Nội soi dạ dày có phải uống thuốc xổ không

Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý mà tỷ lệ bệnh lý tiêu hoá ngày càng tăng cao hiện nay. Nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hoá. Vậy có nên nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc hay không?

Nội soi dạ dày có phải uống thuốc xổ không

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là thủ thuật ít xâm lấn nhằm kiểm tra hệ thống đường tiêu hoá trên của người bệnh. Thông qua dây soi ống mềm, nhỏ, có gắn camera ở đầu, bác sĩ có thể quan sát, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa trên bao gồm: vòm họng, thực quản, dạ dày, tá tràng. 

Nội soi dạ dày thường được chỉ định trong các trường hợp như: 

  • Bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường liên quan đến dạ dày. 
  • Đau rát vùng thượng vị, đau nhiều, âm ỉ 
  • Ho nhiều, viêm họng tái đi tái lại 
  • Bệnh nhân có dấu hiệu của trào ngược dạ dày 
  • Nội soi điều trị các bệnh lý như hẹp thực quản, cắt polyp dạ dày, u niêm mạc dạ dày, u thực quản…
  • Gắp dị vật đường tiêu hoá 

2. Nội soi đại tràng

Nội soi dạ dày có phải uống thuốc xổ không

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là thủ thuật ít xâm lấn giúp bác sĩ kiểm tra đường tiêu hoá dưới, bao gồm: hậu môn, trực tràng, đại tràng. Các chỉ định nội soi khi: 

  • Bệnh nhân có các triệu chứng đường tiêu hoá dưới: đau bụng, rối loạn tiêu hoá 
  • Táo bón mãn tính
  • Có máu ẩn trong phân 
  • Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài hơn một tuần 
  • Sàng lọc ung thư ruột kết, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi và có nguy cơ ung thư. 
  • Xác định và điều trị polyp đại tràng. 

Đối với trẻ em, có nên nội soi đại tràng hay không? Những lưu ý bố mẹ cần biết khi thực hiện nội soi đại tràng cho trẻ nhỏ. Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây.

3. Có nên nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc? 

Theo các chuyên gia y tế, nội soi đại tràng và nội soi dạ dày cùng lúc không làm tăng nguy cơ và rủi ro của thủ thuật. Nếu người bệnh gặp cùng lúc nhiều vấn đề đường tiêu hoá hay cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thì có thể nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc. Việc thực hiện cùng nhau còn mang đến một số lợi ích như: 

a. Tiết kiệm thời gian 

Người bệnh có thể kiểm tra các triệu chứng ảnh hưởng đến toàn bộ niêm mạc hệ thống tiêu hoá, bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu ruột non), ruột già, trực tràng chỉ trong một lần thực hiện. Khi nội soi cùng lúc, thời gian thực hiện thủ thuật có thể kéo dài hơn 15 – 20 phút so với nội soi đơn lẻ. Tuy nhiên xét tổng thời gian gây mê khi nội si cùng nhau ngắn hơn rất nhiều so với nội soi đơn lẻ. 

b. Hạn chế các cơn đau 

Khi nội soi cùng lúc, bác sĩ có thể cần phải lấy các mẫu mô sinh thiết để làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Bên cạnh đó, các tăng trưởng bất thường hoặc polyp cũng được loại bỏ không đau, hạn chế các rủi ro không mong muốn. 

c. Giảm căng thẳng cho bệnh nhân

Nội soi dạ dày và đại tràng, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nội soi tiền mê. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt lo lắng và sợ hãi. Ngoài ra, việc thực hiện các thủ thuật trong quá trình nội soi cũng không làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn. 

d. Tiết kiệm chi phí

Cuối cùng, việc thực hiện nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với làm từng gói dịch vụ đơn lẻ.

Để đặt lịch nội soi đại tràng và nội soi dạ dày cùng lúc tại cơ sở y tế hãy liên hệ ngay với Hotline của ISOFHCARE tại đây 

1900 638 367

4. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc? 

Nội soi dạ dày có phải uống thuốc xổ không

Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi?

Nội soi tiêu hoá là thủ thuật thực hiện khi đường tiêu hoá rỗng: dạ dày không chứa thức ăn và đại tràng được làm sạch. Bất cứ dư lượng nào trong dạ dày hay đại tràng đều có thể che khuất tầm nhìn và gây ảnh hưởng đến kết quả nội soi. Trước khi nội soi tiêu hoá, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số lưu ý như: 

a. Chế độ ăn uống

Thông thường, người bệnh không được ăn vào ngày nội soi. Các loại nước uống như nước lọc có thể sử dụng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, các loại thức uống cũng cần được ngưng sử dụng trước nội soi ít nhất 4 giờ. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích, các loại đồ uống có màu (đỏ, cam, màu sắc dễ nhầm với máu)…

b. Sử dụng thuốc nhuận tràng 

Thuốc nhuận tràng dạng viên hoặc dạng lỏng có thể được chỉ định sử dụng vào đêm trước khi nội soi hoặc vào buổi sáng trước khi thực hiện thủ thuật. 

c. Sử dụng thuốc xổ

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc xổ không kê đơn vào buổi tối hoặc buổi sáng trước khi nội soi. Thuốc sổ chỉ có tác dụng làm trống trực tràng dưới và không được khuyến khích để làm rỗng đại tràng. 

d. Điều chỉnh các loại thuốc đang sử dụng 

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng trước khi nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc. Bao gồm các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các loại thực phẩm chức năng. Ngoài ra, nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc chống đột quỵ, thuốc ảnh hưởng tiểu cầu…

e. Thực hiện xét nghiệm

Để tiến hành nội soi, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình nội soi, đặc biệt nội soi tiền mê.

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có thể mang lại nhiều lợi ích, hạn chế cảm giác khó chịu, đau đớn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh và hạn chế nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu có nhu cầu thăm khám sức khoẻ hệ tiêu hoá, bạn có thể thực hiện cùng lúc 2 thủ thuật này. Hy vọng bài viết của ISOFHCARE đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Nội soi đại tràng và trực tràng ? đối tượng cần làm nội soi? các điều cần lưu ý khi nội soi?

1.     Nội soi đại tràng – trực tràng là gì?

Nội soi đại – trực tràng là phương pháp thăm khám trực tiếp phần dưới của đường tiêu hóa (bao gồm manh tràng, đại tràng tăng dần, đại tràng ngang, đại tràng giảm dần, đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn) thông qua hậu môn với ống nội soi mm nhỏ có đường kính 1 cm. Bác sĩ có thể biết được những bất thường ở bên trong đại tràng thông qua những hình ảnh hiển thị trên màn hình.

-          Các bệnh lý viêm niêm mạc đại–trực tràng

-          Phát hiện các polyp trong đại-trực tràng

-         Phát hiện các tổn thương có thể dẫn đến ung thư đại-trực tràng.v.v… .

Từ đó Bác sỹ có được kết quả  nội soi và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điu trị thích hợp.

Có 2 phương pháp nội soi đại tràng: nội soi gây tê cục bộ và nội soi gây mê toàn thân ( phương pháp nội soi không đau).

2.     Tại sao phải làm nội soi đại- trực tràng?

Ống tiêu hóa là cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý, bằng phương pháp nội soi bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương như: phát hiện viêm hoặc loét ở đại- trực tràng do vi khuẩn, do lao, do nấm, …

-         Phát hiện một số bệnh có tính chất gia đình, bệnh tự miễn, Polyp, viêm hoặc loét đại- trực tràng xuất huyết,v.v…

-         Phát hiện và thực hiện sinh thiết chẩn đoán với u, polype, ung thư  trực tràng;

-         Chẩn đoán trĩ và xác nhận giai đoạn của trĩ.

-         Cắt, đốt polyp đại-trực tràng để phòng biến chứng xuất huyết do ung thư.

-         Cầm máu và thắt búi trĩ, …

3.     Đối tượng cần làm nội soi đại – trực tràng?

Chỉ định nội soi đại-trực tràng là hạng mục kiểm tra thường gặp. Hầu như tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đ vđường tiêu hóa đu phải nội soi. Các lý do hay gặp nhất là:

        Có rối loạn đại tiện:

-         Đi ngoài phân đen (nội soi dạ dày bình thường);

-         Đi cầu ra máu (chưa rõ nguyên nhân)

-         Tiêu chảy  kéo dài không rõ nguyên nhân;

-         Tiêu  chảy cấp tính;

-         Táo bón, đi ngoài bất thường (hình dẹt, có lẫn máu…).

-         Đau bụng và đại tiện bất thường.

-         Thiếu máu không rõ nguyên nhân.

-         Soi kiểm tra định kđối với bệnh nhân có polyp, ung thư đại tràng.

-         Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.

-         Nội soi để kiểm tra , theo dõi sau khi cắt polyp.

-         Nội soi tầm soát ung thư.

4.      Nội soi đại - trực tràng có nguy hiểm không?

-         Nội soi đại – trực tràng gây tê cục bộ là 1 hình thức nội soi rất an toàn và rất ít rủi ro. Những vấn đ thường gặp là đau bụng nhẹ , còn các trường hợp thủng hay rối loạn tim mạch rất hiếm gặp. Nó là 1 hình thức kiểm tra mang tính an toàn, cho nên phòng khám cũng có thể cho chỉ định nội soi mà không cần phải nhập viện.  

-         Đối với nội soi gây mê làm người bệnh không có cảm giác đau đớn, khó chịu trong khi soi. Do thời gian gây mê ngắn, sử dụng thuốc liu thấp, bệnh nhân sẽ tỉnh táo ngay khi kết thúc quá trình soi, không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay sức khỏe.Ưu điểm của hình thức nội soi này là:  thao tác thực hiện thuận tiện, chính xác, nhanh chóng, không gây tổn thương đến niêm mạc bệnh nhân, làm cho hình ảnh nội soi rõ nét hơn, chi tiết, chính xác.

5.      Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi nội soi đại-trực tràng?

a.     Đối với bệnh nhân nội soi trực tràng

 Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn, uống.  Khi có chỉ định nội soi, chỉ cần thụt tháo cho bệnh nhân 1 tube thuốc vào hậu môn,  sau khi thụt bệnh nhân nhịn đi ngoài khoảng 10-15 phút( Nếu nhịn càng lâu càng tốt). Sau khi bệnh nhân đi ngoài xong sẽ tiến hành nội soi.

b.    Đối với Bệnh nhân nội soi đại tràng

Bệnh nhân ăn cháo chiu ngày hôm trước, và sáng ngày hôm sau mới uống thuốc xổ. Thời gian uống thuốc xổ chuẩn bị cho nội soi thường khoảng 4-5 tiếng.  

Cách dùng thuốc xổ  GOLISTIN SODA  45ml ( Thể tích chai 285ml)

-  Cho thêm nước vào chai thuốc tới vạch dấu (có chứa 45ml thuốc). Sau đó uống một lần hết chai

- Khoảng  15-20 phút sau, uống  1 chai nước lọc( sử dụng lại vỏ của chai thuốc đđựng nước )

- 30 phút tiếp theo, uống 1 chai nước lọc ( sử dụng lại vỏ của chai thuốc  đđựng nước )

- 30 phút tiếp theo, uống 1 chai nước lọc ( sử dụng lại vỏ của chai thuốc đđựng nước )

Tổng số lần uống nước sau khi uống thuốc là 3 lần

Tổng  thể tích nước uống sau 3 lần khoảng  1,7 lít.

Sau khi Bệnh nhân uống thuốc và đi vệ sinh ít nhất 5 đến 6 lần là có thể tiến hành nội soi được.