Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Triển khai chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần củ

Trong 2 ngày (22, 23/7), tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với UNICEF Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2022-2025 và Tập huấn thực hiện bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh tham dự hội nghị.

Hội nghị là bước để triển khai 5 nhóm nhiệm vụ của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ban hành ngày 02/10/2021, với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2022-2025; kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh của ngành Giáo dục giai đoạn 2022-2026; các nhiệm vụ trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh: bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, sức khỏe tâm thần, nước sạch vệ sinh môi trường trong trường học và cùng chia sẻ kế hoạch triển khai, những khó khăn, thuận lợi và các mô hình triển khai công tác chăm sóc sức khỏe giữa các địa phương.

Các chuyên gia quản lý, chuyên gia giáo dục, chuyên gia về sức khỏe trong nước và quốc tế đã trình bày các tham luận, chỉ ra tầm quan trọng của việc chăm lo sức khỏe cho trẻ em nói chung và sức khỏe học đường nói riêng. Bà Lê Anh Lan, Quyền trưởng Chương trình Giáo dục của UNICEF Việt Nam nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc chăm lo khỏe tâm thần cho trẻ em, nhất là trẻ em ở tuổi vị thành niên. Trong đó, nhà trường có vai trò hết sức quan trọng để có thể kịp thời phát hiện và giúp đỡ các em khỏi những rắc rối do sức khỏe tâm thần mang đế.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của thế hệ trẻ. Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, sức khỏe của học sinh hôm nay chính là sức khỏe của dân tộc ta mai sau. Bên cạnh sự quan tâm về giáo dục, học sinh cần được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật hay gặp và các bệnh do chính yếu tố học đường gây nên.

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Mặc dù thời gian qua mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất đã được tăng cường, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Để triển khai hiệu quả chương trình, Thứ trưởng đề nghị các địa phương rà soát 20 tiêu chí trong 5 nhóm tiêu chí của nội dung chương trình, từ đó có các giải pháp chi tiết, cụ thể cho địa phương mình.

Để thực hiện thành công chương trình phải quan tâm, huy động nguồn lực xã hội hóa. Đồng thời, các địa phương cũng phải linh hoạt, tích hợp các chương trình mục tiêu, các đề án, dự án khác sao cho đạt mục tiêu đặt ra của Quyết định số 1600/QĐ-TTg. Cần có kế hoạch cụ thể để ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quản lý sức khỏe học sinh.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh, để thực hiện chương trình này, ở Trung ương đã có sự phối hợp của 9 bộ, ngành. Điều này đồng nghĩa với việc ở địa phương cũng phải có sự bắt tay của 9 sở, ngành. Tuy nhiên, phải phân công rõ đầu mối và thể hiện được vai trò tham mưu của từng sở, ngành để triển khai thực hiện. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương cũng phải phát huy để cùng xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thành công Chương trình Sức khỏe học đường, qua đó giúp cho học sinh Việt Nam ngày càng phát triển đầy đủ cả về đức - trí - thể - mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

phát triển toàn diện, dinh dưỡng hợp lý, giáo dục mầm non, giáo dục sức khỏe

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2022 2025

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh (gọi chung là học sinh) trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt (gọi chung là trường học) nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. 

Theo đó, Kế hoạch đặt ra các chỉ tiêu trong trường học như sau:

1. Về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh:

- 90% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định;

- 100% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định;

- 85% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định;

- 70% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh;

- 100% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định;

- 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh; trong đó 85% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 85% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh;

- 80% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn; 100% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux); 85% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật.

2. Về công tác Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao:

- 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao;

- 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định;

- 100% trường học tổ chức thi đấu theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao;

- 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đối với các trường học phổ thông). Phấn đấu 80% giáo viên kiêm nhiệm dạy môn giáo dục thể chất các trường mầm non, tiểu học được tập huấn, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ theo quy định.

3. Về tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý:

- 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa;

- 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căn tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 90% trường học ở khu vực thành thị và 70% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm;

- 70% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.

4. Về tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường:

- 100% trường học được tuyên truyền giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn;

- 70% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi;

- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.

5. Về ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh:

- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh;

- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với các trường học có tổ chức bữa ăn học đường);

- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu trên, Kế hoạch đề ra 7 nhóm giải pháp thực hiện đó là, (1) Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học; (2) Tăng cường và nâng chất lượng nguồn nhân lực; (3) Đổi mới công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học; (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo; (5) Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội; (6) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phối hợp liên ngành, tăng cường trách nhiệm triển khai; (7) Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế.

Sở Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; ban hành kế hoạch, lộ trình cụ thể cho giai đoạn và hằng năm; triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp để đạt các mục tiêu cụ thể của kế hoạch tại các cơ sở trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với các chương trình, đề án khác liên quan đã được phê duyệt.

Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh trường học; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, y tế cơ sở về các vấn đề liên quan đến sức khỏe học đường; xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường.

(Nguồn: Kế hoạch số 59/KH-UBND)