Phân tích tính chất toàn diện của là gì năm 2024

                                          

Câu 5: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển? Vận dụng quan điểm toàn diện và phát triển như thế nào trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?

                      

  1. Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
                          
  • Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại củ nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác, tránh xem xét phiến diện một chiều.
                          
  • Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong nhận thức, nguyên tắc toàn diện là yêu cầu tất yếu của phương pháp tiếp cận khoa học, cho phép tính đến mọi khả năng của vận động, phát triển có thể có của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu, nghĩa là cần xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối quan hệ của chúng.
  • Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng.
  • Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều; đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngữ nguỵ biện.
  1. Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và nhận thức
                          
  • Nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của hoạt động nhận thức thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chựng duy vật. Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là trường hợp đặc biệt của sự đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn, phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới.
                          
  • Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những biến đổi của sự vật, hiện tượng.
  • Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau.
  • Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ ...Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ.
  • Vận dụng nguyên tắc phát triển vào việc nhận thức về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Nội dung chính của quan điểm toàn diện

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.

Ví dụ, khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó...

- Nội dung chính của quan điểm phát triển

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không ngừng phát triển của nó. Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó.

Ví dụ, C. Mác đã đứng trên quan điểm phát triển đế phân tích sự phát triển của xã hội loài người qua các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội hoặc ông đã đứng trên quan điểm đó để phân tích lịch sử phát triển của các hình thái giá trị: từ hình thái trao đổi ngẫu nhiên đến hình thái cao nhất của nó là hình thái tiền tệ,...

- Nội dung chính của quan điểm lịch sử cụ thể

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật

trong các mối quan hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.

Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện và phát triển cần phải luôn luôn gắn với quan điểm lịch sử cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác được sự vật và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.