Cuộc gọi lừa đảo tiếng anh là gì năm 2024

Từ ngày 1-4, hơn 1,67 triệu SIM đã bị các nhà mạng chặn chiều gọi đi do chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao di động theo quy định. Tuy nhiên, các cuộc gọi lừa đảo bằng chiêu trò "khóa thuê bao sau hai giờ" lại tăng mạnh.

Gọi dọa khóa SIM

Trong tháng 4, anh Chánh (TP.HCM) đã 4-5 lần nhận được cuộc gọi từ các số lạ, không có trong danh bạ điện thoại, với cùng một nội dung: "Bộ TT&TT xin thông báo: thuê bao của quý khách sẽ bị khóa sau hai giờ, để biết thêm chi tiết vui lòng nhấn phím 0".

Do đã được cảnh báo nhiều lần từ trước, anh Chánh nhận ra ngay đây là chiêu trò lừa đảo lợi dụng "sự kiện" chuẩn hóa thông tin thuê bao di động đang diễn ra rầm rộ.

"Trò gọi điện hù dọa khóa thuê bao đã diễn ra từ năm ngoái nhưng không ngờ lại bùng phát mạnh trong thời gian này, chắc là nhờ ăn theo sự kiện chuẩn hóa của các nhà mạng. Nhiều người quen của tôi cũng liên tục nhận được các cuộc gọi lừa đảo", anh Chánh cho biết.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy chiêu trò gọi điện dọa chặn liên lạc thuê bao vẫn tiếp diễn, thậm chí tần suất còn tăng lên.

Trong vài lần nhận được cuộc gọi gần đây, phóng viên Tuổi Trẻ đã thử "nhấn phím 0" để tìm hiểu vụ việc. Khi đó, cuộc gọi sẽ được chuyển tiếp đến một cá nhân (thường là đàn ông) tự xưng là bộ phận hỗ trợ xác minh thông tin thuê bao.

Người đàn ông sẽ hỏi xác nhận có đúng thuê bao đã nhận được cuộc gọi thông báo từ Bộ TT&TT hay không, rồi yêu cầu người dùng phải cung cấp các thông tin cá nhân (họ tên, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân...) để "kiểm tra trên hệ thống" xem có đúng thuê bao thuộc diện sắp bị khóa liên lạc hay không.

Nếu làm theo hướng dẫn, người dùng sẽ được dẫn dụ vào bẫy lừa đảo. Ngoài ra, nhiều chiêu trò cũ nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng như tin nhắn mạo danh thương hiệu (brandname) của các ngân hàng.

Trong cảnh báo vừa gửi đến khách hàng ngày 13-4, Techcombank cho biết lừa đảo công nghệ cao có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phổ biến nhất là "mạo danh thương hiệu thông qua các kênh viễn thông (SMS, hotline, email), mạng xã hội (Facebook, Zalo)... để tiếp cận khách hàng và đánh cắp thông tin cá nhân".

Báo cuộc gọi rác, tại sao không?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo một nhà mạng thừa nhận SIM rác dùng cho mục đích lừa đảo vẫn còn dù việc chuẩn hóa đã chặn liên lạc hơn 1 triệu SIM.

"Các SIM này đều có thông tin khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên các nhà mạng phải cho hoạt động bình thường", vị này nói và cho biết kẽ hở nằm chính ở quy định cho một thông tin cá nhân được đứng tên nhiều SIM khác nhau.

"Theo quy định pháp luật, từ SIM thứ tư trở đi, cá nhân phải ký hợp đồng với nhà mạng. Chính điều đó cho phép một cá nhân có thể ký nhiều hợp đồng và có thể sở hữu nhiều SIM. Khi chuẩn hóa thông tin thuê bao, các SIM này vẫn được hoạt động bình thường dù người sử dụng có thể là một người dùng khác", vị lãnh đạo chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người xác nhận rằng tất cả người dùng đều có thể chung tay xóa bỏ SIM "rác" dù là SIM "chính chủ".

Bởi lẽ, sau khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ SIM "rác" đã được định danh, chỉ cần người nhận cuộc gọi nhắn tin nhắn báo cuộc gọi rác đến đầu số (156) và tin nhắn rác (5656) của Bộ TT&TT là đã góp phần dẹp bớt cuộc gọi lừa đảo.

Ngoài ra, theo ông Vũ Ngọc Sơn - giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng NCS, các đối tượng lừa đảo có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng như voice bot (robot giọng nói), kết nối với modem có khả năng cắm nhiều SIM, để thực hiện các cuộc gọi tự động đến máy của người dùng rồi ăn trộm thông tin nếu người dùng thực hiện theo các yêu cầu.

"Để phòng tránh, người dùng nên chủ động kiểm tra thông tin đã chuẩn hóa hay chưa thông qua các công cụ, hướng dẫn từ nhà mạng, đặc biệt là không thực hiện theo các yêu cầu khi nghe cuộc gọi từ SIM rác", ông Sơn cảnh báo.

Nhiều cuộc gọi rác từ điện thoại cố định

Không chỉ dùng số di động, nhiều công ty, dịch vụ quảng cáo còn sử dụng số điện thoại cố định (điện thoại bàn) để thực hiện cuộc gọi rác đến người dùng.

Nội dung các cuộc gọi phổ biến nhất là mời chào đầu tư chứng khoán, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản. Hầu hết các số sử dụng cho các cuộc gọi này đều có mã vùng từ Hà Nội (024) và TP.HCM (028).

Gần đây, những cuộc gọi quốc tế nhằm mục đích lừa đảo đang ngày càng trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Hàng loạt khách hàng sử dụng mạng di động Mobifone bị đầu số quốc tế gọi điện làm phiền và còn bị trừ số tiền lớn khi nhận cuộc gọi. Bên cạnh việc lừa đảo qua đường link trên laptop và PC, lừa đảo qua điện thoại cũng đang rất phổ biến. Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh triệt để hành vi lừa đảo qua điện thoại tinh vi này nhé!

Những cuộc gọi quốc tế lừa đảo là gì?

Không chỉ lừa đảo qua những đường link được gửi mail trên laptop hay máy tính để bàn, tội phạm lừa đảo qua điện thoại đang ngày càng tăng cao với những chiêu trò tinh vi và gian xảo hơn rất nhiều. Ở Việt Nam, các đầu số nước ngoài, mà chính xác là những cuộc gọi lừa đảo có chiều hướng gia tăng đột ngột bắt đầu từ tháng 4/2016.

Tuy nhiên, vào khoảng thời gian từ 18/10 đến nay, đầu số +252 (mã viễn thông của Somali) hoạt động mạnh mẽ nhất với cách thức tinh vi hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, những cuộc gọi quốc tế lừa đảo này chủ yếu gọi nhiều vào đêm, thời điểm mà chúng ta đang say giấc và đầu óc kém tỉnh táo.Sau khi bấm nhận cuộc gọi, bạn sẽ nghe câu nói: “Scam Phone Number 252 9925 1089, Somali missed call scam number. Billed in Netherlands by T Mobile Scam. I am in Amsterdam...” và sau đó, tài khoản trong điện thoại của bạn sẽ bị trừ hết tiền ngay lập tức. Đây là một hành vi lừa đảo qua điện thoại rất phổ biến nhưng vẫn “đánh bẫy” được rất nhiều người.

Cuộc gọi lừa đảo tiếng anh là gì năm 2024

Các chủ thuê bao tại Việt Nam thường xuyên nhận được điện thoại từ đầu số +252

Người dùng Le Nhut - một trong những nạn nhân của trò lừa đảo này đã chia sẻ qua mạng xã hội rằng: "Tối ngồi với bạn lúc 23h30, thấy 3 cuộc gọi nhỡ từ Somali, sợ quá mình bỏ luôn cái sim". Người dùng Thuy Tran bình luận:"Các cuộc gọi quốc tế thường gọi từ lúc nửa đêm về sáng. Mình bắt máy thì bên kia tắt, kiểm tra tài khoản thì bị trừ rất nhiều tiền”.Nhìn chung, những cuộc gọi lừa đảo này không chỉ móc túi nhiều người một cách vô tội vạ mà còn gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị làm phiền vào nửa đêm.

Cuộc gọi lừa đảo tiếng anh là gì năm 2024

Món quà "đáng yêu" từ những kẻ lừa đảo gửi đến chị em phụ nữ ngày 20/10

Theo như điều tra sơ bộ cho biết, đây là một dạng cuộc gọi quốc tế có tính chất lừa đảo xuất phát từ Nhật có tên là Wangiri. Dạng này có 2 loại, một loại là số điện thoại dịch vụ tổng đài, loại thứ là số điện thoại ảo tạo ra bằng máy tính. Trước đây, không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác, những đầu số lạ liên tục nhá máy với những cuộc gọi từ quốc tế, dễ khiến cho nạn nhân tò mò gọi lại và sau đó là bị trừ sạch tiền trong tài khoản.Tuy nhiên, trở lại lần này cách lừa đảo qua điện thoại đang ngày trở nên mưu mô hơn. Để kéo dài cuộc gọi, khiến người nghe mất nhiều cước phí hơn, bọn chúng sẽ giả vờ phát âm tiếng anh, kêu la trong điện thoại như đang gặp nạn để thu hút sự chú ý. Người nghe càng giữ máy lâu thì bọn chúng sẽ lấy được nhiều tiền hơn. Đã có tình trạng khách hàng sử dụng gói cước trả sau bị lừa hơn 700.000 đồng cho một lần bắt máy một cuộc gọi quốc tế lừa đảo.

Cuộc gọi lừa đảo tiếng anh là gì năm 2024

Một Facebooker cảnh báo mọi người tình trạng móc túi từ các cuộc gọi đầu số Somali

Sau khi nhận được phản ánh của khách hàng về những cuộc gọi quốc tế lạ, mang tính chất là cuộc gọi lừa đảo, đại diện Mobifone Đà Nẵng đã xác nhận tình trạng trên là có thật. Ngoài ra, họ còn cho rà soát lại các thuê bao có đầu số từ các nước khu vực Châu Phi như Somali (+252), Liberia (+231), Sierra Leone (+232), Guinea (+224),...Vị đại diện này cho hay: "Thông thường, những cuộc gọi quốc tế như vậy thường được thực hiện vào trong khoảng thời gian nửa đêm đến sáng. Nhiều khách hàng thấy cuộc gọi nhỡ mà gọi lại thì bị trừ rất nhiều tiền, tuy nhiên chúng tôi khẳng định những khách hàng nhận cuộc gọi đến thì không bị trừ tiền". Bên cạnh đó, vị này cũng khẳng định thêm "Chúng tôi khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng, không nên nghe hay gọi lại những cuộc gọi quốc tế lạ, vì đây có thể là một hình thức trộm cước viễn thông quốc tế".Xem thêm những cách hacker có thể làm hại điện thoại của bạn.

Một số vụ lừa đảo qua điện thoại bạn cần cảnh giác cao

Bên cạnh việc lừa đảo qua điện thoại bằng những cuộc gọi quốc tế ảo hay cuộc gọi lừa đảo, hacker và những kẻ bất lương vẫn còn nhiều cách thức lừa đảo khác bằng điện thoại theo những cách tinh vi và có vẻ “chân thực” hơn. Để phòng tránh được những điều này, bạn cần phải nắm được dấu hiện nhận diện cơ bản của những vụ việc lừa đảo qua điện thoại.Xem thêm cách sử dụng phần mềm diệt virus để hạn chế tối đa việc thông tin cá nhân bị rò rỉ.

Lừa đảo qua điện thoại bằng cách giả mạo thân phận

Cuộc gọi lừa đảo tiếng anh là gì năm 2024

Giả mạo thân phận qua điện thoại là cách lừa đảo phổ biến

Nếu như những cuộc gọi quốc tế lừa đảo khiến cho người dân hoang mang một phần thì những cuộc gọi giả danh công an và đe dọa sẽ khiến cho người dân lo lắng hơn bội phần. Cụ thể, những kẻ lừa đảo sẽ giả danh là công an hoặc là người của viện kiểm sát và thông báo rằng người dân đang có dính dáng đến một vụ án hình sự nghiêm trọng. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu người nghe phải phải cung cấp số tài khoản và mật khẩu để “phục vụ cho quá trình điều tra”. Những người nhẹ dạ cả tin, dễ bị lo lắng sẽ nhanh chóng “sập bẫy” và trở thành nạn nhân của trò lừa lọc này. Cách lừa đảo qua điện thoại này còn có phần “cao tay” hơn việc sử dụng những cuộc gọi quốc tế. Để tránh gặp phải vấn đề này, bạn cần phải hiểu rõ một điều rằng, công an và tòa án không bao giờ triệu tập người dân chỉ bằng một cuộc gọi không rõ đầu đuôi như vậy. Nếu bạn muốn xác minh lại chính xác, hãy liên hệ ngay với công an tại phường cư trú để trình báo và làm rõ vụ việc. Đây đích thực là một chiêu lừa đảo qua điện thoại khá quen thuộc, song hành cùng chiêu thức dùng cuộc gọi quốc tế để phạm tội. Bạn có thể tham khảo thêm cách phòng tránh bị lừa đảo, hack Facebook qua điện thoại tại đây. Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, hãy tham khảo thêm cảnh báo chiêu lừa đảo lấy cắp tài khoản iCloud vô cùng tinh vi tại đây.

Cuộc gọi lừa đảo nhận quà tặng may mắn

Bên cạnh việc sử dụng cuộc gọi quốc tế và mạo danh cán bộ nhà nước, những kẻ lừa đảo còn rất biết cách đánh vào tâm lý ưa thích tặng quà của người dân để làm ra những trò bất lương. Đầu tiên, chúng sẽ giả vờ gọi điện và thông báo rằng bạn đã trúng được những món quà rất giá trị. Sau đó, chúng sẽ tiếp tục yêu cầu bạn chuyển khoản một số tiền nào đó để làm hồ sơ chi phí nhận quà. Chiêu thức lừa đảo qua điện thoại này trông lộ liễu hơn việc lừa đảo bằng cuộc gọi quốc tế rất nhiều nhưng lại có rất nhiều người dễ dàng mắc bẫy. Để tránh phải trường hợp này, bạn cần phải thực sự tỉnh táo và không được cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hay chuyển khoản cho bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào. Vì những món quà tặng đích thực sẽ không tốn của bạn bất kỳ một đồng nào. Đừng vì những thứ phù phiếm xa xôi mà để bản thân bị lừa mất một khoản tiền “xương máu” nhé! Xem thêm những trò lừa đảo qua điện thoại gây hoang mang cho người dùng.

\>>Xem thêm: Cách ghi âm cuộc gọi trên điện thoại Android, iPhone.

Kết

Thông qua bài viết này, Nguyễn Kim hy vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ thực sự biết cách bảo vệ mình trước những chiêu thức lừa đảo qua điện thoại như cuộc gọi quốc tế hay cuộc gọi lừa đảo tặng quà, mạo danh,... Để tiếp tục cập nhật thêm nhiều tin tức nóng hổi, đừng quên theo dõi blog Nguyễn Kim nhé! Nếu bạn cần được tư vấn thêm về sản phẩm và dịch vụ tại Nguyễn Kim, hãy gọi đến hotline 1800 6800 (miễn phí) hoặc ghé ngay Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim gần nhất để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Lừa đảo ai đó Tiếng Anh?

- defraud (lừa đảo): They contrived a plan to defraud the company. (Họ lập ra một kế hoạch để lừa đảo công ty.) - cheat (lừa gạt): Did you ever feel tempted to cheat someone? (Bạn đã bao giờ cảm thấy bị cám dỗ về việc lừa gạt ai đó chưa?) - trick (đánh lừa) I'd been tricked and I felt stupid.

Tội lừa đảo Tiếng Anh là gì?

FRAUD | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh-Việt - Cambridge Dictionary.

Hành vi lừa đảo thông qua mạng là gì?

Lừa đảo qua mạng (phát âm: câu cá) là một cuộc tấn công tìm cách lấy cắp tiền của bạn hoặc danh tính của bạn, bằng cách yêu cầu bạn tiết lộ thông tin cá nhân chẳng hạn như số thẻ tín dụng, thông tin ngân hàng hoặc mật khẩu trên các trang web giả mạo là hợp pháp.

Lừa đảo online Tiếng Anh là gì?

phishing là bản dịch của "lừa đảo qua mạng" thành Tiếng Anh.