Coc-vn là viết tắt của chữ gì năm 2024

SOC và COC là viết tắt của “Shipper owned container” và “Carrier owned container”. Tức là ta có thể hiểu hai cụm từ trên là viết tắt cho việc ai là người sở hữu container.

Trong thực tế, container có thể thuộc về một trong các bên dưới đây:

  • Hãng tàu
  • Công ty chuyên bán container.
  • NVOCC ( Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được coi là Carrier tuy nhiên khác với hãng tàu là họ không sở hữu tàu).
  • Shipper

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tập trung đi vào phân biệt container sở hữu bởi hãng tàu ( Carrier owned Container – COC) và shipper ( Shipper owned Container – SOC), ngoài ra sẽ là các lợi ích khi sử dụng SOC nhé.

  • COC là container của hãng tàu. Khi hàng tới cảng đích, Consignee đến nhận hàng và kéo hàng về kho riêng của mình để dỡ hàng. Sau đó thì phải đem container rỗng đã rút hàng trả lại cho hãng tàu, nộp phí lưu container và lưu bãi (DEM/DET) trong thời gian giữ container của hãng tàu. Hầu hết số container trên thị trường vận tải là dạng COC.
  • SOC là container thuộc sở hữu riêng của shipper, Consignee sau khi kéo container về kho riêng thì được tự do sử dụng, không phải trả rỗng lại cho hãng tàu hay trả bất kỳ phí DEM/DET nào cho hãng tàu bởi vì đối với SOC hãng tàu không gia hạn freetime cho DEM/DET. Sau khi dùng xong Consignee có thể giữ lại container hoặc tái xuất trả cho Shipper, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

Chi phí mỗi container là 1,300 – 2,000 USD đối với container 20ft và 1,700 – 3,000 USD đối với container 40ft. Vậy tại sao Shipper phải mua riêng container trong khi hãng tàu có rất nhiều container để thuê?

Tính chất hàng hóa

Trong một số trường hợp, người gửi hàng/người nhận hàng biết rằng hàng hoá cần phải được cất giữ trong thời gian dài hơn, do đó, việc mua hẳn một container đôi khi lại tiết kiệm được chi phí đóng gói và vận chuyển hàng hóa hơn việc sử dụng container của hãng tàu và trả loại phí lưu container, lưu bãi (DEM/DET). Vì nếu sử dụng container của hãng tàu, người gửi hàng/người nhận hàng phải trả phí DEM/DET cho hãng tàu khi quá hạn.

Lấy ví dụ, lô hàng hóa cho dự án cần phải được lưu trữ trong 100 ngày và hãng tàu tính phí vược thời hạn lưu container tại bãi cho phép là $25/ngày cho một container 20 ft. Do đó, chủ hàng có thể phải trả đến $2,500 cho một container 20’ và với số tiền này, chủ hàng có thể “mua” hẳn một container riêng cho mình với giá từ 1,300 – 2,000 USD. Điều này mang lại ý nghĩa thương mại lớn nếu họ biết rằng hàng hoá sẽ cần phải được cất giữ trong thời gian dài.

Địa điểm giao hàng đặc biệt

Hầu hết các hàng hóa được vận chuyển đến các cảng dỡ hàng, địa điểm giao hàng thông dụng trên thế giới. Tuy nhiên cũng có một số hàng hóa cũng được vận chuyển đến các điểm giao hàng đặc biệt ví dụ vùng bất ổn chính trị, quốc gia nội lục (không giáp biển) chẳng hạn.

Trong trường hợp này, hãng tàu sẽ mong muốn shipper dùng SOC hơn là thuê container COC để hạn chế rủi ro không lấy container về được khi vận chuyển đến vùng bất ổn chính trị. Đối với việc vận chuyển hàng hóa đến các quốc gia nội lục, không giáp biển, thông thường hàng hóa ngoài việc vận chuyển đường biển đến cảng dỡ hàng (của quốc gia lân cận) còn phải được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt mới đến được địa điểm của các quốc gia này. Cho nên dùng SOC cũng sẽ tiết kiệm được chi phí trả container lại cho hãng tàu do phí trucking đường bộ hoặc đường sắt khi phải trả lại container. Có thể bạn chưa biết, chi phí để vận chuyển một container rỗng từ Kabul đến Karachi đắt hơn chi phí mua một container SOC.

Vậy các bạn đã hiểu SOC và COC là gì rồi nhé!

***********************

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu, khóa học Logistics của Trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê:

Certificate of Conformity (CoC) là gì trong xuất nhập khẩu là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Nhiều người cũng nhầm lẫn khái niệm này với CQ. Vậy hiểu thế nào cho đúng về CoC, vai trò và các yếu tố thể hiện trong CoC là gì? Cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

1. Certificate of Conformity (CoC) là gì trong xuất nhập khẩu

Certificate Of Conformity (Gọi tắt là CoC) với tên Tiếng Việt là "Giấy chứng nhận hợp quy" hay "Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn". Giấy chứng chỉ xác nhận rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ đã được kiểm tra và đạt các tiêu chuẩn, quy định và tiêu chuẩn an toàn của một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.

Certificate of Conformity (CoC) là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu và kiểm định sản phẩm. Đây là bằng chứng từ tổ chức có thẩm quyền hoặc cơ quan kiểm định xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa cụ thể tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định và yêu cầu an toàn của quốc gia hoặc khu vực tương ứng. CoC thường được yêu cầu trước khi sản phẩm được xuất khẩu đến một quốc gia khác, đảm bảo đáp ứng các quy định địa phương và không gây ra rủi ro cho người tiêu dùng hoặc môi trường.

2. Tầm quan trọng của CoC mang lại

Đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu, CoC là loại giấy tờ bắt buộc. CoC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế và đảm bảo rằng sản phẩm được chuyển đi hoàn toàn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn áp dụng trong quốc gia đích, giúp ngăn ngừa sự xâm phạm vào an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự tin tưởng trong thị trường toàn cầu.

Cụ thể như sau:

  • Đối với doanh nghiệp: CoC giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín, tạo ra cam kết đối với an toàn và chất lượng, nâng cao uy tín trong mắt khách hàng và đối tác. Đồng thời, CoC cũng giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra do sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn.
  • Đối với người tiêu dùng: Sản phẩm và dịch vụ được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn và chất lượng, tạo cảm giác an tâm khi sử dụng. COC là tín hiệu về chất lượng, đảm bảo trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người tiêu dùng.
  • Đối với cơ quan quản lý nhà nước: CoC giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý thị trường hiệu quả hơn. Nó đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường. COC cũng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng sản phẩm và đóng góp vào phát triển kinh tế.

3. Các yếu tố cần có trong CoC và nhóm sản phẩm cần có CoC

3.1. Các yếu tố cần có trong CoC

Các yếu tố cần có trong Certificate of Conformity (COC) bao gồm:

  • Nhận dạng và mô tả sản phẩm: Mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ. Bao gồm thông tin về loại sản phẩm, mã sản phẩm, và mô tả về tính năng cụ thể của sản phẩm.
  • Quy định an toàn: CoC phải liệt kê rõ ràng và chi tiết các quy định an toàn mà sản phẩm phải tuân thủ. Như tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn sản phẩm, yêu cầu về kiểm tra và thử nghiệm.
  • Thông tin về nhập khẩu hoặc sản xuất: cung cấp thông tin về đơn vị nhập khẩu hoặc nhà sản xuất.
  • Ngày sản xuất và nơi sản xuất: CoC phải có đầy đủ thông tin về ngày tháng năm và nơi sản xuất cụ thể của sản phẩm
  • Thông tin về thử nghiệm và kiểm tra:

Tất cả các yếu tố này cùng với chữ ký và con dấu của cơ quan cấp CoC tạo nên một tài liệu chứng minh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định cụ thể.

3.2. Nhóm sản phẩm cần có CoC

Những sản phẩm cần làm giấy chứng nhận hợp quy gồm:

  • Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ khoa học và công nghệ: đồ gia dụng, điện tử, đồ chơi…
  • Nhóm sản phẩm thực phẩm: bánh, kẹo, rượu, bia…
  • Nhóm nông nghiệp, cụ thể là thức ăn, phân bón, các loại giống cây trồng…
  • Nhóm vật liệu xây dựng: xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát..
  • Nhóm các sản phẩm phụ gia, các loại cửa sổ…
  • Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
  • Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm định hình, ống nhựa Polyvinyl clorua không hóa dẻo.
  • Nhóm sản phẩm về sơn, vật liệu chống thấm…
  • Nhóm sản phẩm về thông tin và truyền thông: điện thoại, máy tính…
  • Nhóm sản phẩm thuộc quản lý của Bộ giao thông vận tải…

4. CoC và CQ có thể thay thế cho nhau được không

Có thể thay thế giữa Certificate of Conformity (CoC) và Certificate of Quality (CQ) trong một số trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào yêu cầu của đơn vị cung cấp và chủ đầu tư, nhưng cần xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu và tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm và dự án cụ thể.

4.1. Trường hợp có thể thay thế CoC cho CQ:

  • Khách hàng cá nhân mua lẻ: Trong trường hợp khách hàng là cá nhân mua lẻ, có thể sử dụng CoC để chứng nhận sản phẩm. CoC có thể cung cấp thông tin đủ để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản.
  • Hồ sơ chứng nhận nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm: CoC có thể được sử dụng để chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm trong hồ sơ dự án hoặc thương hiệu. Điều này có thể thích hợp trong trường hợp sản phẩm không yêu cầu chứng nhận chất lượng chặt chẽ hoặc không thuộc vào các tiêu chuẩn quốc tế cụ thể.

4.2. Trường hợp không thể thay thế CoC cho CQ

  • Sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế: Đối với các sản phẩm hoặc dự án liên quan đến các tiêu chuẩn quốc tế chặt chẽ, thường yêu cầu Certificate of Quality (CQ) được cấp bởi các tổ chức có thẩm quyền cấp phép. CQ đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và được kiểm tra bởi các chuyên gia có năng lực.
  • Yêu cầu chất lượng cao: Trong những trường hợp sản phẩm hoặc dự án yêu cầu chất lượng cao và phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe, không thể thay thế bằng CoC. CQ thường đòi hỏi quá trình kiểm tra và thử nghiệm nghiêm ngặt hơn để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của sản phẩm.

Qua các thông tin ALS vừa chia sẻ, có thể thấy rằng CoC là một tài liệu rất quan trọng. Mong rằng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ được Certificate of Conformity (CoC) là gì trong xuất nhập khẩu và hiểu rõ được bản chất của nó, để không bị nhầm lẫn giữa CoC và CQ.

Quý khách có nhu cầu về dịch vụ Logistics Hàng Không, Đào tạo kiến thức Logistics hàng không, kho vận, vận tải hàng hóa, dịch vụ hải quan vui lòng liên hệ với ALS để được chuyên gia tư vấn sớm nhất.