Mục tiêu của cải cách hành chính

Cải cách hành chính là gì? Tại sao Chính phủ lại lựa chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá ?
Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính bởi các lý do sau đây:

– Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.

– Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

– Thứ ba, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.

– Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …

– Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

– Thứ sáu, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…

Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, TP Cà Mau và các xã, phường, thị trấn.

Mục tiêu của cải cách hành chính
Đại biểu tham dự hội nghị.

Nhiều kết quả tích cực

10 năm qua, công tác CCHC của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống thể chế dần được hoàn thiện và có tính khả thi cao. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thật sự trở thành khâu đột phá với hơn 1.000 TTHC được cắt giảm thời gian hoặc đơn giản hóa quy trình giải quyết; tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm và đúng hẹn đạt trên 98%.

Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị được sắp xếp tinh gọn, phù hợp và hiệu quả hơn. Chất lượng và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng lên thông qua việc đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tinh giản biên chế...

Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Công tác hiện đại hóa nền hành chính được đẩy mạnh, quy trình xử lý công việc được thông suốt, nhanh gọn, đồng thời đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Trong đó, nhiều điểm nhấn và sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành đã tạo những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ CCHC phải kể đến đó là việc thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả cho 21 đơn vị cấp tỉnh với trên 1.700 thủ tục; triển khai thí điểm quản lý xe ô tô công tập trung; thực hiện tiếp nhận TTHC “phi địa giới hành chính”; liên thông trong giải quyết TTHC (nộp hồ sơ 1 lần nhưng nhận 2 hoặc 3 kết quả).

Mục tiêu của cải cách hành chính
Trung tâm Giải quyết Thủ tục hanh chính tỉnh ra đời và hoạt động hiệu quả là một trong những nét nổi bật trong công tác CCHC của Cà Mau.

Kết thúc giai đoạn 2011-2020, Chỉ số CCHC của tỉnh xếp vị trí thứ 41, Chỉ số Năng lực cạnh tranh (PCI) xếp vị trí thứ 43, Chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, theo kết quả công bố, năm 2021, Chỉ số CCHC của tỉnh xếp hạng 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (giảm 5 bậc so với năm 2020), xếp thứ 7 khu vực ĐBSCL; Chỉ số năng lực cạnh tranh xếp thứ 32/63 tỉnh, thành (tăng 11 hạng so với năm 2020), xếp thứ 7/13 (tăng 1 bậc) so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, nằm trong các tỉnh, thành phố thuộc nhóm điều hành khá trên Bản đồ PCI cả nước.

Với kết quả này, đánh dấu 6 năm liên tục PCI của tỉnh có những chuyển biến tích cực về thứ hạng so với các tỉnh, thành phố cả nước, và 3 năm liên tục chuyển biến tích cực về thứ hạng so với khu vực ĐBSCL.

Mục tiêu của cải cách hành chính
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI - Chi nhánh Cần Thơ, phát biểu tại hội nghị.

Đánh giá về kết quả CCHC, chỉ số PCI của tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Cần Thơ, ghi nhận: “Cà Mau đã có sự thay đổi rất nhanh, mạnh mẽ, có những bước tiến liên tục qua nhiều năm. Địa phương đang đứng đầu cả nước về thời gian đăng ký kinh doanh. Tính minh bạch tăng 32 bậc trong năm vừa qua; là địa phương được đánh giá cao về chỉ số đất đai, tính minh bạch, ít có sự nhũng nhiễu với doanh nghiệp. Đây là những điểm đáng khích lệ”.

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, phải có tư duy đổi mới

Đánh giá kết quả đạt được, hội nghị cũng mổ xẻ những nguyên nhân dẫn đến Chỉ số CCHC tỉnh giảm bậc cũng như những khó khăn, vướng mắc của các sở, ngành, địa phương trong công tác CCHC thời gian qua. Trong đó, chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, đào tạo lao động, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) chưa đảm bảo; một số sở, ngành không tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho cấp huyện; tỷ lệ DN thành lập mới trong năm 2021 thấp hơn năm 2020; còn trường hợp bố trí công chức, viên chức chưa đúng Đề án vị trí việc làm được phê duyệt,… khiến cho các chỉ số, chỉ số thành phần CCHC, PCI của tỉnh giảm trong năm qua.

Chia sẻ về những giải pháp cải thiện chỉ số CCHC cũng như PCI tỉnh, ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề xuất tỉnh cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng các chỉ số PCI; phát huy những lợi thế của tỉnh, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động về các thủ tục: thuế, đất đai, cấp phép kinh doanh,…, giảm gánh nặng các chi phí cho DN; minh bạch môi trường đầu tư; tiếp tục duy trì hiệu quả, nâng cao các chương trình đối thoại, hỗ trợ DN, góp phần cải thiện chỉ số PCI của tỉnh cũng như phát triển kinh tế địa phương.

Nhìn nhận một số mặt hạn chế trong công tác CCHC, nâng cao PCI của tỉnh trong thời gian qua, cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp, đề xuất của đơn vị VCCI, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện CCHC, phải có tư duy đổi mới, mạnh dạn thí điểm những vấn đề thực tiễn đặt ra, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng suất lao động; tăng cường kết nối giữa chính quyền địa phương với các nhà đầu tư, DN; theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức. Tăng cường thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho DN, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan hành chính, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết quả thực hiện CCHC.

“Mục tiêu cuối cùng của CCHC là để phục vụ người dân, DN ngày càng tốt hơn, vì vậy phải có sự đồng hành của người dân, DN cùng với chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ này”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh./.

Hồng Nhung