm: thiếu vitamin B6, chó mèo già, suy thận mạn

ALT (= Alanine aminotransferase ) là một loại enzym có hàm lượng cao trong bệnh gan [liver disease].

Gran trọng xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số GRAN trong máu dùng để chỉ số lượng tế bào bạch cầu hạt (Granulocyte) gồm: Neutrophils, Basophils, Eosinophils. Ngoài ra, nhóm tế bào bạch cầu còn có tế bào không hạt là Lymphocytes và Monocytes.

Chỉ số gr trọng máu là gì?

Chỉ số: GR%GR% là tỷ lệ phần % các bạch cầu hạt.

Bạch cầu ái kiềm tăng khi nào?

Bạch cầu ưa kiềm: Nồng độ basophils tăng cao có thể xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp kém hoạt động, được gọi là suy giáp, hoặc do một số tình trạng y tế khác.

Thành phần gra trọng máu là gì?

Công thức máu gran là một phần trong xét nghiệm máu toàn phần. Công thức máu gran bao gồm các loại tế bào bạch cầu phân loại theo phân mảng granulocyte, gồm Basophil, Eosinophil và Neutrophil. Mỗi loại tế bào này có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.