Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

SAN và NAS là 2 giải pháp lưu trữ riêng biệt và được đánh giá cao nhất hiện nay. Cả 2 giúp người dùng giải quyết được các vấn đề lưu trữ nan giải giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 hệ thống lưu trữ San và Nas nhé.

1. Định nghĩa SAN và NAS

1.1 SAN là gì?

Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

NAS là một thiết bị lưu trữ dữ liệu cấp file được gắn vào mạng TCP/IP, thường là Ethernet. Nó thường sử dụng các giao thức NFS hoặc CIFS, mặc dù chúng cũng có thể chạy trên các giao thức khác, chẳng hạn như HTTP.

1.2 NAS là gì?

Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

SAN là một mạng hiệu suất cao dành riêng cho hệ thống lưu trữ theo block hợp nhất. Hệ thống mạng tốc độ cao kết nối các thiết bị lưu trữ, thiết bị chuyển mạch và máy chủ lưu trữ. Hệ thống SAN doanh nghiệp cao cấp giúp để đạt hiệu suất cao hơn và sử dụng hiệu quả các tài nguyên.

2. Sự khác nhau giữa 2 hệ thống lưu trữ San và Nas

Sự khác nhau giữa 2 hệ thống lưu trữ San và Nas được thể hiện qua các yếu tố sau đây:

2.1 Kết cấu mạng

+ NAS sử dụng mạng TCP/IP, phổ biến nhất là Ethernet.

+ SAN truyền thống thường chạy trên các mạng quang (FC) tốc độ cao

2.2 Xử lý dữ liệu

Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

+ NAS xử lý dữ liệu dựa trên file và SAN xử lý dữ liệu dựa trên khối. NAS có thể hoạt động với namespace toàn cục

+ SAN thì có quyền truy cập vào một File System chuyên dụng cho SAN.

2.3 Giao thức

+ NAS kết nối trực tiếp với mạng Ethernet thông qua cáp mạng vào bộ chuyển mạch Ethernet. NAS có thể sử dụng một số giao thức để kết nối với các máy chủ bao gồm NFS, SMB / CIFS và HTTP.

+ SAN sử dung giao thức SCSI. Mạng được hình thành bằng cách sử dụng các loại kết nối SAS / SATA hoặc map các layer sang các giao thức khác

2.4 Hiệu suất

+ NAS thường có thông lượng thấp hơn và độ trễ cao hơn do lớp hệ thống file chậm hơn, nhưng các mạng tốc độ cao có thể bù đắp cho tổn thất hiệu năng trong NAS.

+ SAN là những thiết bị có hiệu suất cao hơn cho các môi trường cần lưu lượng tốc độ cao như cơ sở dữ liệu giao dịch và các website thương mại điện tử. Các công nghệ như FC hoặc NVMe giúp hóa giải các yêu cầu đó một cách hiệu quả.

2.5 Khả năng mở rộng

+ Các thiết bị NAS thông thường không có khả năng mở rộng cao, nhưng các hệ thống NAS cao cấp có quy mô đến petabyte bằng cách sử dụng các cụm

+ SAN nhờ khả năng mở rộng là một động lực chính để mua hệ thống SAN. Kiến trúc mạng của nó cho phép quản trị viên mở rộng hiệu suất và dung lượng trong các cấu hình

2.6 Giá cả

+ NAS cao cấp sẽ có giá cao hơn SAN nhưng nhìn chung NAS ít tốn kém hơn để đầu tư và bảo trì.

+ SAN phức tạp hơn để quản lý với FC SAN nằm trên phần chóp của sự phức tạp. Một nguyên tắc nhỏ là chi phí bảo trì hàng năm gấp từ 10 đến 20 lần chi phí mua thiết bị. Các thiết bị SAN cấp doanh nghiệp cũng có thể có thêm các tính năng về bảo mật với chí phí trang bị và bảo trì rất cao.

Trên đây là bài viết chia sẻ về sự khác nhau giữa 2 hệ thống lưu trữ San và Nas mà bạn nên biết. Mong rằng với những phút chia sẻ trên đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: https://saothien.com/ nhé. Đây là cơ sở phân phối hệ thống báo cháy lưu trữ SAN và NAS của Infotrend hàng đầu hiện nay. Tại đây có rất nhiều hệ thống chữa cháy địa chỉ như: FC721, FC722, FC724, FC726,…cho bạn lựa chọn.

SAN và NAS là 2 giải pháp lưu trữ riêng biệt cho một nhóm người dùng. Nhưng đây cũng là điểm chung duy nhất khi mà cả hai công nghệ này sử dụng kỹ thuật khác nhau để giải quyết bài toán lưu trữ nan giải này.

Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

SAN và NAS là 2 giải pháp lưu trữ riêng biệt cho một nhóm người dùng

Tìm hiểu về SAN

SAN (Storage Area Network) là một tập hợp nhiều máy chủ và thiết bị được kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác nhau. Nó cung cấp khả năng lưu trữ theo khối (block) cho hiệu suất cao ngay cả khi đột ngột có một số lượng lớn khách hàng truy cập nội dung tại cùng 1 thời điểm.

SAN sử dụng kênh cáp quang tốc độ cao để truy cập dữ liệu, nhờ đó loại bỏ các giới hạn của giao thức TCP/IP và mạng LAN.

Mạng SAN gồm hai cấp. Tầng đầu tiên được sử dụng cho những câu lệnh kết nối và kiểm tra trạng thái của việc kết nối cũng như vận chuyển, trong khi tầng thứ hai, có các phần hỗ trợ cho các dịch vụ giá trị gia tăng.

Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

SAN là một tập hợp nhiều máy chủ, thiết bị kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác

Ưu điểm của SAN

Với thế mạnh là công nghệ mới, SAN có rất nhiều ưu điểm như:

  • Phù hợp với các tập đoàn lớn có quy mô nhân sự và dữ liệu lưu trữ nhiều
  • Tốc độ cực kỳ nhanh do sử dụng kênh cáp quang để trao đổi thông tin
  • Hiệu suất cao, đáp ứng cả file dung lượng lớn
  • Là mạng lưu trữ riêng biệt sẽ giảm áp lực cho mạng LAN
  • Khả năng mở rộng cao, linh hoạt
  • Có thể phân quyền truy cập theo block

Nhược điểm của SAN

Tuy nhiên, SAN vẫn còn nhiều thiếu sót:

  • Chi phí triển khai lớn
  • Cần bộ phận bảo trì riêng biệt
  • Phù hợp cho tập đoàn lớn

Tìm hiểu về NAS

NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng được kết nối với mạng và cho phép lưu trữ theo tệp. Các tệp trong NAS được lưu trữ trong một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ hoặc bằng RAID. NAS sử dụng chủ yếu giao thức CIFS hoặc NFS để giao tiếp, mặc dù cũng hỗ trợ HTTP.

Bản thân NAS cũng là một node mạng, có địa chỉ IP riêng và kết nối với các thiết bị khác trong cùng mạng. Với đặc tính đó, NAS giúp tăng cường sự cộng tác, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ nhiều vị trí khác nhau, kiểm soát truy cập tốt và tăng yếu tố bảo mật dữ liệu.

NAS hoạt động như một thư mục được chia sẻ và người dùng truy cập nội dung của nó giống như bất kỳ tệp nào khác trên mạng. Tuy nhiên, NAS sử dụng mạng LAN để liên lạc, vì vậy nếu mạng LAN gặp sự cố, NAS sẽ ngừng hoạt động.

Hệ thống lưu trữ san nas là gì năm 2024

Wikimedia/TechgenixNAS là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng được kết nối với mạng

Ưu điểm của NAS

Một số ưu thế của NAS có thể kể đến như:

  • Dễ dàng thiết lập
  • Phù hợp với quy mô văn phòng hoặc doanh nghiệp nhỏ
  • Không tốn kém
  • Dễ dàng sao lưu tự động lên cloud hoặc thiết bị lưu trữ tại chỗ
  • Tính sẵn sàng và dự phòng dữ liệu cao

Nhược điểm của NAS

Song song với đó, NAS vẫn tồn đọng một vài nhược điểm:

  • Không có khả năng tự mở rộng nên khi lượng người dùng tăng sẽ cần phải nâng cấp máy chủ
  • Sử dụng công nghệ Ethernet nên tồn tại độ trễ hoặc sự cố mất gói tin (packet)
  • Khi cần chuyển các tệp lớn hoặc video, tốc độ của NAS không đủ để đáp ứng

Để hiểu rõ hơn về hai công nghệ này, chúng ta cùng đối sánh chi tiết

Đặc tính

NAS

SAN

Cấu trúc

TCP/IP và Ethernet

Cáp quang tốc độ cao

Quy mô

Cá nhân/gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp quy mô lớn

Chi phí

Không tốn kém để thiết lập và duy trì

Khá tốn kém khi thiết lập và duy trì

Truy cập dữ liệu

Dựa trên tệp (file)

Dựa trên khối (Block)

Tốc độ

Phụ thuộc vào Ethernet (dao động từ 100MB đến 1GB/s)

Sử dụng kênh cáp tốc độ cao (2GB - 128GB/s)

Giao thức

CIFS, NFS, HTTP và SMB

SCSI hoặc iSCSI ánh xạ qua TCP/IP

Khả năng

mở rộng

Các NAS cấp thấp không thể mở rộng

NAS cấp cao hơn có thể mở rộng

Dễ dàng khi hiệu suất truy cập tăng cao

Ảo hóa

Không

Thay đổi cấu hình theo yêu cầu

Không

Khả năng chịu lỗi

Thấp vì phụ thuộc nhiều vào mạng LAN

Cao

Sự cố mạng

Rất dễ bị ảnh hưởng nếu mạng LAN gặp lỗi

Không dễ bị ảnh hưởng vì nó sử dụng một mạng chuyên dụng

Các tệp dữ liệu phù hợp

Tài liệu và các tệp có kích thước nhỏ

Các tệp lớn và yêu cầu thời gian load nhanh như video

Khi nào nên sử dụng SAN và NAS?

Giờ đây, chúng ta đã hiểu được sự khác biệt giữa SAN và NAS nhưng khi nào dùng và nên dùng ở đâu? Câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Khi dùng NAS, mục tiêu chính là hợp nhất và chia sẻ tệp dữ liệu; còn SAN cho khả năng mở rộng linh hoạt và bảo mật dữ liệu cao. Có thể xem xét một vài tình huống cụ thể để đánh giá tính hữu dụng của mỗi loại.

Chỉ cần lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Đối với NAS, bạn có thể hợp nhất các dữ liệu và cho phép người dùng dễ dàng truy cập chúng. Công nghệ này cũng khá đơn giản, dễ dàng quản lý, có chi phí thấp và tiết kiệm.

Đối với trang thương mại điện tử

SAN sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thương mại điện tử có lượng giao dịch lớn và yêu cầu xử lý I/O đặc biệt cao và độ trễ thấp. Hoặc các doanh nghiệp vận hành website có lưu lượng truy cập cao cũng cần SAN.

Khi cần chỉnh sửa video

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực chỉnh sửa và chia sẻ nội dung video thì SAN là lựa chọn tốt nhất vì nó có độ trễ thấp và tốc độ truyền dữ liệu cao.

Sao lưu và lưu trữ

NAS là giải pháp lưu trữ và sao lưu không quá tốn kém và dễ quản lý.

Ảo hóa

SAN phù hợp với các nhu cầu cần hiệu suất cao, ảo hóa quy mô lớn bởi nó hỗ trợ xử lý động và nhiều luồng I/O cho máy ảo.

Kết hợp SAN vs NAS

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể cài đặt cả hai hệ thống để đáp ứng các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ, bạn cần NAS để lưu trữ và truy cập tệp, còn SAN để ảo hóa hoặc cho các trường hợp sử dụng khác. Từ đó sẽ tận dụng được lợi thế của mỗi loại.

Tích hợp cả NAS và SAN để tạo ra một bộ lưu trữ hợp nhất. Bộ nhớ này sử dụng nhiều giao thức như NFS, SMB, kênh sợi quang và SCSI để đảm bảo tính linh hoạt cao, khả năng mở rộng và khả năng thích ứng. Bằng cách này, cùng một bộ nhớ vật lý có thể phân bổ cho cả SAN hoặc NAS tùy theo yêu cầu sử dụng.

Tham khảo Techgenx.com

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.