Thô ngtư hướng dẫn nghị định 118 2023 nđ-cp

Thô ngtư hướng dẫn nghị định 118 2023 nđ-cp

Hướng dẫn xác định thời điểm người vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt

Thông tư 18/2023/TT-BTC nêu rõ, hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thông tư này hướng dẫn về xác định thời điểm người vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt tương ứng với 02 hình thức nộp tiền phạt (tiền mặt và chuyển khoản).

Trường hợp nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc người có thẩm quyền thu tiền phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu, nộp tiền phạt.

Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày người nộp tiền phạt nhận được thông báo giao dịch tiếp nhận khoản tiền nộp phạt thành công từ ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để nộp vào ngân sách nhà nước.

Cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch

Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 18/2023/TT-BTC quy định cách tính số tiền nộp phạt chênh lệch phát sinh trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Số tiền nộp phạt chênh lệch = A - B

Trong đó: A là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền. B là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp theo quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới của cấp có thẩm quyền.

Về xử lý số tiền nộp phạt chênh lệch: Trường hợp số tiền nộp phạt tại quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới lớn hơn số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước (B>A) thì cá nhân, tổ chức vi phạm nộp số tiền phạt còn thiếu theo thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Trường hợp số tiền nộp phạt tại quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới nhỏ hơn số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước (B<A) thì cá nhân, tổ chức vi phạm được hoàn trả số tiền phạt nộp thừa.

Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện

Thông tư nêu rõ, cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức nêu trên được hoàn trả số tiền phạt thu không đúng trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 18/7/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Thô ngtư hướng dẫn nghị định 118 2023 nđ-cp

Ảnh minh họa.

Theo đó, việc xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp là việc khó do thẩm quyền xử lý một số nội dung để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp vượt thẩm quyền của Chính phủ; liên quan tới nhiều địa phương, địa bàn, công ty nông, lâm nghiệp còn nhiều khó khăn về tài chính, an ninh trật tự….

Do vậy, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan cần phối hợp chặt chẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan dự họp, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 118/2014/NĐ-CP để thực hiện đầy đủ Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị, trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2023 theo quy định của pháp luật.

Trong đó cần lưu ý, quy định những nội dung cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phải tổng hợp, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành đối với những nội dung vượt thẩm quyền Chính phủ, thuộc thẩm quyền của Quốc hội để có cơ sở thực hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30-NQ/TW, Kết luận số 82-KL/TW và Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Đối với các nội dung về cơ chế tài chính phục vụ việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nông lâm trường (cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí ngân sách nhà nước…), cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan, để nghiên cứu, đánh giá cụ thể, đề xuất cơ chế xử lý, bảo đảm khả thi, công khai, minh bạch, công bằng, chặt chẽ, hiệu quả, không làm thất thoát tài sản Nhà nước, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, tham nhũng.