Kỳ thị LGBT ở Việt Nam

Ngày 2/8, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố một báo cáo toàn diện lần đầu tiên về môi trường pháp lý và xã hội mà người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) và các tổ chức xã hội dân dự hoạt động vì quyền của người LGBT tại Việt Nam đang phải đối mặt. Buổi công bố báo cáo được tổ chức trùng với lễ hội thường niên Viet Pride lần thứ ba đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 1 đến 3 tháng 8 với chủ đề ‘Tay trong tay’.

“Báo cáo này khuyến nghị cần có những thay đổi về thái độ, hành động và khuôn khổ pháp lý để đảm bảo rằng tất cả mọi người được đối xử bình đẳng bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ”, ông Randolph Flay, quyền Giám đốc USAID tại Việt Nam phát biểu tại buổi công bố báo cáo.

Báo cáo ‘Là người LGBT tại châu Á: Báo cáo Quốc gia Việt Nam’ cho thấy mặt dù cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã lớn mạnh trong những năm gần đây, người LGBT vẫn gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử đáng kể trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, việc làm, chăm sóc y tế, truyền thông và trong gia đình. Báo cáo này đưa ra những khuyến nghị cho nhiều bên liên quan khác nhau về các giải pháp giúp thúc đẩy để Việt Nam trở thành một quốc gia hòa nhập hơn cho mọi thành phần.

Ngoài việc điểm lại những bước phát triển gần đây cũng như đề xuất các giải pháp quan trọng giúp cải thiện quyền của người LGBT, báo cáo này cũng xem xét nhu cầu về phát triển tổ chức và đào tạo cho các tổ chức hoạt động vì người LGBT và các bên có liên quan khác. “Việc đầu tư nâng cao khả năng kỹ thuật và giúp phong trào LGBT lớn mạnh hơn cần phải được duy trì và tăng cường trong những năm tới để hỗ trợ và vận động một cách hiệu quả cho quyền được tự do và bình đẳng”, Giám đốc quốc gia của UNDP Louise Chamberlain cho biết. “Hiến pháp của Việt Nam được sửa đổi năm ngoái đã khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử, một nguyên tắc giúp thúc đẩy bảo vệ pháp lý đối với quyền của người LGBT trong những năm tới. Do vậy, công tác vận động có vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức của xã hội về môi trường của cộng đồng người LGBT và đề cao quyền của họ trong mọi lĩnh vực của xã hội, dù là trong gia đình, ở nơi làm việc hay trong các dịch vụ xã hội”.

Báo cáo này là một phần của nghiên cứu “Là người LGBT tại châu Á” do USAID và UNDP thực hiện cùng với các tổ chức của người LGBT và các nhà lãnh đạo cộng đồng để tìm hiểu những thách thức mà người LGBT tại châu Á đang phải đối mặt. Truy cập vào đây để xem bản tiếng Anh hoặc vào đây để xem bản tiếng Việt của báo cáo này.

Thông qua các nỗ lực hỗ trợ phát triển có sự tham gia của mọi thành phần, mục tiêu của USAID là tất cả mọi người, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ, được trao quyền một cách bình đẳng để có thể có cuộc sống tốt hơn cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng của họ. Tháng 7/2014, USAID công bố Tầm nhìn Hành động LGBT trong đó đưa ra các nguyên tắc cốt lõi để tăng cường sự hòa nhập của người LGBT, bao gồm xây dựng quan hệ đối tác, mở rộng đối thoại, hỗ trợ các cộng đồng và giải quyết các rào cản đối với sinh kế và chăm sóc sức khỏe. Truy cập vào đây để xem chi tiết về Tầm nhìn Hành động này.

Trong những năm gần đây, ta dễ dàng nhận ra sự bùng nổ của những chương trình, nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT trên các trang mạng xã hội. Thật hạnh phúc khi ngày càng nhiều người yêu thương, ủng hộ và đấu tranh cho quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT đến thế. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn tồn tại những ánh nhìn kỳ thị đồng tính vô tình lẫn cố tình, những định kiến bảo thủ đến đau xót khó tin… Đừng chần chờ chi nữa, hãy cùng Vietnam Youth Alliance khám phá về hành vi kỳ thị đồng tính (homophobic) ngay sau đây nhé!

Lưu ý: Nội dung bài viết chứa ngôn từ nhạy cảm và có thể gây khó chịu.

Mục lục

  • Sự kỳ thị đồng tính (Homophobia) là gì?
  • Kỳ thị đồng tính có vô hại và vô tội?
  • Biểu hiện của sự kỳ thị đồng tính
    • Có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính
    • Sử dụng từ ngữ kỳ thị
    • Hành vi kỳ thị người đồng tính
  • Giải đáp các định kiến thường thấy
    • Người đồng tính có hành vi, ngoại hình đặc trưng
    • Trải nghiệm tình dục quyết định tính dục
    • Xu hướng tính dục là lựa chọn
    • Đồng tính là làm màu
    • Hoàn cảnh sống dẫn đến xu hướng đồng tính
    • Đồng tính có thể được chữa khỏi
    • ‘Bẻ thẳng thành cong’
    • Đồng tính là hiểm họa
    • Đồng tính là tâm thần
    • Đồng tính là bỏ lỡ hôn nhân
  • Tài liệu tham khảo

Sự kỳ thị đồng tính (Homophobia) là gì?

Kỳ thị LGBT ở Việt Nam
Nguồn ảnh: North Texas Daily

Sự kỳ thị đồng tính (homophobia) là sự sợ hãi, căm ghét, hoặc nghi ngờ hành vi đồng tính đến vô lý.

Kỳ thị đồng tính (homophobic) biểu hiện qua thái độ tiêu cực, ác cảm, định kiến đối với đồng tính. Những người kỳ thị đồng tính thường tấn công cộng đồng LGBT vì sự khác biệt về tính dục. Thậm chí, định kiến kỳ thị này có thể dẫn đến việc người đồng tính bị bắt nạt, lạm dụng một cách bạo lực.

Bên cạnh đó, sự kỳ thị đồng tính thường bắt nguồn từ những nỗi sợ và hiểu lầm vô lý. Những nguyên nhân này có thể gồm đức tin tôn giáo hoặc sự ác cảm với đồng tính.

Kỳ thị đồng tính có vô hại và vô tội?

Kỳ thị đồng tính có thể trở thành một nỗi ám ảnh với những người thuộc cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, sự tiêu cực này còn làm tăng tần suất bạo lực nhắm đến người trẻ LGBT, đặc biệt là học sinh. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn lẫn cuộc sống của cộng đồng người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung.

Kỳ thị đồng tính dẫn đến sự xa cách trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Thậm chí, nó có thể dẫn đến sự chối bỏ, phân biệt, hay tệ hơn là bạo lực. Sự kỳ thị đồng tính có thể:

  • Đe dọa sự tính mạng của người đồng tính do họ bị đánh đập, xâm hại;
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ;
  • Đẩy người đồng tính đến việc lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục không an toàn hay tự tử;
  • Rủi ro nhiễm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao do tâm lý dễ từ bỏ trong việc duy trì một mối quan hệ đồng giới; 
  • Hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; 
  • Phúc lợi xã hội bị ảnh hưởng;
  • Ảnh hưởng đến công việc và học tập của người khác;
  • Khiến ai đó mất việc hoặc muốn bỏ học lâu dài;
  • Việc công khai xu hướng tính dục trở nên khó khăn hơn;
  • Quyền của cộng đồng người đồng tính và LGBT bị tổn hại.

Đọc thêm: Khi nào nên công khai tính dục?

Biểu hiện của sự kỳ thị đồng tính

Kỳ thị LGBT ở Việt Nam
Nguồn ảnh: freepik

Ngoài một số hành vi thể hiện rõ sự kỳ thị đồng tính, gồm bắt nạt, chọc ghẹo, quấy rối, cưỡng bức thể chất người đồng tính, một số hành vi lại không rõ ràng như vậy. Thậm chí, một số người ủng hộ cộng đồng LGBT đôi khi cũng vô thức có những hành vi kỳ thị. 

Hành vi kỳ thị có thể xảy ra ngay từ trong nhận thức mà không cần phải thể hiện qua hành động. Chúng có thể là việc có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính hay việc dùng những từ xúc phạm cộng đồng một cách vô thức vì cho rằng chúng vô hại, hài hước.

Sau đây là các hành vi mang tính kỳ thị đồng tính thường gặp:

Có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính

  • Không thừa nhận rằng kỳ thị đồng tính có tồn tại;
  • Cho rằng kỳ thị đồng tính không phải là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng LGBT;
  • Không chống lại hành vi kỳ thị đồng tính vì sợ bị cho là người đồng tính;
  • Lo lắng rằng người đồng tính sẽ “lây” cho những người xung quanh;
  • Cảm thấy nhục nhã và xấu hổ khi gặp những người thuộc cộng đồng LGBT;
  • Cho rằng cộng đồng LGBT “làm quá” khi đấu tranh cho quyền lợi của họ;
  • Chỉ quan tâm đến tính dục của người đồng tính thay vì những mặt khác của con người họ;
  • Cảm thấy bị xúc phạm bởi những nội dung truyền thông có xuất hiện người đồng tính;
  • Cảm thấy khó chịu khi phải bàn luận về chủ đề đồng tính.

Sử dụng từ ngữ kỳ thị

Có vô số từ mang ý nghĩa kỳ thị người đồng tính. Với nhiều người, những từ như “bóng”, “nửa nam nửa nữ”, “bê đê” là cách nói hài hước, quen miệng. Họ thường sử dụng những từ này vì thiếu kiến thức về tính dục. Hơn nữa, sự xuất hiện thường xuyên của chúng trên các phương tiện truyền thông khiến họ vô tình cho rằng đây là những thuật ngữ “hợp lệ”. Một số từ phổ biến khác là: “less/les”, “ô môi”, “thái giám”, “hoạn quan”,…

Tuy nhiên, cũng có không ít cách nói mang tính xúc phạm, lăng mạ. Những người kỳ thị đồng tính thường:

  • Nhận xét tiêu cực, coi thường xu hướng tính dục/bản sắc tính dục của một người;
  • Đánh giá, khinh bỉ, trêu chọc cộng đồng LGBT dựa trên những thành kiến của bản thân;
  • Bác bỏ, phủ nhận xu hướng tính dục và bản sắc tính dục của người khác.

Một vài những cụm từ mang tính lăng mạ khác: “xăng pha nhớt”, “hai phai”,…

Hành vi kỳ thị người đồng tính

  • Thể hiện thái độ không chấp nhận;
  • Phân biệt đối xử, chèn ép những người có quan hệ đồng giới;
  • Bênh vực, ủng hộ, bào chữa cho hành vi kỳ thị đồng tính của gia đình, bạn bè tại trường lớp, nơi làm việc hoặc những môi trường xã hội khác;
  • Ủng hộ, bênh vực những định kiến bảo thủ và áp bức xã hội, các thể chế tôn giáo, chính trị hoặc văn hoá phản đối, ghê sợ cộng đồng LGBT;
  • Gán ghép vai trò giới của người dị tính cho cặp đôi đồng tính;
  • Xa lánh, tránh né những người thuộc cộng đồng LGBT;
  • Biểu tình chống cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới;
  • “Chế” ảnh mang tính công kích cộng đồng LGBT;
  • Phát ngôn mang tính thù ghét nhắm đến cộng đồng LGBT,
  • Bắt nạt hoặc đe dọa người đồng tính trên không gian mạng;
  • Tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện những hành vi bạo lực nhắm đến cộng đồng LGBT.

Giải đáp các định kiến thường thấy

Kỳ thị LGBT ở Việt Nam
Nguồn ảnh: Illustration: Keith Negley

Có vô số những định kiến liên quan đến cộng đồng LGBT. Vậy, những định kiến kỳ thị đồng tính đó sai ở điểm nào?

Đọc thêm: Cách ứng xử phù hợp khi bạn bè “come out”. 

Người đồng tính có hành vi, ngoại hình đặc trưng

“Ta có thể dễ dàng biết ai đó có quan hệ đồng giới qua cách cư xử và những đặc điểm ngoại hình nhất định.”

Giải đáp: Những người có quan hệ đồng giới đều đa dạng về tạng người, màu da, tính tình và cách cư xử như người dị tính.

Trải nghiệm tình dục quyết định tính dục

“Những trải nghiệm tính dục từ thời ấu thơ sẽ ảnh hưởng xu hướng tính dục của người đó khi lớn lên.”

Giải đáp: Rất nhiều người có những trải nghiệm dị tính khi còn bé, nhưng lớn lên vẫn là người đồng tính hoặc song tính. Mặt khác, cũng có những người dị tính đã tiếp xúc tình dục đồng giới trong quá khứ. Thế nhưng, họ vẫn là người dị tính.

Xu hướng tính dục là lựa chọn

“Con người biết rõ điều gì tác động đến xu hướng tính dục.”

Giải đáp: Sự thật là… chúng ta không biết. Theo một số nghiên cứu, nhiều người phát hiện họ bị hấp dẫn bởi người cùng giới khá sớm (6 hay 7 tuổi). Những người khác lại phát hiện muộn hơn, trong tầm tuổi 30, 40 hay 50. Với vài nghiên cứu khác, xu hướng tính dục được xác định từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân dẫn đến những xu hướng cụ thể vẫn chưa được biết rõ.

Đồng tính là làm màu

“Những người có quan hệ đồng giới chỉ đang cố ra vẻ, khoe khoang khi nói về người yêu hay khi họ nắm tay, hôn nhau nơi công cộng.”

Giải đáp: Một số cặp đôi đồng tính và song tính bị buộc phải giấu đi xu hướng tính dục của họ nơi công cộng. Đồng thời, họ không được thoải mái tỏ bày hay thổ lộ gì về chuyện tình cảm của bản thân. Tuy nhiên, đó là lại những điều hết sức bình thường cho một cặp đôi dị tính.

Hoàn cảnh sống dẫn đến xu hướng đồng tính

“Có những hoàn cảnh sống và công việc nhất định dẫn đến những hoạt động đồng tính.”

Giải đáp: Cộng đồng LGBT thuộc nhiều nhóm dân tộc và chủng tộc khác nhau trên thế giới, là thành viên của mọi cộng đồng tôn giáo, biểu lộ những khả năng tâm thần và thể chất bình thường, và cũng thuộc mọi lứa tuổi. Đồng thời, người đồng tính cũng hiện diện trong đa dạng các ngành nghề khác nhau. Tựu chung lại, hoàn cảnh sống không thể quyết định xu hướng tính dục và bản sắc tính dục của họ. 

Đồng tính có thể được chữa khỏi

Giải đáp: Các phương pháp trị liệu không thể thay đổi xu hướng tính dục. Chúng thậm chí có thể gây hại tới thể chất và tinh thần của người tham gia trị liệu. Những biện pháp trị liệu chuyển đổi, thay đổi tính dục đã không còn được tin tưởng như trước. Các chuyên gia từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã dành nhiều năm xem xét các nghiên cứu trị liệu như thế này. Cuối cùng, họ kết luận rằng: việc thay đổi xu hướng tính dục khó có thể xảy ra. Những dạng trị liệu như thế này có thể đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, các tổ chức hàng đầu về tâm thần học đã và đang đưa ra những khuyến cáo tránh tham gia vào những biện pháp trị liệu chuyển đổi.

‘Bẻ thẳng thành cong’

“Người đồng tính có thể ‘bẻ cong’ những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em.”

Giải đáp: Tuy trẻ em và thanh thiếu niên có thể bắt chước hoặc ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng xu hướng tính dục không thể được học từ bạn bè đồng trang lứa. Công khai xu hướng tính dục không có nghĩa là muốn “chiêu mộ” thêm nhiều người vào cộng đồng LGBT. Thật ra, đó là mong muốn thể hiện xu hướng tính dục cũng như nhân tính thật của bản thân. 

Đồng tính là hiểm họa

“Cộng đồng LGBT là mối hiểm hoạ cho trẻ em. Biết đâu họ sẽ quấy rối, làm nhục con em mình thì sao?”

Giải đáp: Những người thuộc cộng đồng LGBT không hề có khả năng quấy rối hay làm nhục trẻ em cao hơn những người dị tính.

Đồng tính là tâm thần

Giải đáp: Sức khỏe tinh thần của những người thuộc cộng đồng LGBT hoàn toàn khỏe mạnh như những người khác.

Mặt khác, vào năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã nhận định chung rằng:

“Đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh. Nó không cần trị liệu và không thể thay đổi. Những khác biệt về giới là các biểu hiện bình thường trong những mối quan hệ giữa người với người.”

Cùng vào thời điểm đó, đồng tính luyến ái đã được loại bỏ khỏi Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Loại Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ – danh sách chính thức của những bệnh rối loạn tâm thần – và đã không còn được coi là một căn bệnh tâm thần.

Đồng tính là bỏ lỡ hôn nhân

“Hôn nhân là giữa người nam và người nữ mới bền vững khó phai. Hôn nhân giữa người đồng giới chỉ là thoáng qua nhất thời mà thôi, khó dài lâu được.”

Giải đáp: Những mối quan hệ LGBT vẫn có sự chung thuỷ giữa hai người, hoàn toàn bền vững, tốt đẹp và lành mạnh như những cặp đôi dị tính khác.

Hôn nhân giữa những cặp đôi cùng giới đã được hợp pháp hoá ở Hoa Kỳ. Đồng thời, tỉ lệ hợp pháp hoá ở những đất nước khác trên thế giới ngày một tăng lên. Thay vì quá quan tâm về tính dục của ai đó, hãy học cách yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Đó mới là điều làm nên các mối quan hệ bền vững, tốt đẹp và lành mạnh. Vì thế, mối quan hệ đồng giới nên được chào đón bởi xã hội, tương tự như với dị tính.


Hành vi kỳ thị có thể xảy ra ngay từ trong nhận thức mà không cần phải thể hiện qua hành động. Chúng có thể là có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính cũng như bình thường hóa việc sử dụng các từ ngữ xúc phạm vì chúng hài hước. Để xoá bỏ sự kỳ thị đồng tính thật không phải dễ dàng. Thế nhưng dù việc đó có tốn nhiều công sức đến đâu, chúng ta vẫn sẽ cùng nhau đấu tranh để giành lấy những quyền thuộc về mình đến cuối cùng, VYA tin chắc là như thế. Cuối cùng, hãy cùng VYA bắt đầu chuyến hành trình chung tay xoá bỏ sự ghê sợ với cộng đồng LGBT nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp sau của VYA!

Người thực hiện: Kim Cương, N. 


Tài liệu tham khảo

Xem thêm

https://www.plannedparenthood.org/temas-de-salud/orientacion-sexual/sexual-orientation/what-homophobia

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/10538720.2018.1440683

https://www.psychologytoday.com/us/blog/communication-success/202005/10-signs-internalized-homophobia-and-gaslighting

LGBT ở Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm?

Theo nhóm nghiên cứu, số LGBT tại Việt Nam chiếm từ 9% đến 11% tổng dân số. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, LGBT ngày càng được nhìn nhận như những thành viên tự nhiên, bình đẳng và đầy đủ của xã hội.

Kỳ thi LGBT phát bao nhiêu tiền ở Việt Nam?

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Có bao nhiêu người thuộc LGBT ở Việt Nam?

Tuy vậy, theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số người đồng tính ước tính là khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số). Một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số..

Thế nào là kỳ thi LGBT?

Ghê sợ đồng tính luyến ái (tiếng Anh: homophobia) sự sợ hãi, có ác cảm hoặc kỳ thị đối với người đồng tính hay tình trạng đồng tính luyến ái một cách phi lý.