Ren có hướng xoắn trái có kí hiệu là gì

Ren hình thành trên trục gọi là ren ngoài, ren hình thành trong lỗ gọi là ren

trong (Hình 8ˆ-3)

2. Các yếu tố của ren

Ren ngoài và ren trong ăn khớp được với nhau, nếu các yếu tố : prôfin ren, số

đầu mối, hướng xoắn của chúng giống nhau.

a) Profin ren là hình phẳng tạo thành ren, có các loại hình tam giác, hình

thang, hình chữ nhật, cung tròn (Hình 8-4).

b) Đường kính ren. Đường kính lớn nhất của ren gọi là đường kình ngoài.

Đường kính ngoài tiêu biểu cho kích thước của ren và kí hiệu là d. Đường kính

1

bé nhất của ren gọi là đường kính trong, kí hiệu là d .

c) Số đầu mối. Nếu có nhiều hình phẳng giống nhau chuyển động theo nhiều

đường xoắn ốc cách đều nhau thì tạo thành ren có nhiều đầu mối, mỗi đường xoắn

ôc là một đồu mối, số đầu mối kí hiệu là n (Hình 8-5).

98

d) Bước ren là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren (đáy ren) kề

nhau, bước ren kí hiệu là P. như vậy đối với ren có nhiều đầu mối thì bước xoắn là

h

tích của số đầu mối với bước ren :

p = n.P.

e) Hướng xoắn. Hướng xoắn của ren là hướng xoắn của đường xoắn ốc tạo

thành ren đó, thường dùng loại ren có hướng xoắn phải một đầu mối.

3. Các loại ren tiêu chuẩn thường dùng

Ren tiêu chuẩn là ren mà các yếu tố cơ bản của nó đã được quy đònh trong

tiêu chuẩn thống nhất.

a) Ren hệ mét. Dùng trong mối ghép thông thường, prôfin ren là một hình tam

giác đều, kí hiệu ren hệ mét là M. Đường kính và bước ren quy đònh trong TCVN

2247-77. Ren hệ mét chia ra ren bước lớn và ren bước nhỏ. Hai loại này có đường

kính giống nhau, nhưng bước khác nhau, kích thước cơ bản của ren bước lớn quy

đònh trong TCVN 2247-77.

b) Ren ống. Dùng trong mối ghép các ống, prôfin của ren ống là tam giác cân

có góc ở đỉnh bằng 55°, kích thước của ren ống lấy insơ (inch) làm đơn vò, kí hiệu

"

"

của insơ là dấu (1 = 25,4mm).

c) Ren hình thang. Dùng để truyền lực, prôfin của ren hình thành là một hình

thang cân có góc giữa hai cạnh bên bằng 30°, kí hiệu prôfin là Tr.

Kích thước cơ bản của ren hình thang được quy đònh được quy đònh trong TCVN

4673-89.

Để truyền lực còn có ren tựa, prôfin của ren là một hình thang vuông, kí hiệu là

S.

Ngoài ren tiêu chuẩn, còn có ren không tiêu chuẩn là ren có prôfin không theo

tiêu chuẩn quy đònh, như ren vuông, kí hiệu là Sq.

4. Cách vẽ quy ước ren

Ren được vẽ theo TCVN 5907 : 1995 phù hợp ISO 6410/1 : 1993.

a) Đối với ren thấy (Ren trục và hình cắt của ren lỗ) được vẽ như sau :

- Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.

99

- Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh. Trên hình chiếu vuông góc với trục

ren, cung tròn đáy ren được vẽ hở ¼ đường tròn ở vò trí góc trên bên phải.

- Đường giới hạn ren ( của đoạn ren đầy) vẽ bằng nét liền đậm (Hình 8-6).

b) Trường hợp ren bò che khuất, tất cả các đường , đỉnh ren, đáy ren và giới hạn

ren đều vẽ bằng net đứt (hình 8-7).

c. Trường hợp cần biểu diễn đoạn ren cạn dùng nét liền mảnh để vẽ (hình 88). Nếu không có ý nghóa gì về kết cấu đặc biệt, cho phép không vẽ mép vát

đầu ren ở trên hình chiếu vuông góc với trục ren (hình 8-9).

5. Cách kí hiệu các loại ren

Ren được vẽ theo quy ước, nên trên hình biểu diễn không thể hiện được các

yếu tố của ren. Do đó trên các bản vẽ, quy đònh dùng cách kí hiệu để thể hiện các

yếu tố đó của ren. Cách kí hiệu các loại ren được quy đònh TCVN 204 : 1993 như

sau :

- Kí hiệu ren được ghi theo hình thức ghi kích thước và đặt trên đường kích

thước của đường kính ngoài của ren (hình 8-11).

- Nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi chữ “LH” ở cuối kí hiệu ren. Nếu ren có

nhiều đầu mối thì ghi bước ren P trong ngoặc đơn sau bước xoắn.

100

Ví dụ :

Tr 20 x 2LH ;

M 20 x 2 (P1) ;

Tr 24 x 3 (P1) – LH.

Trong kí hiệu ren, nếu không ghi hướng xoắn và số đầu mối thì có nghóa là ren

có hướng xoắn phải và một đầu mối.

6. Ví dụ về cách ghi ren một đầu mối, hướng xoắn phải như Bảng 8-1.

Bảng 8-1. VÍ DỤ VỀ CÁCH KÍ HIỆU REN

101

II.

Các chi tiết ghép có ren

Các chi tiết ghép có ren gồm có bu lông, đai ốc, vít cấy, đinh vít… Các chi tiết

ghép đó đều là những chi tiết được tiêu chuẩn hóa.

1.

Bu lông là chi tiết gồm phần thân hình trụ ở đầu có ren và phần mũ hình sáu

cạnh đều hay hình bốn cạnh đều (Hình 8-12).

Kí hiệu của bu lông gồm có kí hiệu ren (prôfin và đường kính ren) chiều dài bu

lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông.

Ví dụ : Bu lông M 10 x 80 TCVN 1892 – 76.

Đối chiếu với văn bản tiêu chuẩn sẽ biết được các kích thước của bu lông đó.

Các đường cong của đầu bu lông là giao tuyến của mặt phẳng với mặt nón có

dạng hypebôn, khi vẽ cho phép dùng cung tròn để vẽ các giao tuyến đó ( Hình 813).

2.

Đai ốc là chi tiết dùng để vặn với bu lông hay vít cấy. Đai ốc có các loại :

Đai ốc 4 cạnh, đai ốc 6 cạnh (Hình 8-14), đai ốc xẻ rãnh, đai ốc tròn…

Kí hiệu của đai ốc gồm có kí hiệu ren và số hiệu tiêu chuẩn của đai ốc.

Ví dụ : Đai ốc M 10 TCVN 1905 -76. Kích thước của đai ốc theo TCVN 1905 -76.

Cách vẽ đai ồc cũng giống như cách vẽ đầu bu lông.

102

3.

Vòng đệm là chi tiết lót dưới đai ốc (Hình 8-15). Vòng đệm chia ra vòng

đệm tinh, vòng đệm thô, vòng đệm lò xo.

Kí hiệu vòng đệm gồm có đường kính ngoài của bu lông và số hiệu tiêu chuẩn

của vòng đệm.

Ví dụ ; Vòng đệm 20 TCVN 2061 – 77.

4.

Vít cấy : là chi tiết hình trụ hai đầu có ren (Hình 8 – 16). Đối với những chi

tiết bò ghép có độ dày quá lớn hay vì lí do nào đó không dùng được bu lông thì

có thể dùng vít cấy để ghép. Vít cấy gồm có hai kiểu A và B.

Kí hiệu quy ước của vít cấy gồm có kí hiệu về kiểu và loại, kí hiệu prôfin ren,

đường kính của ren, bước ren P, chiều dài l và số hiệu tiêu chuẩn.

Ví dụ : vít cấy A1 – N20 X 120 TCVN 3608 – 81.

Đối chiếu với tiêu chuẩn Việt nam biết được vít cấy tinh.

5.

Vít. Dùng để ghép trực tiếp các chi tiết mà không cần dùng đến đai ốc. Vít

dùng cho kim loại gồm hai loại, vít lắp nối và vít đònh vò (Hình 8-17).

103