Kỷ luật nghiêm minh tự giác là gì năm 2024

Xây dựng nếp sống kỷ luật, tự giác, nghiêm minh

Nét nổi bật trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh thời gian qua là luôn chú ý nâng cao xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, coi đây là điểm đột phá để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua” và “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm. Vì vậy kỷ luật phải nghiêm minh”. Thấm nhuần lời dạy sâu sắc của Người, trong sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay, việc xây dựng nếp sống kỷ luật tự giác, nghiêm minh cho cán bộ, chiến sĩ là vấn đề hết sức quan trọng.

Cán bộ khung huấn luyện luôn sâu sát, gần gũi để hướng dẫn tân binh thực hiện nghiêm các nội quy, quy định, chế độ, nền nếp trong ngày, trong tuần. Ảnh: X.N

Đại tá Đỗ Xuân Hùng - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết: Kỷ luật tự giác, nghiêm minh; gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội là một trong những đặc trưng cơ bản của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ được khái quát trong Nghị quyết số 847 ngày 28.12.2021 của Quân ủy Trung ương. Trên cơ sở đó, lãnh đạo và chỉ huy các cấp trong LLVT tỉnh luôn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, tăng cường quản lý kỷ luật, xây dựng đơn vị có nền nếp chính quy, nên hạn chế được tình hình vi phạm kỷ luật, nhất là kỷ luật nghiêm trọng.

Kỷ luật tự giác, nghiêm minh là được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân; trong chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; trong chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Đơn cử như trong công tác huấn luyện chiến sĩ mới hiện nay, đội ngũ cán bộ luôn gương mẫu, gần gũi động viên, hướng dẫn chiến sĩ mới trong học tập, huấn luyện, sinh hoạt và quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, tinh thần.

Với các tân binh, chưa đầy một tháng trong môi trường quân ngũ nhưng đã nhanh chóng bắt nhịp và hòa nhập tốt với môi trường quân đội. Tân binh Đinh Văn Nhớt (21 tuổi, quê xã Canh Liên, huyện Vân Canh) cho hay: “Đến giờ các nội quy, quy định, các chế độ, nền nếp trong ngày, trong tuần chúng tôi đã thuộc làu và nghiêm túc thực hiện. Việc tự giác thực hiện từng việc nhỏ giúp tôi rèn được tính cẩn thận, ngăn nắp, ý thức kỷ luật”.

Để xây dựng LLVT chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi từng cơ quan, đơn vị càng phải tăng cường xây dựng chính quy, nâng cao ý thức kỷ luật. Đó không chỉ là hành động, trách nhiệm mà còn là nét văn hóa của mỗi cán bộ, chiến sĩ và tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của V.I.Lê-nin về công tác xây dựng Đảng nói chung và về công tác kiểm tra, kiểm soát, kỷ luật đảng nói riêng. Lý luận về kiểm tra, kỷ luật đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, được Đảng ta vận dụng có hiệu quả trong suốt quá trình cách mạng.

Kỷ luật nghiêm minh tự giác là gì năm 2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo vấn đề kiểm tra, kỷ luật trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chỉ rõ: “Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”[1]. Trong quá trình cách mạng, Đảng động viên toàn bộ lực lượng, thông qua tổ chức, thực hiện đường lối, chủ trương mà Đảng đã đề ra.

Trong công tác kiểm tra thì chủ yếu là kiểm tra cán bộ thực hiện Điều lệ Đảng và nghị quyết của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Mục đích lựa chọn cán bộ là dùng nhân tài cần phải hợp lý, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn”, và cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Mà muốn biết sự động viên và thực hành ấy đã đến mức nào, thì phải có kiểm tra”[2].

Hồ Chí Minh cho rằng, nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như chúng ta đã có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm.

Kiểm tra bao giờ cũng đi liền với kỷ luật trong Đảng. Hồ Chí Minh coi: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên”[3]. Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Kỷ luật của Đảng là “kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”[4]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên càng có công thì càng phải khiêm tốn, không được “tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật”[5]. Người yêu cầu đảng viên chẳng những phải giữ gìn kỷ luật của Đảng mà còn “phải giữ gìn kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân dân”; họ “tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất thì làm”[6]. Các đảng viên, cán bộ đó “không biết kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể, nhân dân và Đảng cũng là một”[7].

Theo Hồ Chí Minh, đối với mọi đảng viên cộng sản, khi nào và ở đâu cũng phải chịu sự phân công, quản lý của tổ chức đảng, phải hành động theo phạm vi kỷ luật của tổ chức, phải báo cáo, phải chấp hành nghị quyết, chỉ thị một cách nghiêm túc, đúng đắn, sáng tạo.

Hồ Chí Minh yêu cầu những đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu và nếu mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, không được châm chước, bao che cho nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp luật. Củng cố và tăng cường kỷ luật đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mọi đảng viên và mọi tổ chức đảng. Tăng cường kỷ luật đảng không phải là để kỷ luật cho nhiều đảng viên, mà chủ yếu là để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc lịch sử và dành những lời đầu tiên cho Đảng: “Trước hết nói về Đảng... Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Theo Người, tự phê bình và phê bình là phản ánh trung thực tinh thần dân chủ và sức chiến đấu của Đảng. Bởi vì: “...một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chân chính”[8].

Kỷ luật tự giác có nghĩa là gì?

Khái niệm về kỷ luật tự giác: Kỷ luật tự giác là một nguyên tắc hoặc tinh thần tự nguyện mà người lao động tuân thủ mà không cần phải bị ép buộc bởi các quy định và quy trình chính thức.

Kỷ luật của quân đội là gì?

Kỷ luật là hệ thống những nguyên tắc, quy định, được cụ thể hóa thành điều lệnh, điều lệ của quân đội, hoạt động theo khuôn khổ của Nhà nước và đảm bảo cho các hoạt động của quân đội được thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả.

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là một khái niệm dùng để chỉ sự tuân theo các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, hoặc hệ thống giá trị được thiết lập. Kỷ luật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cá nhân, cũng như trong việc xây dựng và duy trì một tổ chức hiệu quả.

Kỷ luật cá nhân là gì?

Kỷ luật cá nhân: Đây là khả năng kiểm soát và tự chủ về hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Kỷ luật cá nhân giúp con người phát triển những thói quen tốt, tập trung vào mục tiêu và đạt được thành công cao hơn trong cuộc sống.