Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không

Sau đại dịch thì hiện nay tình trạng mất ngủ và stress xảy ra thường xuyên và nhiều hơn. Việc sử dụng thuốc ngủ không đúng theo chỉ định của bác sĩ hay lạm dụng quá nhiều thuốc ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ sẽ rất nguy hiểm. Vậy khi mất ngủ có nên uống thuốc ngủ hay không? Nhà Thuốc Long Châu mời bạn cùng tham khảo qua những chia sẻ bên dưới của chúng tôi.

Khi mất ngủ có nên uống thuốc ngủ không?

Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không
Mất ngủ là tình trạng rất phổ biến trong xã hội hiện nay

Trong tình hình xã hội hiện nay thì tình trạng mất ngủ phổ biến rất nhiều. Nguyên nhân do áp lực công việc hay do một số bệnh lý dẫn đến tình trạng mất ngủ. Mọi người thường chọn giải pháp sử dụng thuốc ngủ để có thể cải thiện giấc ngủ. Nhưng khi sử dụng thuốc ngủ bạn sẽ có cảm giác lơ mơ, ngủ gật và không thể tập trung khi làm việc. 

Thuốc ngủ chỉ có thể giúp bạn giảm tình trạng căng thẳng và rối loạn giấc nếu sử dụng có mức độ phù hợp và theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc ngủ sẽ không làm cải thiện chứng mất ngủ của bạn và nếu bạn sử dụng quá nhiều ngày liên tục sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc và thuốc ngủ. Bạn không nên sử dụng thuốc ngủ khi không có yêu cầu của bác sĩ. Bạn nên cải thiện tình trạng mất ngủ của mình bằng những biện pháp tự nhiên.

Những tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng không đúng cách

Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không
Thuốc ngủ có thể gây suy nhược thần kinh khi sử dụng thường xuyên

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ngủ

Khi bạn sử dụng thuốc ngủ thường xuyên thì bạn sẽ có thể gặp phải các tình trạng như: chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, khô miệng, dị ứng thuốc… Ngoài các triệu chứng trên khi sử dụng thuốc ngủ không đúng bạn sẽ không tập trung được vào công việc và những hoạt động hàng ngày. Thuốc ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn khiến bạn ăn không ngon miệng, ợ nóng và gây ra tình trạng táo bón. Thuốc ngủ còn có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đau dạ dày, suy nhược thần kinh và làm bạn hoạt động trở nên chậm chạp vào ngày hôm sau. 

Dị ứng khi sử dụng thuốc ngủ

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ thường hay xảy ra khi sử dụng thuốc ngủ. Nếu bạn là người có cơ địa dị ứng hoặc đã bị dị ứng với những thuốc khác thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngủ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Những dấu hiệu cho thấy bạn dị ứng với thuốc ngủ: buồn nôn, khó thở, chóng mặt, hoa mắt, ngứa và sưng mắt hoặc một số bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra một số dị ứng của thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Vì khi thuốc ngủ có thể gây sưng phù ở phổi và khó thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tử vong.

Bị phụ thuộc vào thuốc ngủ

Nếu bạn sử dụng thuốc ngủ thường xuyên và sử dụng một thời gian dài thì cơ thể của bạn sẽ không dung nạp được các thành phần trong thuốc. Ngoài ra bạn cũng sẽ có tâm lý phụ thuốc vào thuốc, nếu không sử dụng thuốc ngủ bạn sẽ có cảm giác bất an và cảm thấy mình không thể ngủ được nếu như không sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc ngủ ở thời gian dài sẽ làm rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bạn sau này, thuốc ngủ cũng không làm cải thiện tình trạng mất ngủ của bạn. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc ngủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và ngưng dùng khi bác sĩ yêu cầu. 

Những việc bạn không nên làm khi sử dụng thuốc ngủ

Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không
Không được sử dụng thuốc ngủ trước, sau và trong khi uống rượu

Không nên uống thuốc ngủ với rượu và nước ép

Việc sử dụng rượu và thuốc ngủ có thể gây ra tình trạng ngưng thở ở người sử dụng và dẫn đến tử vong. Vì vậy bạn không nên sử dụng rượu và thuốc ngủ trong cùng một thời điểm, không nên sử dụng thuốc ngủ khi uống rượu để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Và bạn cũng không nên sử dụng thuốc ngủ với các loại nước ép, đặc biệt là nước ép bưởi vì nước ép bưởi làm tăng hấp thụ lượng thuốc ngủ vào máu dẫn đến tình trạng quá liều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng.

Không tự ý sử dụng thuốc ngủ

Khi sử dụng thuốc ngủ bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn, làm suy giảm trí nhớ và gây mệt mỏi cho cơ thể của bạn. Việc tự sử dụng thuốc ngủ sẽ không thể cải thiện được tình trạng mất ngủ của bạn, bạn nên sử dụng các phương pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ của bản thân sẽ tốt hơn. Việc sử dụng thuốc ngủ quá nhiều sẽ làm giảm trí nhớ của bạn và gây suy nhược thần kinh não bộ. 

Việc sử dụng thuốc ngủ chỉ được sự đồng ý của bác sĩ và cần ngưng sử dụng theo yêu cầu của bác sĩ. Với những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu chắc hẳn bạn đã biết được khi bị mất ngủ có nên sử dụng thuốc ngủ không? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho việc mất ngủ có nên uống thuốc ngủ không? 

Minh Thuý 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Ngày nay, chúng ta thường có một cuộc sống với vô vàn áp lực từ nhiều nơi như công việc, gia đình… Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do đó nhiều người đã tìm đến thuốc ngủ như là một “chiếc phao cứu sinh”. Song, uống thuốc ngủ quá liều do lạm dụng thuốc hoặc nghiện có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy chúng ta phải sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều ra sao?

Thuốc ngủ tác dụng thế nào?

Có rất nhiều phương án để chữa mất ngủ kéo dài. Thay đổi để lựa chọn thói quen sinh hoạt tốt và chế độ ăn uống lành mạnh có thể khắc phục nhiều trường hợp mất ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc ngủ có tác dụng hiệu quả giúp:

  • Rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ.

  • Tăng thời gian ngủ.

  • Giảm số lần một người thức dậy.

  • Có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại. Thông thường, sẽ chia ra làm 2 nhóm là nhóm có tác dụng kéo dài như mephobarbital và gardenal hoặc nhóm có tác dụng ngắn như amobarbital và pentobarbital. 

Các bác sĩ thường không khuyến khích dùng thuốc ngủ trong hơn 2 đến 3 tuần, vì chúng có thể hình thành thói quen và dẫn tới tình trạng nghiện thuốc vô cùng nguy hiểm. Liều lượng và thời gian uống thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của bạn.

Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không
Sử dụng thuốc luôn là con dao hai lưỡi, cần biết dùng đúng cách để mang lại hiệu quả

Khi nào được coi là uống thuốc ngủ quá liều?

Chúng ta sử dụng thuốc ngủ mục đích dễ dàng có một giấc ngủ chất lượng sau những ngày dài căng thẳng. Chính vì cảm giác thoải mái dễ chịu này khiến người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc ngủ. Khi không kiểm soát được bản thân có thể dẫn tới tình trạng uống thuốc ngủ quá liều. Uống thuốc ngủ quá liều là tình trạng sử dụng thuốc nhiều lần, lặp đi lặp lại hoặc uống với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ phụ thuộc vào thành phần, liều lượng của thuốc cũng như tình trạng thể chất và tiền sử dùng thuốc của người đó.

Triệu chứng người uống thuốc ngủ quá liều

Người uống thuốc ngủ quá liều có những triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào liều lượng, thành phần thuốc cũng như tình trạng thể chất của người đó.

Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng: 

  • Rơi vào trạng thái ngủ say.

  • Mạch đập đều, hơi thở ổn định.

  • Gân và đồng tử phản xạ bình thường, có thể giảm nhẹ.

Những tình trạng này đối với người bình thường có thể sẽ không nguy hiểm, cơ thể sẽ cân bằng lại sau một khoảng thời gian.

Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng nhưng còn ý thức, người bệnh sẽ có những triệu chứng như mắt mờ, ù tai, khó thở, đau bụng, nôn mửa… Còn đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu, họ sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:

  • Thở khò khè, tắc thở. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh nhân bị tụt lưỡi, kèm theo ứ đọng đờm dãi, hôn mê nên mất phản xạ ho khạc, đường thở bị tắc lại và không thể thực hiện chức năng thông khí. 

  • Huyết áp giảm. Do thuốc ngủ làm tê liệt hệ thần kinh trung ương nên sẽ thúc đẩy tăng tính thấm của thành mạch máu và làm hạ huyết áp. Những trường hợp này là biểu hiện nặng và thường kèm theo cả biểu hiện mất nước. 

  • Nhiệt độ cơ thể bất thường: Sốt cao hoặc giảm thân nhiệt, vã mồ hôi.

  • Phản xạ gân và cơ giảm mạnh có thể mất trong một số trường hợp, biểu hiện là các chi mềm nhũn.  Nếu có tình trạng thiếu oxy tổ chức sẽ thây biểu hiện co cứng. 

  • Uống thuốc ngủ quá liều gây tình trạng hôn mê sâu.

Dù là trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng hay nhẹ, cần lập tức có những hành động sơ cứu kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không
Người uống thuốc ngủ sẽ rơi vào trạng thái yên tĩnh

Sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều

Khi thấy người có những dấu hiệu và triệu chứng trên kèm theo tình trạng sử dụng thuốc ngủ, chúng ta có thể nghĩ tới trường hợp ngộ độc thuốc ngủ. Khi đó, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng ý thức của người bệnh. Để bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng tránh dặc đờm dãi vào phổi. Lập tức gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh, đặc biệt cần gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. 

  • Bước 2: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của người bị ngộ độc bao gồm khả năng hô hấp và chức năng tuần hoàn. Nếu chức năng sinh tồn kém, cần hỗ trợ chức năng sống bằng kĩ thuật CPR (hồi sức tim phổi). Đối với trường hợp dấu hiệu sinh tồn ổn định, hãy đưa người bệnh ra một nơi an toàn và thoải mái.

  • Bước 3: Tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn và hỗ trợ nếu cần thiết cho đến khi có nhân viên y tế tới.

Uống 20 viện thuốc ngủ có sao không
Hướng dẫn sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều

Một số lưu ý khi sơ cứu người uống thuốc ngủ bạn nên biết

  • Khi người bệnh còn ý thức, nhanh chóng thu thập thông tin từ người bệnh: Họ đã uống thuốc gì, thời gian uống, liều lượng uống cũng như tình trạng bất thường mà họ cảm nhận được.

  • Tuyệt đối không cố gắng gây nôn cho người bệnh trừ khi nhân viên y tế chỉ định qua điện thoại. Việc gây nôn không an toàn có thể dẫn đến những trường hợp sặc chất nôn và nghẹt thở. Nếu được chỉ định gây nôn, giữ lại chất nôn để cơ sở y tế có những biện pháp xác định và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

  • Giữ lại bao bì, đơn thuốc của người bệnh để trình bày lại với bác sĩ.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc ngủ

Việc lạm dụng thuốc ngủ là vô cùng nguy hiểm do đó chúng ta cần biết các cách để phòng ngừa tình trạng uống quá liều thuốc:

  • Tham khảo áp dụng các cách chữa mất ngủ không dùng thuốc như dùng thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ.

  • Cất thuốc ngủ đúng chỗ tránh xa tầm tay của trẻ con.

  • Chỉ uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ, trình bày rõ tiền sử thuốc cùng như tình trạng mất ngủ.

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ đúng thời gian, liều lượng. 

  • Không di chuyển sau khi dùng thuốc ngủ.

  • Không uống thuốc ngủ với các chất kích thích.

  • Không dừng uống thuốc ngủ đột ngột.

Nói chung, điều quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cần biết cách giảm tải áp lực tâm lý cho bản thân và thuốc hoàn toàn không phải là lựa chọn được ưu tiên. Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bài viết trên đây đã mang lại thông tin hữu ích cho quý độc giả về cách sơ cứu người uống thuốc ngủ!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp