Ngứa mi mắt là bị gì

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua tình trạng ngứa mắt, và có thể kéo theo tình trạng ngứa ở mí mắt, đặc biệt là ở chân lông mi – và mắt đỏ hoặc sưng ở mí mắt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng mắt ngứa và cách để điều trị.

  • Đa phần, nguyên nhân gây ngứa mắt là do một số loại dị ứng. Một chất kích thích (được gọi là chất gây dị ứng) – ví dụ như phấn hoa, bụi hay lông động vật – làm giải phóng các hợp chất được gọi là Histamines trong các mô xung quanh mắt, dẫn đến ngứa, tấy đỏ và sưng.

Dị ứng mắt có nhiều trạng thái tần suất khác nhau, có thể xảy ra theo mùa hoặc lâu năm.​​

  • Ngứa mắt do dị ứng theo mùa được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Bệnh này thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa thu, là do vào các mùa này số lượng phấn hoa cao – thêm nữa đây là các mùa mát mẻ, mọi người vui chơi ngoài trời nhiều nên dễ tiếp xúc với các chất gây dị ứng ngoài trời hơn.
  • Dị ứng lâu năm có thể gây tình trạng ngứa mắt trong suốt cả năm ngoài các nguyên nhân giống như ở viêm kết mạc dị ứng, dị ứng lâu năm còn được gây ra bởi những nguyên nhân như nấm mốc và bụi.

Ngứa mi mắt là bị gì

Ngứa mắt gây sưng đỏ

  • Ngoài ra trong một số trường hợp, bạn bị dị ứng với chính các sản phẩm bạn đang sử dụng, từ đó gây ngứa mắt. Ví dụ, một số người dị ứng với kính áp tròng, các sản phẩm khác có thành phần có thể gây dị ứng mắt như: nước mắt nhân tạo dùng để điều trị khô mắt; các hóa chất – dụng cụ – mỹ phẩm trang điểm. Trường hợp bạn đeo kính áp tròng, nếu bạn không thường xuyên vệ sinh chúng hoặc bạn đeo quá lâu mà không thay thế bằng kính áp tròng mới – cũng sẽ gây dị ứng và ngứa mắt. Nếu bạn dị ứng do sử dụng các hóa chất – dụng cụ – mỹ phẩm thì nên dừng sử dụng chúng.
  • Nhưng dị ứng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ngứa mắt. Nếu ngoài ngứa, bạn có cảm giác nóng rát ở mắt thì nguyên nhân có thể là hội chứng khô mắt hoặc rối loạn chức năng tuyến Meibomian. Cùng với đó, nếu mí mắt của bạn bị sưng đỏ và bị viêm, có thể bạn đang gặp tình trạng viêm bờ mi, do vi khuẩn gây ra.
  • Các nguyên nhân gây ngứa mắt rất đa dạng, nếu các triệu chứng và tình trạng ngứa mắt kéo dài, trở nên nặng hơn, hoặc không giảm dần khi mùa dị ứng đi qua, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và kê đơn thuốc.

2/ Điều trị tình trạng ngứa mắt

  • Các triệu chứng ngứa đôi khi có thể được giảm bớt bằng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt điều trị dị ứng. Tuy nhiên thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống được kê đơn bởi bác sĩ sẽ thực sự cần thiết trong trường hợp mắt bị sưng đỏ. Một số loại thuốc cũng có thể giúp bạn giảm thiểu được tình trạng mắt ngứa hơn trong tương lai nếu bạn đang bị tình trạng viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phương pháp chườm khăn lạnh để giảm thiểu được tình trạng ngứa mắt trong thời gian tạm thời.

Ngứa mi mắt là bị gì

Đắp khăn lạnh tạm thời giúp giảm ngứa mắt

  • Vì ngứa mắt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên khi bạn gặp tình trạng ngứa mắt thì cần phải đến bệnh viện khám, bởi chỉ bác sĩ mới biết được liệu pháp điều trị nào là phù hợp nhất với tình trạng mắt của bạn. Phương pháp điều trị ngứa mắt hiệu quả nhất là trực tiếp giải quyết nguyên nhân gây ngứa mắt.
  • Trong một số trường hợp, mắt ngứa có thể được chữa khỏi bằng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc giảm dị ứng. Nếu nguyên nhân gây ngứa mắt là do tình trạng khô mắt, thì việc điều trị phải đồng thời cần dùng cả thuốc giúp giảm ngứa mắt và các phương pháp giúp điều trị khô mắt. Nhưng ở những trường hợp khác, có thể cần uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc các liệu pháp vệ sinh bờ mi.
  • Và điều đặc biệt lưu ý là bạn không nên dụi mắt những khi thấy ngứa. Việc dụi mắt sẽ giải phóng nhiều Histamine hơn làm cho tình trạng ngứa tăng nặng hơn. Việc dụi mắt quá mạnh cũng có thể sẽ gây tình trạng xước giác mạc, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng hoặc liên hệ 0984 122 153

Viêm bờ mi mắt là bệnh mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh gây khó chịu do cộm, bỏng rát, khô mắt… Vậy viêm bờ mi điều trị như thế nào? Làm sao phòng tránh bệnh viêm bờ mi?

Ngứa mi mắt là bị gì

Viêm bờ mi là gì?

Bệnh viêm bờ mi là tình trạng bờ mi mắt bị viêm, xuất hiện cảm giác ngứa, bỏng rát, đỏ và phù. Bệnh gây khó chịu nhiều cho người bệnh, làm mất tập trung, giảm tầm nhìn. Viêm bờ mi ảnh hưởng lên cả hai mắt. Bệnh thường xảy ra khi các tuyến tiết dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và ửng đỏ. Đây là bệnh mạn tính nhưng không gây nguy hiểm đến thị lực và không lây nhiễm.

Các loại viêm bờ mi

Tùy thuộc vào vị trí viêm bờ mi mắt, bệnh được chia ra 3 loại viêm bờ mi như sau [1]:

  • Viêm bờ mi trước: xảy ra khi mặt trước của mí mắt, nơi lông mi mọc ra khỏi mí mắt, có màu đỏ hoặc sẫm hơn bình thường, sưng, có gỉ trên lông mi.
  • Viêm bờ mi sau: loại này xảy ra khi các tuyến Meibomian sản xuất dầu dưới mí mắt bị tắc nghẽn hay tiết ra dầu đặc.
  • Viêm bờ mi hỗn hợp: tình trạng vừa bị viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau.
    Ngứa mi mắt là bị gì
    Thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng đang khám mắt cho người bệnh.

Nguyên nhân viêm bờ mi

Tùy vào loại viêm bờ mi sẽ có từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở 2 loại viêm bờ mi trước và sau [2].

  • Nguyên nhân gây viêm bờ mi trước: nhiễm trùng tụ cầu hoặc viêm da tiết bã là nguyên nhân chính gây viêm bờ mi trước [3].
  • * Nhiễm trùng tụ cầu: do vi khuẩn Staphylococcus gây ra. Các triệu chứng như mí mắt dính nhẹ, viền mi mắt dày hơn. Vi khuẩn Staphylococcus thường có ở da, mũi, mông, nách nhưng chúng cũng có thể xâm nhập vào trong cơ thể hay mắt qua vết cắt hoặc vết côn trùng cắn, rác thải y tế như ống thông tiểu. Vi khuẩn Staphylococcus gây ra nhóm bệnh nhiễm trùng, từ nhiễm trùng da nhỏ và mô mềm đến nhiễm trùng xâm lấn được gọi là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Trong số nhiều loại thuộc chủng Staphylococcus thì vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), loại vi khuẩn này đã phát triển có khả năng kháng một số loại thuốc như flucloxacillin. Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococcus aureus tạo ra độc tố Panton-Valentine leukocidin (PVL) có thể giết chết các tế bào bạch cầu. Do đó, người bệnh dễ bị nhiễm trùng da tái phát thường xuyên. Những người có hệ thống miễn dịch yếu dễ nhiễm trùng hơn người bình thường.
    • Viêm da tiết bã (gàu): gàu bong ra dính vào mắt có thể gây kích ứng mí mắt và viêm.
    • Khô mắt: ống dẫn nước mắt bị khô làm thay đổi sức đề kháng, vi khuẩn dễ tấn công và gây viêm, nhiễm trùng.
    • Rận hoặc ve: rận hoặc ve Demodex có thể chặn các nang, tuyến lông mi trong mắt, làm tắc nghẽn và viêm bờ mi.
    • Mụn trứng cá đỏ: vi khuẩn Rosacea gây viêm da mặt có thể gây viêm ở mí mắt.
    • Dị ứng: với dung dịch kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt, hay trang điểm gây kích ứng mí mắt.
  • Nguyên nhân viêm bờ mi sau phần lớn do rối loạn chức năng tuyến Meibomian: khi dầu từ các tuyến meibomian không chảy tự do khiến mắt bị khô, dẫn đến viêm và nhiễm trùng [4].

Ta có thể phân biệt các loại nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt dựa trên triệu chứng:

  • Viêm bờ mi tiết bã có vảy nhờn trên mi.
  • Viêm bờ mi loét có thể gây chảy máu khi cố gắng loại bỏ lớp vảy.
  • Viêm bờ mi Meibomian sẽ thấy nước mắt chảy ra khác hơn.
  • Viêm bờ mi do vi khuẩn tụ cầu khiến lông mi rụng hoặc lông mi mọc lệch hướng.
    Ngứa mi mắt là bị gì
    Viêm bờ mi mắt trên ở trẻ em.

Triệu chứng viêm bờ mi mắt

Người bị viêm bờ mi mắt sẽ có các triệu chứng như: chảy nước mắt, mắt đỏ, cảm giác cộm, nóng hoặc châm chích trong mắt, mí mắt xuất hiện nhờn, ngứa, đỏ, sưng, bong da quanh mắt, lông mi dính vào nhau, chớp mắt thường xuyên, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt…[5]

Ngoài ra, triệu chứng viêm bờ mi cũng cho ta thấy tình trạng viêm đang ở mức độ nào.

  • Viêm bờ mi cấp: xuất hiện mụn mủ nhỏ trong các nang lông mi, vỡ ra tạo thành các ổ loét ở mi mắt. Tiết dịch khô, bám chặt ở mi mắt, gây chảy máu khi bóc. Mi mắt có thể bị dính lại sau khi ngủ dậy. Bờ mi bị viêm, loét tái phát nhiều lần có thể gây sẹo ở bờ mi hoặc khiến lông mi mọc ngược.
  • Viêm bờ mi mạn tính: kiểm tra mắt sẽ thấy các tuyến Meibomian bị giãn và đặc lại, ấn vào làm các dịch vàng đặc dạng sáp chảy ra. Viêm bờ mi do tăng tiết bã nhờn kèm bất thường của tuyến Meibomian sẽ có triệu chứng như: khô giác mạc, cảm giác có dị vật, cộm, mỏi mắt, nhìn mờ. Viêm bờ mi mạn tính có thể gặp ở bệnh nhân bị ung thư biểu mô mi mắt.

Biến chứng viêm bờ mi ở mắt

Người bị viêm bờ mi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ để lại một số biến chứng như sau [6]:

  • Các vấn đề về lông mi: viêm bờ mi có thể khiến lông mi bị rụng, mọc bất thường (mọc lệch, ngược) hoặc mất màu.
  • Sẹo mắt: viêm bờ mi lâu ngày có thể để lại sẹo ở trên mí mắt hoặc ở cạnh mí mắt.
  • Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt: nước mắt bất thường cản trở việc giữ ẩm cho mi mắt, làm khô mắt.
  • Lẹo mắt: là bệnh nhiễm trùng, phát triển gần gốc lông mi. Viêm bờ mí mắt gây viêm tới các tuyến Meibomian phát triển thành lẹo.
  • Chắp: viêm bờ mi mắt cũng làm cho các tuyến Meibomian bị tắc nghẽn gây tình trạng viêm lộ tuyến, sưng, đỏ và hình thành chắp mắt.
  • Đau mắt đỏ mạn tính: viêm bờ mi có thể dẫn đến các cơn đau mắt đỏ tái phát thường xuyên.
  • Tổn thương giác mạc: mi mắt bị viêm hay lông mi mọc lệch gây kích ứng liên tục ở mắt có thẻ gây ra vết loét trên giác mạc. Không có đủ nước mắt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
    Ngứa mi mắt là bị gì
    Khi bị viêm bờ mi mắt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Chẩn đoán viêm bờ mi mắt như thế nào?

Người bệnh có các dấu hiệu bất thường ở mi mắt sẽ được bác sĩ chỉ định chẩn đoán bệnh viêm bờ mi bằng những cách sau:

  • Hỏi tiền sử bệnh: các triệu chứng và tình trạng sức khỏe từ trước đến nay.
  • Kiểm tra mí mắt bên ngoài: kiểm tra hình dạng của mí mắt, độ đỏ, tiết dịch, sưng, sẽ xác định loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Kiểm tra tiết dịch: sử dụng miếng gạc để lấy dịch tiết ở mí mắt và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định các thành phần bên trong, bao gồm loại vi khuẩn nào, với số lượng bao nhiêu.
  • Làm xét nghiệm nước mắt: lấy mẫu nước mắt để xác định xem có yếu tố khô mắt gây viêm bờ mi mắt không.
  • Kiểm tra lông mi: sử dụng máy khám mắt để xem lông mi ở độ phóng đại lớn, tìm bọ và ve nếu có.
  • Sinh thiết mi mắt: hiếm khi bác sĩ chỉ định sinh thiết để kiểm tra nguy cơ ung thư da.

Điều trị như thế nào?

Sau khi kiểm tra mi mắt và tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp với từng cá nhân. Dưới đây là những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị viêm bờ mi mắt. [7]

  • Thuốc kháng sinh: sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như: erythromycin, bacitracin, thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và giảm kích ứng. Các trường hợp bị viêm kéo dài có thể dùng kháng sinh đường uống như doxycycline, azithromycin.
  • Thuốc chống viêm: bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhỏ mắt hoặc kem steroid làm giảm viêm ở tình trạng viêm bờ mi nặng hay nhiễm trùng thứ phát.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và giúp làm giảm viêm.
  • Điều trị nguyên nhân gốc: bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị dựa trên nguyên nhân chính gây bệnh ngoài các phương pháp điều trị dựa trên triệu chứng bệnh.

Khi điều trị bệnh viêm bờ mi tại nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh trang điểm mắt: để giảm kích ứng, không trang điểm mắt cho đến khi kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm.
  • Chườm ấm mắt: lấy một chiếc khăn sạch và làm ướt bằng nước ấm. Vắt nước và đặt miếng gạc lên mí mắt. Lặp lại điều này để giữ nhiệt độ miếng vải luôn được ấm. Sau đó sử dụng vải sạch lau các gỉ và dịch bám ở mi mắt.
  • Bổ sung omega-3: giúp các tuyến trong mắt hoạt động tốt hơn. Có thể bổ sung omega-3 từ những thực phẩm như: cá hồi, mỡ cá, hạt lanh, cá thu, cá trích, cá mòi, hàu…
  • Tẩy tế bào chết cho mắt: tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho mắt giúp làm sạch bụi bẩn ở trên lông mi và số lượng vi khuẩn có trên mi mắt.

Cách phòng ngừa viêm bờ mi mắt

Một số trường hợp viêm bờ mi không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, có thể tránh những yếu tố nguy cơ gây viêm bờ mi bằng những cách sau [8]:

  • Giữ tay, mặt và da đầu sạch sẽ.
  • Không chạm vào mắt, không dùng tay dụi mắt.
  • Tẩy trang mắt sạch trước khi đi ngủ.
  • Lau sạch nước mắt hoặc thuốc nhỏ mắt dư và dính ở mi mắt bằng khăn giấy sạch.
  • Hạn chế đeo kính áp tròng, vệ sinh tay và kính sạch trước khi đeo.
  • Thay đổi đồ trang điểm mắt như bút kẻ mắt, bóng mắt, mascara khi sử dụng thời gian dài.

Viêm bờ mi mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực. Do vậy, nếu có triệu chứng bất thường ở mắt, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để được thăm khám và điều trị sớm.