Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, sáng ngày 25/10/2023 (nhằm ngày 11/9 âm lịch) tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực (thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhân kỷ niệm 155 năm ngày mất của ông (1868 - 2023).

Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Đại biểu tham dự lễ giỗ

Tham dự Lễ có các đồng chí: Hồ Quốc Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; cùng các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh, huyện Phù Cát; Đảng ủy, chính quyền của các xã, thị trấn thuộc huyện Phù Cát và đông đảo nhân dân địa phương.

Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Lễ giỗ tiến hành theo nghi thức truyền thống

Lễ giỗ được tiến hành theo nghi thức truyền thống. Sau khi ban nghi lễ thực hiện các nghi thức tế lễ, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các đại biểu đã khấn nguyện và dâng hương tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc Pháp xâm lược để bảo vệ đất nước.

Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Đọc chúc văn ôn lại công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), còn có tên Nguyễn Văn Lịch, sinh tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An - nay là xã Bình Ðức, (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Ông tham gia nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái Trương Ðịnh, được giao chức Quyền sung Quản binh đạo. Nghĩa quân của ông hoạt động mạnh ở vùng Tân An (tỉnh Long An) và lập nhiều công trạng; trong đó, có trận đánh chìm chiếc tiểu hạm L’Espérance (tàu Hy vọng) tại vàm Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) vào ngày 10/12/1862 và trận chiếm đồn Rạch Giá vào đêm 16/6/1868.

Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy đọc văn tế tại lễ giỗ

Ngày 19/9/1868, thực dân Pháp bắt được Nguyễn Trung Trực, dụ hàng không được, chúng đưa ông ra chợ Rạch Giá xử chém ngày 27/10/1868 (tức ngày 12/9 năm Mậu Thìn). Trước khi bị hành quyết, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.

Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Bí thư Tỉnh uỷ Hồ Quốc Dũng dâng hương án thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân dân, tỉnh ta đã xây dựng Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải. Đền thờ được UBND tỉnh xếp hạng di tích vào tháng 7/2022.

Nguyễn trung trực quy nhơn bình định năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn dâng hương án thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Năm nay là lần thứ ba, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ giỗ kỷ niệm 155 năm Ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868 - 2022), là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của ông đối với đất nước, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đây cũng là dịp quảng bá di tích gắn với một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tỉnh Bình Định đến với nhân dân và du khách, nâng cao hiệu quả phát huy giá trị di tích./.

Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực

Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực được xây dựng và khánh thành vào tháng 10.2020 tại khu vực dốc Sáo, thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải (huyện Phù Cát), là một trong những điểm đến hứa hẹn thu hút du khách tham quan. Đền thờ nằm ở vị trí tọa sơn ngọa thủy, phía sau và bên hông được bao bọc bởi những dãy núi cao với những khối đá lớn, cây xanh bạt ngàn, càng tôn lên vẻ đẹp của tổng thể công trình thờ vị anh hùng dân tộc yêu nước, xả thân chống Pháp Nguyễn Trung Trực.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực. Ảnh: DŨNG NHÂN

Vào đền, du khách thành kính thắp nén hương dâng lên vị anh hùng dân tộc, tham quan một vòng quanh đền, ngắm cảnh núi non chập chùng. Từ mặt trước của đền, phóng tầm mắt ra xa là biển xanh bao la, sóng vỗ bờ cát vàng tung bọt trắng xóa, hàng phi lao trước biển rì rào, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

Từ TP Quy Nhơn, bạn di chuyển qua hết cầu Thị Nại đến Khu kinh tế Nhơn Hội, rồi dọc theo tuyến QL 19B về thị trấn Cát Tiến và theo tuyến ĐT 639 ven biển đến thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải sẽ tới điểm cần tham quan. Nhưng đâu chỉ có vậy. Cung đường từ Quy Nhơn đến Đền thờ Nguyễn Trung Trực cũng sẽ níu chân bạn bởi những thắng cảnh như: Bãi cát Phương Mai, tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á, bãi biển Trung Lương…, hẳn bạn phải dừng chân để check in đấy.

Tại sao Nguyễn Trung Trực chết?

Khi Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Trung Trực tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định (sinh năm 1820, người tỉnh Quảng Ngãi, thủ lĩnh kháng Pháp từ năm 1859 đến năm 1864, tuẫn tiết vào năm 44 tuổi tại Gò Công khi bị quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp với sự chỉ điểm của kẻ phản bội Huỳnh Công Tấn).

Nguyễn Trung Trực sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu?

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (còn gọi là Quản Chơn, Quản Lịch), sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An, nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trong một gia đình làm nghề chài lưới.

Đường Nguyễn Trung Trực Phường gì?

Người dân xua đuổi nên đàn chim về ngủ trên các dây điện, bảng hiệu và cây xanh xung quanh công viên Nguyễn Trung Trực (phường Vĩnh Thanh Vân).

Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam bộ mặt Nguyễn Trung Trực rút về lập căn cứ hoạt động ở đâu?

Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên. Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng.