Đánh giá các mở bài nghị luận văn học hay

Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy, … đã khẳng định: …

Mở bài 2

“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.

Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Nói như …:

2. Chức năng giáo dục của văn học

Mở bài 1

Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió; như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh giá vĩnh cửu của mùa đông, văn học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị đẩy vào cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như …:

Mở bài 2

Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như …:

3. Giá trị thẩm mĩ của văn học

Mở bài 1

Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay áng mây buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu, cũng là đạo đức của văn chương. Chính vì vậy, … đã khẳng định:

Mở bài 2

Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp trong từng trang thơ. Nói như …:

4. Tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Mở bài 1

Ai đó đã nó rằng hoa hồng ở lại giữa đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan. Loài chim sơn ca ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc chúng ta nỗi băn khoăn: Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu riêng của mình?

Mở bài 2

Có ai đó đã từng ví, mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra một giọng hát, một hương thơm của riêng mình. Nói như …:

Mở bài 3

Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Nói như…:


Xem thêm:

Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/

Mở bài quá dài dễ gây mất cân đối với bài văn, còn nếu mở bài quá ngắn sẽ không diễn đạt được hết ý. Một mở bài hay là mở bài ngắn gọn, súc tích, nêu rõ được nội dung vấn đề và đảm bảo tính sáng tạo.

Vậy mở bài văn nghị luận sao để đáp ứng được những tiêu chí trên; Mở bài sao cho đúng; sao để gây ấn tượng. Các em hãy cùng tham khảo 5 cách mở bài dưới đây:

Xem thêm:

Mở bài văn nghị luận theo lối đối lập

Mở bài theo lối đối lập tức là các em nêu một vấn đề đối lập, từ đó làm thế bắc cầu để nêu lên vấn đề mà mình cần phân tích. Từ ví dụ dưới đây, các em có thể lên dàn ý bài văn nghị luận theo lối đối lập:

“Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/nhà thơ…”

Đánh giá các mở bài nghị luận văn học hay
Mở bài theo kiểu đối lập áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm.

Theo lối đối lập này, các em có thể áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ với các tác phẩm như: Vợ nhặt; Chiếc thuyền ngoài xa; Vợ chồng A – Phủ…

Mở bài văn nghị luận theo lối quy nạp

Nhiệm vụ của mở bài đó là nêu nội dung vấn đề để phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn cách mở bài theo lối quy nạp, các em có thể triển khai theo mở bài mẫu dưới đây:

“Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực. … của nhà văn/ nhà thơ… là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy”.

Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.

Mở bài văn nghị luận theo cách gián tiếp

Đây là cách mở bài đi từ xa tới gần, các em nêu các ý liên quan tới vấn đề. Sau đó, đề cập đến vấn đề cần phân tích. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội phần mở bài theo cách gián tiếp, cụ thể như sau:

“Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ… lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật… trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc”.

Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.

Đánh giá các mở bài nghị luận văn học hay
Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.

Mở bài văn nghị luận theo lối tương liên

Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.

“Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…”

Và nhân vật… được phác họa như….”

Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

Mở bài văn nghị luận theo cách trực tiếp

Rất rõ ràng, mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là các em đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời”.

Đánh giá các mở bài nghị luận văn học hay
Mở bài theo cách trực tiếp là đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết.

Bài viết cùng chuyên mục:

Để đạt được điểm tối đa trong bài văn nghị luận 6 điểm; ngoài mở bài ấn tượng các em cần phải lên dàn ý chi tiết với thân bài phân tích nội dung vấn đề; phần kết bài tổng kết được nội dung vấn đề. Bài viết cần phân tích đủ ý; đảm bảo tính sáng tạo; lôi cuốn người đọc. Và để làm tốt điều này; các em nên tham khảo thêm thật nhiều bài viết để biết cách triển khai cấu trúc và dàn ý.

Các em hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo: